Thứ Năm, 25 tháng 7, 2013

LỤC THỦY TRONG THỜI KỲ CẤM ĐẠO

LỤC THỦY TRONG THỜI NHÀ NGUYỄN CẤM ĐẠO

Liên tiếp trong hai thế kỷ XVII và XVIII, Giáo Hội Việt Nam đã trải qua nhiều cơn cấm cách bi thương, nhưng những nỗi cực khổ gian chuân đó vẫn chưa thấm thìa gì nếu so với sự bách đạo trong thời nhà Nguyễn hồi trung tuần thế kỷ XIX.
Thực vậy, lịch sử cho biết trong các triều đại Minh Mệnh (1820-1840), Thiệu Trị (1821-1847), và nhất là Tự Đức (1847-1883), người Công Giáo Việt Nam đã phải sống cuộc đời vô cùng lầm than tủi nhục.
Qua những sắc dụ cấm đạo ban hành vào những năm 1848, 1851, 1855, 1857, 1859 và nhất là sắc dụ năm 1861, nhà vua đã tìm mọi mưu kế độc ác để tận diệt đạo Công Giáo trong nước. Trong sắc dụ cấm đạo ban hành tháng 9 năm 1855, có đoạn :
"Phải tiêu huỷ tất cả các nhà thờ, nhà xứ, và phải lấp tất cả những hầm hố trong nước. Cấm chỉ bọn theo đạo Gia-tô không được hội họp tụ tập vào một nơi đê cầu nguyện. Tóm lại, các quan quân phải tìm mọi biện pháp để tiêu diệt bọn Gia-tô tả đạo này…”
Tuy nhiên vẫn chưa ghê gớm kinh khủng bằng sắc dụ của vua Tự Đức ngày mồng 5 tháng 8 năm1861. Sắc dụ này đã làm cho bổn đạo phải cơn lâm nguy cùng cực, và tất cả điền sản đều bị tiêu tán. Theo Ravier, sắc dụ này đã viết :
"Điều thứ nhất, hễ ai có đạo Gia-tô, dù nam nữ già trẻ thì phải phân sáp vào các làng bên lương dân. Điều thứ hai, trong những làng lương dân, cứ năm người dân thì phải nhận một quân Gia-tô (để canh chừng). Điều thứ ba, các làng toàn tòng Công Giáo phải phá bình địa. Điều thứ bốn, các điền thổ những làng ấy phải phân chia cho các làng lân cận cày cấy và nộp thuế cho vua. Điều thứ năm, các kẻ đi Gia-tô phải thích tự vào má, một bên hai chữ “Tả đạo”, một bên tên phủ huyện" .
* * *

1. Tình trạng khổ cực của dân làng
Đó là tình trạng chung trong nước, nhưng riêng địa phận Trung Kỳ, một địa phận rất đông giáo hữu, và không may lại thuộc quyền cai trị liên tiếp của Trịnh Quang Khanh và Nguyễn Đình Hưng, là những vị quan nổi tiếng thù ghét đạo Công Giáo thì số phận lại cực kỳ bi đát. Trong bức thư đề ngày mồng hai tháng 8 năm 1862, cố chính Estevez Nam, một linh mục dòng Đa-minh, đã ghi lại thảm cảnh mà giáo hữu trong địa phận phải chịu do sắc dụ ngày mồng 5 tháng 8 nám 1861đem lại như sau :                                                                                     "Vua liệu cho bổn đạo mất hết của, ra bần cùng, đoạn khi kẻ ấy chẳng còn biết nương tựa vào đâu, thì mới bắt chối đạo, chẳng chối thì phải đóng gông xiềng đóng xiềng cùm, phải đòn vọt khảo kìm, kéo giãn chân tay, hay là giá hiệu (?), cùng nhiều hình khác như vậy. Các địa phận phải cơn ngặt nghèo này như nhau, song địa phận Trung Kỳ này còn khôn nạn hơn các nơi khác, hoặc vì bổn đạo đông hơn, hoặc vì quan tổng đốc Nam Định có tính dữ tợn quá sức, cho nên đã đặt tên là Néro đàng ngoài. Như các nơi khác khi bắt bổn đạo đi phân sáp, thì còn cho phép bán nhà lấy tiền, song trong tỉnh này chẳng được. Quân dữ bắt ra khỏi nhà, trói từng lớp năm người, chỉ cho đem mấy nắm gạo đủ ăn một hai ngày mà thôi, mà có khi kẻ ngoại lại chẳng cho lấy gì mà thổi. Vậy có kẻ còn được đi ăn mày các chợ lân cận, nhưng mà các kẻ phải cầm tù còn lấy đâu mà đi, nên đã có nhiều kẻ phải chết rũ tù" .
Khi nhận xét về thái độ bạo tàn của tổng đốc Nguyễn Đình Hưng đối với bổn đạo thời đó, sử gia Ravier đã không ngần ngại hạ bút :
"Trong các kỳ cấm đạo trước, thì các quan bắt bổn đạo quá khóa rồi được tha về. Nhưng mà quan thượng Hưng dữ hơn hùm, độc hơn quỷ địa ngục, đã đáng gọi là Néro nước An Nam. Khi nó thấy bổn đạo đã quá khóa rồi, thì bắt các kẻ ấy cầm roi đánh vào kẻ bất khẳng năm roi, lại đánh năm roi vào ảnh Chuộc Tội, cùng chửi rủa những lời gớm ghiếc ; đoạn phải đốt hương thờ lạy bụt thần trước mặt các quan và thề buộc mình chẳng tin đạo Đức Giê-su nữa ; lại phải làm tờ bỏ đạo cho quan giữ ; sau hết còn phải mang gông mà làm những việc hèn trong thành đã ba tháng nữa, đoạn mới được tha về nhà" .
Trong hồi nhà Nguyễn cấm đạo, đặc biệt là vào thời Tự Đức, tất cả những cơ sở tôn giáo trong địa phận Trung Kỳ đều bị triệt hạ hoàn toàn, về sau khi đã tha đạo rồi, mới dần dần được tái thiết lại .
* * *
Như chúng tôi dã trình bày trong một đoạn trên, Lục Thủy là một trong những xứ đạo kỳ cựu và giữ địa vị quan trọng ở địa phận Trung Kỳ ngày trước, mà lại ở gần Bùi Chu là nơi Toà Giám mục toa lạc, nên trong thời bách đạo nhà Nguyễn, dân làng đã phải chịu nhiều nỗi điêu đứng khốn cực mọi đàng. Lắm gia đình chẳng những tài sản bị cướp bóc, mà lại còn lâm cảnh nheo nhóc ly tán, vợ xa chồng, cha con lìa nhau ...
Sau đày, chúng tôi xin trích dẫn lời của một số kỳ lão đã được chính các bậc phụ huynh mình (là những người đã từng sống trong giai đoạn cực kỳ đau khổ này) kể lại cho nghe những việc xảy ra đương thời. Trước nhất, ông Vũ Ngọc Hoành (1876-1958) đã viết :
"Trong thời vua Tự Đức câm đạo, giáo hữu Lục Thúy nhiều người bị đày đi phương xa, của cải ruộng đất bị người khác chiếm mất cả. Đến lúc được tha đạo trở về làng, thì dân chúng trong làng đều lâm cảnh nghèo túng cùng kiệt ; nếu ai còn chút điền sản nào thì cũng phải bán cầm bán đi hết, đến sau làm ăn dành dụm mởi chuộc dần lại được. Có nhiều mảnh đất của tiền nhân tôi để lại cũng đã vào tay người làng khác, đến mãi đời tôi mới chuộc lại ..."
Ông Phạm Doãn Lự (sinh năm 1885) cũng đã cho biết:
"Làng Lục Thủy ta là một trong ngũ xã toàn tòng trong địa phận Trung Kỳ, nên thời Tự Đức cấm đạo cũng chịu số phận rất bi đát. Ban đầu, lý lịch trong làng phải khai khán dân số rất lôi thôi, ai muốn ra khỏi làng đều phải có giấy, nhưng khó lòng mà xin được phép quan. về sau, mỗi ngày một thêm ngặt nghèo hơn nữa. Quan quân và kẻ ngoại giáo thường tới lục soát làng xóm bất kể đêm ngày. Nếu bắt được người đàn ông con trai nào thì đánh đập không nương tay, rồi để nhịn đói sau đó mới bắt quá khóa. Nhiều người không chịu thì bị chém giết rất dã man. Chẳng những vậy, tài sản của dân làng cũng bị họ cướp bóc, vơ vét hết cả, đến nỗi nồi rau củ chuôi cũng lấy sạch ..."
Sau khi mô tả thảm cảnh này với những lời lẻ tương tự, cha chính Giu-se Phạm Văn Lục (1880-1968) còn cho biết thêm :
"Các quan quân đến làng ta phá phách tất cả nhà thờ và tượng ảnh, còn gia tài điền sản của dân làng thì bị họ tịch thu và đem chia cho các làng bên lương. Có lời lưu truyền rằng, dân xã Thượng Phúc dãtớiquấy nhiễu làng ta hơn cả. Ban đầu họ còn chặt buồng càu nải chuối, đến sau họ nhặt nhạnh mọi thứ, và đào cả gốc tre củ sắn. Bởi thế làng ta đã trở nên nghèo nàn túng kiết, người tan của hết. Và tất cả các chúc thư, tờ bồi văn khế ... thời đó đều bị thiêu đốt đến nay muốn sưu tầm lại cũng không còn một tờ."
Chúng tôi không rõ cha ông chúng ta phải chịu nỗi khổ cực này đến năm nào, hay phải kéo dài mãi tới quân Pháp hạ thành Nam định lần thứ hai (1883) lúc đó quan quân và người ngoại giáo mới thôi Sự tàn phá và bắt bớ dân làng. lẽ sau khi ông báMẹo người Thượng Phúc lấy được bà quả phụ Vũ Quốc Bảo rồi,'thì Lục Thủy từ đó được sự che chở
của ông, nên không bị cướp bóc như trước nữa. Nhưng tới khi đó cũng đã quá chậm, vì hầu hết dân đinh trong làng đã bị bắt bớ, và đời sống đã trở nên quá nghèo túng cùng kiệt rồi.
2.Các đấng tử đạo người Lục Thủy
Chúng ta đều biết, có hai người Lục Thủy đã thực sự đem máu đào ra làm chứng cho đức tin, đó là hai đấng tử đạo Ngôn và Cận. Chúng tôi đã mất rất nhiều thì giờ để tra cứu về những cuộc tử đạo này, nhưng vẫn chưa thấy một tài liệu nào đề cập đến sự hy sinh cao cả của các đấng. Mặc dầu chúng tôi đã biết được một số chi tiết vụn vặt theo truyền ngôn, nhưng vẫn chưa dám viết ra đây, vì xét ra còn quá thiếu sót. Rất mong quý vị, vì vinh quang chung của dàn làng, tích cực giúp đỡ chúng tôi những dữ kiện mà quý vị được biết về cuộc đời của các đâng, để chúng tôi hoàn tất được phần tôn giáo này. Chúng tôi cũng đặt hy vọng đặc biệt nơi các linh mục Phạm Châu Diên, người hồi trước đã từng phục vụ ngay tại Toa Giám mục Bùi Chu và cũng đã lưu tâm đến vấnđề này, cô gắng trợ giúp chúng tôi về đấng tử đạo Ngôn.
Xin cảm ơn quý vị.

3. Những người bị thích tự và đày đi phân sáp
Vào năm 1859-1860 vua Tự Đức truyền cho các làng có đạo, hương lý phải kê khai đầy đủ dân số và điền thổ. Lúc đó, ông Vũ Công Nhiễm đang làm lý trưởng Lục Thủy, không hiểu vì ngay tình hay vì quá sợ hãi, đã kê khai tất cả số dinh trong làng rồi đem nộp quan. Tổng đốc Nam Định thời đó là ông Nguyễn Đình Tân, một người có cảm tình ít nhiều với đạo Công Giáo khi xem tờ khai nàv, đã nổi cơn thịnh nộ quở mắng viên lý trưởng Lục Thúy rằng :
'Bay làm lý trưởng mà lại dại dột đi khai tất cả con dân trong làng như thế này, nếu triều đình ra lệnh giết hết chúng, thì bay còn làm lý trưởng với ai ? Trong tỉnh Nam này có nhiều xã có đạo Gia-tô, nếu các lý trưởng khác cũng khai hết như bay, thì ta đây liệu còn con dân mà cai trị hay không ? Xã Lục Thủy tất cả lớn bé già trẻ đều đi đạo Gia-tô, vậy bay cũng là kẻ có đạo, ta phải ra lệnh chém đầu bay trước đã."
Ông Vũ Công Nhiễm bèn hoảng hồn khiếp vía, van lạy xin tha. Nhưng tương truyền ông bị trảm quyết thời tổng đốc Nguyễn Đình Hưng, và hài cốt ông hiện mai táng ở khu mả tổ trong nghĩa địa làng ta.
Ít lâu sau, Nguyễn Đình Hưng về làm tổng đốc Nam Định thay thế Nguyễn Đình Tân, dường như đã cứ chiếu tờ khai trước của ông VũCông Nhiễm để bắt dân Lục Thúy. Một số người bỏ làng trốn đi nơi khác, số còn lại hầu hết dã bị quan quân bắt thích bốn chữ (Gia-tô tả đạo) vào mặt, rồi đày đi phân sáp.
Số người bị thích tự vào mặt khá đông. Các vi này đã mang dấu đó trên mặt cho tới khi qua đời. Một vài vị còn sống tới thượng tuần thế kỷ XX này, như ông hương trưởng Phạm Khắc Đệ và ông Trịnh Văn Cương.
* * *
Tương truyền trong thời Tự Đức câm đạo, toàn xã Lục Thủy (tức cả hai thôn thượng và hạ) có tới gần một trăm đàn ông thành niên phải bắt đi phân sáp. Không rõ trong số này có bao nhiêu người dân thôn thượng. Cha chính Giu-se Phạm Văn Lục khi kểlạicuộc bách hại này, cũng không xác định được con số mà chỉ trình bày một cách tổng quát như sau :
"Liên tiếp trong ba đời vua Minh Mệnh, Thiệu Trị, và nhất là Tự Đức, đạo Công Giáo ta bị cấm cách khổ cực mọi đàng. Vua Tự Đức đã không nhận kẻ có đạo là con dân mình nữa, nên đã tìm mọi cách để giết hết đàn ông và con trai lớn trong những làng có đạo, còn đàn bà trẻ con thì bắt sát nhập vào các làng bên lương. Làng ta cũng phải chịu chung số phận đau thương này. Tới khi tha đạo, thì trong làng chỉ còn lại một ít đàn bà con trẻ."
Phần nhiều những người Lục Thuỷ sau khi bị quan quân bắt lên Nam Định, đều bị đày phân sáp ở các huyện Quỳnh Côi, Phục Dực (thuộc Thái Bình hiện nay) và  tỉnh Đông (tức Hải Dương).
Sau khi tha đạo rồi, những người bị bắt phân sáp đều được trở về nguyên quán. Nhưng lúc đó, nhiều người đã bị thân tàn ma dại, ốm đau bệnh tật đến nỗi phải gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người. Chúng tôi chỉ sưu tầm được danh tính một vài vị đã không may bị chết trong lúc phân sáp, xin kể lại như sau :
- Ông Đa-minh Trịnh Văn Cần. Ông Trịnh Văn Cần lúc đó đang làm trùm họ thì bị bắt. Hồi tháng 10 năm 1859, vua Tự Đức ra sắc dụ mật truyền cho các quan phải lùng bắt cóc các chức dịch trong các họ đạo, vậy có lẽ ông trùm Cần đã bị bắt do sắc dụ này.
Lúc bị bắt, người con trai độc nhất của ông mới lên ba tuổi. Ông bị đầy đi phân sáp ở huyện Quỳnh Côi, thân mẫu ông là bà Trịnh Đình Cản đã theo ông đi phân sáp để giúp đỡ và tiếp tế cho ông. Ông bị mất tại Quỳnh Côi. Đến sau, con cháu đãcải táng đem hài cốt ông về làng ta. Ông là nội tổ của ông Trịnh Văn Tòng, Trịnh Văn Sắc ...
-           Ổng Vũ Văn Xự. Ông Vũ Văn Xụ làm phó mộc, đã bị bắt phân sáp ở huyện Phụ Dực. Sau thời gian bị giam đày, ông đã chết rũ tù. Sau khi tha đạo được ít láu, dân làng đã tưởng thưởng sự ông mạng vong vì đức tin, nên đã đặc biệt lưu tặng cho hiền nội và con cháu ông một bãi sông diện tích chừng hai miếng (72m2) để làm tư điền. Ổng Vũ Văn Xự là ngoại tổ tứ đại của ông Trịnh Xuân Sai.
-  Ông Đa-minh Phạm Văn Kế. Ông Phạm Văn Kế cũng bị bắt vìđạo đời Tự Đức, và phải đày phân sáp bên huyện Quỳnh Côi. Bà Kế đã tận tụy theo giúp đỡ, tiếp tế cho chồng nơi đất lạ quê người. Sau khi bị đầy ít lâu, ông bị trảm quyết hồi năm 37 tuổi. Hài cốt của ông về sau đã được con cháu cải về an táng tại gầm khu mả tổ trong nghĩa địa làng ta. ồng Phạm Văn Kế là nội tổ tứ đại của linh mục Phạm Châu Diên.
-        Ông Đa-minh Trịnh Văn Kim. Ông Trịnh Văn Kim cùng bị phân sáp bên Quỳnh Côi với ông Phạm Văn Kế. Bà Kim cũng đi sáng Quỳnh Côi để giúp đỡ chồng. Ổng Kim đả qua đời  nơi lưu đày trong lúcmới hơn hai mươi tuổi, để lại một người con trai độc nhất. Hài cốt của ông cũng đã được cải táng về nghĩa địa làng ta. Ông Trịnh Văn Kim là nội tổ của bà Trịnh Tiến Thỉnh (tức cả Thỉnh).
* * *
Tục truyền có một vị nọ sau khi bị bắt đi phân sáp, được trở về, ít lâu sau thì mất, con cháu làm ma chay rất linh đình. Trong lúc ngồi đêm, làng xóm vừa uống rượu vừa nghe kèn với những bài bi ai thông thiết. Bỗng một người trong họ cao hứng, gọi trưởng phường kèn lại, bảo nêu thổi được hai câu này thì có thưởng lớn :
"Khi sống thì Phụ Dực, Quỳnh Côi,
Bây giờ ông chết, ngồi ngôi thiên đường."
Phường kèn bèn dùng kèn đại loa, kèn vắt, rồi sau khi lựa hơi, đã thổi dược hai câu này rất lâm ly não nuột, khiến cả quan khách lẫn nhà hiếu đều cảm xúc. Sau đó đã được thưởng rất hậu.

4.Đám ma bên lương

Một trong những biến cố nghịch thường đã xảy ra ở Lục Thủy trong hồi Tự Đức cấm đạo mà ít ai biết đến, đó là một vài đám táng đã cử hành theo nghi thức bên lương. Một trong các đám táng đó, là đám ma bà Trịnh Đình Sách, tục gọi là Cửu Sách.
Bà Trịnh Đình Sách là trưởng nữ ông bà Vũ Thời Hiến, và là thân mẫu ông lang y Trịnh Đình Khảm. Chúng tôi không rõ bà cựu thọ được bao nhiêu tuổi, nhưng vốn gia tư giàu có, nên con cháu đã tổ chức tang lễ cho bà rất trọng thể với dầy đù những nghi thức phiền phức sau đây :
Ngay sau khi bà cựu vừa nhắm mắt nằm xuống,thì con cháu làm lễ chiêu hồn, bằng cách lấy một miếng vải trắng thưa làm bùa, trên đó ghi tên tuổi người quá cố, rồi buộc vào một tàu chuối đã rọc hết lá, và đem đặt bùa đóở đàng trước cửa ra vào.
Tiếp đến là lễ mộc dục, tắm gội cho người chết. Rồi lễ phục hồn : một người lấy chiếc áo của bà, tay trái cầm cổ áo, tay phải cầm chỗ thắt lưng, theo mái trước trèo lên nóc nhà, hú hồn ba lần, xongtheo mái sau trèo xuống.
Trong khi đó, một người khác lấy một dúm gạo nếp và ba đồng tiễn kẽm bỏ vào miệng cho cựu. Dúm gạo để giúp bà lùm lương thực, cồn ba đồng tiền để bà đi đò trong lúc về cõi ám. Đó là lễ phạn hàm.
Rồi thầy pháp được mời tới làm lễ phạt mộc, nghĩa là dùng dao bằng giấy có vẽ bùa để chém vào quan tài hy vọng trừ khử ma quỷ đang rình rập trong những tấm gỗ để lầm hại vong hồn vừa mới chết. Tiếp đến là lễ tiểu liệm và đại liệm : lấy vải bọc xác cho kín, để chọn giờ tốt làm lẽ nhập quan.
Trước khi nhập quan là việc lập minh tinh. Minh tinh là thứ cờ dùng làm biệt hiệu cho ngườichết. Cờ này bằng miếng lụa đỏ, dùng sơn trắng viết tên họ, nhũdanh cùng chức tước của người quá cố, đoạn buộc vào cành tre, đem dựng cạnh linh sàng. Minh tinh còn ghi năm chữ "phu nhân chi linh cữu"
Con cháu bấy giờ mới làm lễ phát tang : bắt đầu khóc lóc và thay tang phục tuỳ theo từng cấp bậc trên dưới trong gia đình. Phát tang xong thì đặt xác vào quan tài rồi khiêng ra giữa nhà. Sau đó thiết lập linh sàng ở gian phía đông nhà, vói đầy đủ giường màn, chăn đệm. Linh sàng chính là chiếc giường dành cho vong hồn người quá cố có nơi tạm nghỉ. Sáng tối con cháu phải làm lễ "chiêu tịch điện" để rước hồn bạch dậy ăn uống  mời hồn bạch đi nghỉ.
Trong những ngày quan tài còn quàn tại nhà, hàng ngày nhà hiếu lại phải cúng tế, và khách khứa đến thăm viếng cũng làm lễ bái. Mỗi khi tế, kèn trống lại nổi lên những bài lâm ly thống thiết, khiến cho đám táng vừa râm ran, vừa thêm cảnh sầu bi não nùng.
Đến ngày phát dẫn, con cháu lại cử hành lễ khiển điện, tức là lê tiễn biệt, rồi di linh cửu đi một chút sang hướng nam, đoạn trưởng tộc phải làm lễ yết tổ để cáo yết tổ tiên, rồi mới đưa đám. Đám táng đã theo đúng thứ tự như sau :
Đi đầu là hai phương tướng, tức là hai thầy chùa đeo mặt nạ, tay cầm dao để khu trục ma quỷ tà thần đang nạt nộ giữa đường. Rồi đến cờ đan triệu làm bằng một vuông vải trắng có hai chữ "trinh thuận". Sau cờ đan triệu là "thế kỳ" là một đoạn vải trắng có bốn chữ "dĩ lĩnh vân mê" (núi Lĩnh mây mờ), giống như tấm biển ngữ, do hai người vác, hai bên có đèn lồng và đèn chứ Á ghi tên tuổi người quá cố.
Sau đó là các nhà sư vừa đi vừa tụng niệm. Kế đến minh tinh đặt trên bàn thờ do bốn người phu khiêng, rồi linh xa để rước hồn bạch.
Tiếp theo là đối trướng của thân bằng quyến thuộc phúng điếu ; rồi hương án trên bày giá hương, độc bình cắm hoa, mâm rượu và mâm ngũ quả. Sau hương án là thực án, cũng là một án thư, trên đặt con lợn quay với xôi gà. Phường kèn đi liền với thực án. Kê đến nhà táng và đại sư rước linh cửu. Ông Trịnh Đình Khảm khi đó mặc quần áo đại tang, thắt lưng giây rơm, mũ mấn, tay chống gậy vông, đi thụt lùi đàng trước linh cửu. Các con cháu khác đi sau linh cửu.
Sau cùng là bà con họ hàng thân tộc và khách khứa.
Trong lúc đi đường, có người rắc vàng thoi để tà thần sợ hãi lảng tránh đi xa, không dám bám vào quan tài quấy nhiễu.
Tới huyệt, các nhà sư làm lễ cúng thổ thần đông tây nam bắc. Rồi một người cao niên trong họ "tế hạ huyệt". Trong lúc dó, hai phương tướng nhảy nhót, múa may quay cuồng xung quanh huyệt để vẽ bùa và yểm chú, sau đó hai phương tướng vội vả chạy ra về, mỗi người theo một đường khác nhau, và không theo con đường lúc đưa đám, vì sợ tà ma mà hai phương tướng xua đuổi ở dọc đường lúc trước sẽ đón đường trả thù.
Khi lấp huyệt xong, một nhà sư lấy hai chiếc "phù phất" áp hai bên nhà táng để cắm lên giữa mộ. Rồi hỏa thiêu nhà táng và minh tinh.
Sau hết, nhà hiếu rước thần chủ lên linh xa về nhà, đặt vào linh tọa, rồi làm lễ "phản khốc" và lề "sơ ngu" để cầu cho vong hồn sớm được siêu thoát.
Tương truyền trong đám ma bà cựu Trịnh Đình Sách này, ông lang Khảm đã đón các nhà sư chùa Thọ Vực về cử hành các nghi lễ và tụng niệm cầu kinh nhiều đêm ngày.
* * *
Chúng tôi không rõ tại sao đám ma bà cựu Sách lại tổ chức theo nghi thức bên lương như thế, mặc dầu ông bà cựu Sách cũng như tổ tiên và con cháu đều là người theo đạo Công Giáo. Được biết trong sắc dụ cấm đạo năm 1857, vua Tự Đức đã bắt các hương lý trong các làng có đạo phải ra lệnh cho dân chúng cử hành các nghi lễ về hôn phối và an táng theo lối bên lương . Phải chăng vì gia đình bà Trịnh Đình Sách là nhà hào phú trong làng, nên bất đắc dĩ con cháu bà phải tổ chức lễ an táng cho bà đúng theo hình thức ngoại giáo để tránh khỏi sự phiền nhiễu cùa quan quân thời đó ? Và như thế đám ma này đã xảy ra sau quãng năm 1857.
Về sau, ông Sên là con nuôi bà cựu Sách kể lại là trong lúc cấm đạo, vì sợ hãi mà ông Trịnh Đình Khảm đã phái cử hành đám ma bên lương cho mẹ mình như vậy. Chúng tôi không rõ thực hư.

5.Chuyện xuất giáo và lập văn từ

Một trong những biến cố quan trọng đã xảy ra ờ Lục Thủy trong hồi nhà Nguyễn cấm đạo mà ngày nay không mấy người biết tới, đó là chuyện xuất giáo và thiết lập văn từ để minh chứng cho sự xuất giáo này.
Vào quãng cuối năm 1857, đầu năm 1858, giữa lúc cơn bách đạo bước sang giai đoạn cực kỳ gay gắt,thì ông bá Mẹo người Thượng Miêu bị mất chức cai tổng tổng Thủy Nhai, và ông Vũ Đức Dị người Lục Thủy lên thay thế. Lịch sử cho biết khi đó người Công Giáo Việt Nam phải chịu nhiều nỗi bất công tủi nhục ; triều đình chẳng những không cho kẻ có đạo được quyền quất(? chấp) chính, mà cũng không cho phép đảm nhiệm bất cứ một chức vụ nào trong làng trong tổng . Trong sắc dụ cấm đạo năm 1857, vua Tự Đức ra lệnh cho các đầu mục trong những làng Công Giáo phải kịp thời lo liệu để đem những người đã theo "Gia-tô tả đạo" về đường ngay nẻo chính, bằng cách ép buộc mọi người phải thờ cúng tổ tiên và các vị thần thánh trong làng.Còn trong sắc dụ cấm đạo ban hành hồi tháng 9 năm 1859, nhà vua đã mật truyền cho các quan phải giam giữ các chức dịch có đạo trong nước, rồi bắt họ .phải quá khóa. Sử gia Ravier đã kể lại : đến tháng Septembre năm ấy vua Tự Đức ra chỉ truyền bắt các đầu mục trong các làng có đạo trong cả và nước, có độ hai nghìn người phải bắt làm vậy, kẻ chẳng chịu quá khóa thì phải phát lưu.
Đứng trước tình trạng nguy hiểm đó, ông cai tổng Vũ Đức Dị đã phải hành động như thế nào ?
Vốn là tay thầy kiện lắm mưu sâu chước lạ, nên lập tức hai con đường đã được vạch ra trong tâm trí ông :
-       Hoặc tỏ mình là người có đạo, thì chắc chắn thế nào cũng mất chức, sau đó sẽ bị bắt dày đi phân sáp theo luật của triều đình. Rồi không chừng sau đó còn có thể bị tử hình nữa là khác.
-       Hoặc tìm cách nào khôn ngoan hơn, vừa để bảo vệ được địa vị và mạng sống mình, lại vừa có th cứu vãn dân làng. Vì một khi chức cai tổng còn trong tay, ông sẽ lợi dụng tư cách đó để can thiệp với quan quân đừng về kiểm soát tàn phá làng Lục Thủy nữa.
trích trong: "Lịch Sử Làng Lục Thủy

Không có nhận xét nào: