Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin tức. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

ĐỨC THÁNH CHA:Lối Giáo Sĩ Trị Biến Đức Tin Thành những qui tắc và chỉ dẫn

ĐTC: từ chối lối mục vụ giáo sĩ trị biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn


VRNs (20.09.2014) –Sài Gòn- Theo Vatican- Trong buổi tiếp kiến chiều qua, 19.9 với Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa. Một lần nữa, ĐTC nhắc lại rằng Giáo Hội như một “bệnh viện dã chiến” mà ở đó dân Chúa đang bị thương và cần chúng ta có mặt bên cạnh họ.
0“Đối mặt với rất nhiều vấn đề mục vụ và những nhu cầu của con người, chúng ta có nguy cơ sợ hãi, trở nên khép kín, chỉ còn lo bảo vệ bản thân mình. Đây là một cám dỗ nơi chính hàng giáo sĩ khi biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn …”.
Chiều hôm qua 19.9, Đức Thánh Cha tham dự khóa họp của Thượng Hội Đồng tại đại thính đường Phaolô VI để bàn về tông huấn,” Evangelii Gaudium” trong bối cảnh trước khi diễn ra khóa họp Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình.
Mặc dù Đức Thánh Cha không nói trực tiếp nhưng ngài dùng lại hình ảnh Giáo Hội như một “bệnh viện dã chiến”, hiện diện ngay bên cạnh để chăm sóc các thương tích cho “dân Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha dựa vào Tin Mừng Mátthêu để gợi ý gúp suy tư, ngài nói rằng “khi Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng thì Ngài chạnh lòng thương vì họ lầm than như bầy chiên không người chăn dắt.” Hôm nay bên lề của xã hội còn rất nhiều nhiều người đang mệt mỏi, chán nản và đang mong đợi nơi Giáo Hội. Làm thế nào để chúng ta tiếp cận được họ? Chúng ta phải chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho họ như thế nào? Chúng ta phải nói cho họ về tình yêu của Thiên Chúa và cuộc gặp gỡ với Ngài ra sao đây? Đó là trách nhiệm của Giáo hội và là công việc mục vụ của chúng ta.” “Còn biết bao nhiêu người nghèo đói, cô đơn mà chúng ta bắt gặp trong thế giới ngày nay! Còn biết bao nhiêu người đang đau khổ và nài xin Giáo hội đứng gần bên họ, để thể hiện lòng thương xót và sự hiệp nhất của Chúa cho họ.
Nhiệm vụ đặc biệt này nhắm đến những người có trách nhiệm chăm sóc mục vụ, đó là các: giám mục trong các giáo phận, linh mục quản xứ, phó tế đang làm công việc bác ái, giáo lý viên dạy giáo lý… Có rất nhiều người đang làm công tác chăm sóc mục vụ trong các lĩnh vực khác nhau đều được kêu gọi để nhận ra các dấu chỉ thời đại và đáp lại bằng lòng quảng đại và sự khôn ngoan.
Các giám mục đang lắng nghe bài huấn từ.
Các giám mục đang lắng nghe bài huấn từ.
Đối mặt với tất cả vấn đề trước mặt của con người ngày nay, chúng ta có khuynh hướng sợ hãi và đối phó bằng việc co cụm và tự bảo vệ mình. Điều này xảy ra khi chúng ta bị cám dỗ của thói giáo sĩ trị, biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn. Lúc ấy, chúng ta như các Luật sĩ, Biệt Phái thời Chúa Giêsu. Tất cả mọi thứ được hoạch định cách rõ ràng và lập nên một cấu trúc mục vụ với mô hình có sẵn trong đầu, nhưng người tín hữu thì lại ước ao tìm gặp Thiên Chúa.
Như tôi đã từng nói Giáo Hội được ví như một bệnh viện dã chiến mà ở đó la liệt những người đang thương vong cần sự trợ giúp gần gũi ngay bên cạnh. Họ đang kêu van, nài xin chúng ta thể hiện như chính Chúa Giêsu, đó là: sự gần gũi và băng bó.
Nếu chúng ta hành xử giống như các Luật Sĩ và Biệt Phái, chúng ta sẽ không bao giờ làm chứng về sự gần gũi này. Lần đầu tiên ĐTC đã dùng từ “bệnh viện dã chiến” để nói về Giáo Hội đó là trong cuộc phỏng cho tạp chí La Civiltà Cattolica của Dòng Tên.
Liên hệ với một đoạn Tin Mừng khác, bằng sự hài hước Đức Thánh Cha nói rằng ông chủ vườn nho đã đi ra vào tất cả các thời điểm trong ngày để tìm kiếm thợ làm vườn: “Ông ta không hề ra ngoài một lần. Trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể, ông chủ vườn nho đã đi ra ngoài ít nhất năm lần: lúc sáng sớm, lúc chín giờ, vào buổi trưa, ba giờ và năm giờ chiều …”
ĐTC xem đồng hồ, và điểm đúng 4:30 pm, ngài cười và nói: “Chúng ta vẫn còn thời gian trước khi Ông chủ đến với chúng ta …” Bằng âm điệu nghiêm trọng ĐTC nói: “Hãy nghĩ đến những người sau cùng: không có ai gọi họ; họ không có gì để đem về nuôi sống gia đình ở nhà. Những ai có trách nhiệm chăm sóc mục vụ hãy lấy cảm hứng từ câu chuyện dụ ngôn này.”
Đức Thánh Cha cảnh giác một nguy cơ cuối cùng rằng: “Chúng ta đừng chạy theo những âm thanh quyến rũ mời mọc chúng ta từ bỏ những sáng kiến mục vụ, không tập trung vào các yếu tố cần thiết trong việc loan báo Tin Mừng. Có vẻ đôi khi chúng ta đang quan tâm nhiều hơn đến việc giới thiệu các sáng kiến mà không tập trung vào việc đưa người ta đến gặp gỡ với Thiên Chúa. Bất kỳ sáng kiến mục vụ nào thiếu tập trung vào điều này đều trở nên vô nghĩa.”
ĐTC nói tiếp trong việc loan báo Tin Mừng “lòng kiên nhẫn và sự kiên trì” là những tính chất cần thiết. “Chúng ta không có chiếc đũa thần để giải quyết tất cả các vấn đề mục vụ. Nhưng chúng ta có niềm tin vào Chúa, Đấng đồng hành trong tất cả mọi nỗ lực của chúng ta. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta.” “Chúng ta hãy đi ra và làm chứng. Làm chứng là điểm khởi đầu của cuộc truyền giáo. Nó trực tiếp đụng chạm vào tâm hồn người ta và biến đổi họ. Không trở nên chứng nhân chúng ta không làm được gì.”2
Kết thúc bài huấn từ, ĐTC gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người hiện diện: “Tôi ban phúc lành của tôi đến anh em và xin anh em đừng quên cầu nguyện cho tôi … xin cho tôi được trở nên là chứng nhân cho đời Kitô hữu!” Một tràng pháo tay vang dội.
Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa, đại diện gởi lời cảm ơn Đức Thánh Cha và Tông Huấn của ngài “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Tin Mừng).
Hoàng Minh

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2013

TÀU MA TRÊN BỜ SÔNG NINH CƠ

Vật vờ "tàu ma" bên bờ sông Ninh Cơ


Vào những buổi hoàng hôn mưa gió âm u, xương tàu tối thẫm tưởng như quái vật ngoi lên đâu từ lòng sông, bủa nanh vuốt dữ dằn xuống khách qua đường khiến người yếu bóng vía không khỏi hoảng hồn khiếp sợ.

Xác tàu nằm vật vờ như những bóng ma.
Xác tàu nằm vật vờ như những bóng ma. Ảnh: X.H
Ngành công nghiệp đóng tàu từng làm bừng sáng bức tranh phát triển kinh tế của tỉnh Nam Định. Khu phố Mới thị trấn Xuân Trường được ví như “đại công xưởng” với hàng nghìn công nhân sản xuất suốt ngày đêm. Từ trên cầu Lạc Quần nhìn xuống đã thấy cảnh tấp nập, hối hả, những âm thanh rầm rầm, những ánh sáng hồ quang của mỏ hàn xì chớp lên liên hồi…
Nay thời hoàng kim chỉ còn trong dư âm, đại công xưởng năm xưa giờ chìm trong cảnh đìu hiu, hoang tàn. Hàng chục con tầu đồ sộ nằm phơi xác, hoen gỉ, lấp ló sau những vườn chuối, cỏ mọc um tùm, những bức tường đổ nát, vật vờ như những bóng ma trong không giam tĩnh mịch bên bờ sông Ninh Cơ.
Từ năm 2008 trở đi, theo lý giải của doanh nghiệp, họ phải đối mặt với tình trạng thua lỗ kéo dài bắt nguồn từ sự trì trệ của các nền kinh tế lớn trên thế giới, khiến lượng hàng hóa vận chuyển tiếp tục khan hiếm. Do đơn hàng chào ra thị trường hiếm như lá mùa thu, nhiều doanh nghiệp rơi vào khủng hoảng, những con tầu đang hoàn thiện cũng phải dừng lại vì chủ tầu không có tiền, công nhân thất nghiệp.
Công ty đóng tàu Hoàng Anh, là công ty con của Vinashin, có thời điểm công nhân lên tới hơn 200 người, nhưng nay chỉ còn lại tổ bảo vệ 5 người, trông coi hai xác tàu hoen gỉ trong khuôn viên rộng 3 ha, các doanh nghiệp khác cũng chỉ hoạt động cầm chừng nhờ những hợp đồng sửa chữa, và hoàn thiện nốt hợp đồng tồn đọng. Nhiều đơn vị đã chuyển sang lĩnh vực khác như sửa chữa bảo dưỡng ôtô, máy nông nghiệp…
Chị Oanh chủ cửa hàng tạp hóa tại thị trấn Xuân Trường tiếc rẻ nhớ lại: “Mấy năm trước nhà tôi có thằng con trai làm công nhân đóng tàu lương cũng được 4 triệu đồng/tháng, chồng tôi làm bảo vệ trong đó cũng được gần 3 triệu đồng/tháng. Tôi thì bán nước giải khát và hàng tạp hóa, nên thu nhập cả gia đình cũng khá. Nhưng mấy năm nay ít việc, chồng con tôi phải lên Hà Nội chạy xe ôm kiếm tiền”.
Nghìn tỷ đồng “chôn” bờ sông
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình suy thoái của các doanh nghiệp đóng tàu trên địa bàn, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Ngô Doãn Thọ, phó phòng Công thương, giám đốc Trung tâm phát triển cụm công nghiệp Xuân Trường.
Ông Thọ cho biết, vào thời điểm cuối 2003-2007, nghề đóng tàu trên địa bàn phát triển bùng nổ, đặc biệt là thời điểm năm 2005 - 2006 cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu vận tải đường biển sôi động hơn bao giờ hết. Những con tàu “made in” Nam Định đi các tỉnh phía Nam, rồi lên Quảng Ninh, sang Trung Quốc. Sau những chuyến hàng, các công ty vận tải đường biển bỏ túi cả trăm triệu tiền lãi.
Nhiều chủ doanh nghiệp ký được hợp đồng lớn, chỉ trong thời gian ngắn đã lên đời nhà lầu, xe hơi. Thấy cơ hội kiếm tiền ngon ăn, một số chủ sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình, chỉ có kinh nghiệm trong việc sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, nhưng không có kỹ năng kinh doanh, cũng vay vốn, thuê mặt bằng, thuê công nhân.
Chạy theo như một trào lưu, giờ đã lâm vào cảnh dở khóc, dở cười. Một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều doanh nghiệp đóng tàu và những đơn vị “ăn theo” trở thành “chúa chổm” là do việc xuất lậu than sang Trung Quốc bị ngăn chặn, bởi phần lớn tàu được sản xuất ra để phục vụ cho giới vận chuyển than lậu.
Ông Thọ cho biết, chi phí đóng tầu biển khoảng hơn 3 triệu đồng/tấn, chi phí sửa chữa 1 triệu đồng/tấn. Xuân Trường chủ yếu đóng tàu có tải trọng 3.500 tấn đến 5.200 tấn. Như vậy một con tàu có kinh phí đầu tư dao động từ trên 10 tỷ đến gần 20 tỷ đồng. Theo quan sát của người viết, thì dọc bờ sông Ninh Cơ từ chân cầu Lạc Quần tới thị trấn Xuân Trường còn tồn đọng gần 20 tàu, bao gồm cả tàu sông và tàu biển.
Giữa thời kỳ kinh tế khó khăn vậy mà hàng trăm tỷ đồng đang “mắc cạn” bên bờ sông, những khối tài sản khổng lồ vẫn ngày ngày “thi gan cùng tuế nguyệt”, mặc cho thiên nhiên bào mòn, tàn phá. Chưa kể, nhiều con tàu khác đã bị “xẻ thịt” bán sắt vụn trước đó. Mà hệ lụy đâu chỉ đổ riêng lên đầu chủ tàu hay các nhân công. Sau mỗi con “tàu ma” hoặc đã bị “hóa xác” còn hàng dài các chủ nợ, các nhà cung cấp sắt thép, que hàn, sơn bả, xăng dầu, nguyên vật liệu…
Khi được hỏi về phương án tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đóng tàu và sửa chữa tầu trên địa bàn, ông Ngô Doãn Thọ trần tình: “Chúng tôi làm công tác tham mưu cho UBND huyện và báo cáo lên tỉnh, tạo điều kiện mở rộng hành lang pháp lý cho các đơn vị chuyển đổi sang kinh doanh các ngành nghề khác, như làm bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng, sửa chữa bảo dưỡng ôtô, máy nông nghiệp, nuôi trồng nấm, chăn nuôi phát triển trang trại nếu đảm bảo vệ sinh môi trường…”.
Theo Xuân Hân

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013

ĐỨC GIÁO HOÀNG PHONG THÁNH 800 VỊ


Giáo hoàng tuyên phong hơn 800 vị thánh


Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng Francis chỉ mới tại vị được hai tháng nhưng đã làm nhiều việc

Giáo hoàng Francis đã tuyên phong những vị thánh đầu tiên trong thời kỳ trị vì của ông – trong đó có 800 nạn nhân của đế chế Hồi giáo Ottoman hồi năm 1480 – trong một buổi lễ ở Vatican.
Những vị này đã bị chém đầu ở thị trấn Otranto thuộc miền nam nước Ý do không chịu cải sang đạo Hồi.
Hầu hết họ đều vô danh ngoại trừ một vị có tên là Antonio Primaldo.
Với hành động này, Giáo hoàng Francis phong thánh nhiều hơn bất cứ vị tiền nhiệm nào khác chỉ mới hai tháng sau khi tiếp quản Tòa thánh.
Trong số những nhân vật được phong thánh hôm Chủ nhật ngày 12/5 có hai nữ tu Mỹ Latin là sơ Laura Montoya của Colombia và sơ Maria Guadalupe Carcia Zavala của Mexico. Hai vị này đều mất trong thế kỷ 20.
Sơ Laura Montoya, vị thánh Công giáo đầu tiên của Colombia, đã dành trọn đời giúp đỡ những người dân bản địa trong khi vị nữ tu mà Giáo hoàng Francis gọi là sơ ‘Lupita’ đã cho các tín hữu Công giáo trú ẩn trong thời kỳ tôn giáo này bị Chính phủ Mexico đàn áp trong những năm 1920.
‘Những vị tử đạo Otranto’ đã bị xử tử sau khi 20.000 quân Thổ tràn vào thị trấn ở đông nam nước Ý này.
Bài giảng của Giáo hoàng Francis trước hàng chục ngàn tín đồ trong lễ phong thánh ở Quảng trường Thánh Peter không có dấu hiệu gì cho thấy tình cảm bài Hồi giáo, phóng viên BBC David Willey ở Rome tường thuật.
Mặc dù Giáo hoàng Benedict XVI mới là người đồng ý phong thánh cho những vị tử đạo này, Giáo hoàng Francis đã làm tiếp công việc này, phóng viên Willey cho biết.
Vào cuối tháng này một linh mục người Ý, cha Giuseppe Puglisi, người bị mafia sát hại 20 năm trước, sẽ được phong chân phước – bước cuối cùng trước khi ông được phong thánh

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Một người Liên Thủy kỳ cựu vừa qua đời



MỘT NGƯỜI LIÊN THỦY KỲ CỰU VỪA TỪ TRẦN


Cụ Giuse Phạm văn Khuy,trưởng nam cụ Phạm văn Lãm thuộc chi tộc cụ Phạm văn Dục vừa qua đời ngày 11/12/2012 tại xứ Suối Cát,thống Nhất,Đồng Nai,hưởng thọ 96 tuổi(Sinh năm 1917).

Cụ Phạm văn Khuy vào Nam năm 1954,bôn ba gần 60 năm qua nhiều vùng miền,trải qua bao gian nan vất vả và gần 40 năm sồng ổn định tại Xứ đạo Suối Cát,tuổi già được an nhàn giữ đạo và gây dựng cho đám con cháu có việc làm lương thiện,vửng vàng,hoạt động tích cực trong xứ đạo,được cha xứ và bà con trong giáo xứ yêu mến.

Đám tang Cụ Khuy được con cháu và xứ Suối Cát cử hành nghiêm trang và đông đúc,được cha xứ đích thân đưa tiễn đến tận nơi an nghỉ cuối cùng với đầy đủ nghi thức công giáo.

Cụ Khuy qua đời nhưng cụ bà vẫn còn sáng suốt,tuy sức khỏe  có sa sút.

Hiện cụ Khuy còn người em kế là Phạm văn Vãn đang sống tại quê nhà Xứ Liên Thủy,Các anh chị em cùng vào nam với Cụ Khuy đã qua đời hết.

Cụ Khuy có 2 con trai và 3 con gái,có người ở xa nhưng đám tang đều về dự đông đủ.


Trước quan tài

Bảng cáo phó



Xin đồng hương cầu nguyện cho linh hồn Giu se mới qua đời.











Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2011

MĂNG HỘP CỦA TÀU CHỆT

H�nh ảnh
Măng tre đóng hộp của Tàu Cộng


Đây là cách làm măng tre đóng hộp của Tàu cộng .

dua tre

Chúng ta nên cẩn thận khi ăn măng tre đóng hộp của Tàu đỏ !

Đây là đũa tre hàng ngày ta vẫn dùng :

Chúng lấy kéo cắt ra thành từng đoạn .

cat dua
                                                          tre


Cho vào một cái nồi nhỏ , đũa mới cắt được ngâm nước , nêm vào ít muối .


ngam nuoc
                                                          them muoi

Một ít gia vị của Trung Quốc .

them gia
                                                          vi

Thêm vào hai loại hóa chất .

Khoắng lên đều .

them hoa
                                                          chat 1


them hoa
                                                          chat 2

quay deu

Cho tất cả vào một cái lọ .

cho vao
                                                          lo

Cất đi .

cat di

24 giờ sau …

24 gio
                                                          sau

Đũa tre đã mềm biến thành măng … ( nhờ hóa chất )

dua tre
                                                          thanh mang

Lấy ra … cho vào nấu cách nào tuỳ thích .

nau mang

Ngon không ???

ngon
                                                          khong?!

Nhờ hóa chất đũa tre ngâm sau 24 giờ biến thành măng !
Đi nhà hàng Tàu nhiều lần sẽ hui nhị tì sớm hơn tuổi thọ !
Mọi người hãy đề cao cảnh giác với mọi thực phẩm
và hàng hóa sản xuât từ Trung cộng !

Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2011

TIN ĐỒNG HƯƠNG

Sau kỳ họp đồng hương năm nay tại Long Khánh,một đoàn đồng hương Liên Thủy đã lên đường về thăm quê miền Bắc vào ngày 20-5-2011,dự tính sẽ ghé cả Giáo xứ Hoành Đông ở Giao Thủy để viếng mộ LM Thành yên nghỉ tại đây ngày 26-6-2004.

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Thứ Sáu Tuần Thánh Tại Gierusalem

Thứ Sáu Tuần Thánh tại Jerusalem

Thứ Sáu Tuần Thánh là ngày thiêng liêng Thiên Chúa Giáo, kỷ niệm Chúa Giê Su bị đóng đinh trên cây thập tự. Thông tín viên đài VOA Robert Berger đến dự Thứ Sáu Tuần Thánh tại Jerusalem và ghi lại như sau:



Hình: REUTERS

Tín hữu Kitô bên trong Thánh đường Sepulcher tại Jerusalem vào Thứ Sáu Tuần Thánh, 22/4/2011

Hằng vạn tín hữu Kitô hành hương tề tựu đông nghẹt trên những con đường hẹp trải đá của Cổ Thành Jerusalem để tham dự buổi ngắm đàng thánh giá Tuần Thánh truyền thống. Họ đi theo dấu chân của Chúa Kitô trên con đường Đau Khổ, trải qua 14 chặng Đàng Thánh Giá.

Năm nay đông hơn mọi năm vì giáo hội Chính Thống Phương Đông và giáo hội Phương Tây kỷ niệm Thứ Sáu Tuần Thánh cùng một ngày.

Một vài lớp mưa xuân lất phất hiếm hoi không làm nhụt tinh thần của các tín hữu tới từ khắp thế giới.

Maaza Las Yohannes tới từ thủ đô Addis Ababa của Ethiopia. Cô nói rằng Jerusalem vào Thứ Sáu Tuần Thánh là kinh nghiệm của một đời người:

“Thật là một cảnh tượng tuyệt vời; ta thấy tất cả mọi thứ trong Phúc Âm, chúng ta đã đọc về chuyện ấy, nhưng bây giờ chúng ta mới trải nghiệm. Chúng ta nhìn cảnh tượng đó bằng chính mắt mình; thật là tuyệt vời, không lời nào tả xiết.”

Cổ Thành Jerusalem cũng đông nghẹt người Israel từ khắp nơi trong nước tới kỷ niệm Lễ Vượt Qua kéo dài một tuần lễ.

Ông Alan Tabak nói rằng viếng thăm Jerusalem vào Lễ Vượt Qua là một truyền thống trong kinh thánh:

“Bạn có thể nói, đó là một cuộc hành hương. Nhưng bạn biết đó, người Do Thái chúng tôi có bổn phận phải tới đây để dâng lên lời cầu nguyện, ước ao những gì tốt nhất, và hòa bình, và hy vọng, và tới đây trong niềm tin.”

Trở lại các chặng Đàng Thánh Giá, cảnh sát và binh sĩ Israel canh gác đoạn đường này khi người hành hương tiến về Thánh đường Sepulcher, nơi Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh.

Hằng vạn tín hữu Kitô hành hương tề tựu đông nghẹt trên những con đường hẹp trải đá của Cổ Thành Jerusalem để tham dự buổi ngắm đàng thánh giá Tuần Thánh truyền thống. Họ đi theo dấu chân của Chúa Kitô trên con đường Đau Khổ, trải qua 14 chặng Đàng Thánh Giá.

Cổ Thành Jerusalem cũng đông nghẹt người Israel từ khắp nơi trong nước tới kỷ niệm Lễ Vượt Qua kéo dài một tuần lễ.

Trở lại các chặng Đàng Thánh Giá, cảnh sát và binh sĩ Israel canh gác đoạn đường này khi người hành hương tiến về Thánh đường Sepulcher, nơi Chúa Giêsu Kitô bị đóng đinh.

Vào ngày Chủ Nhật, cũng tại nơi này, các tín hữu Kitô sẽ mừng Chúa sống lại.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2011

VẤN ĐỀ XƯNG TỘI

 Andre Đỗ Xuân Quế




Những điều dưới đây về bí tích giải tội là những điều thông thường. Nhưng vì hoàn cảnh, có thể nhiều người đã quên nên cần nhắc lại để mọi người đỡ ngại đến với bí tích này, hầu được đổi mới và luôn sống trong vòng ân tình với Chúa, mà thờ phượng Người trong niềm hoan hỉ



Xưng tội bây giờ là vấn đề đáng quan tâm, một phần vi nhiều người ít hiểu nên ngại, một phần vì tội lỗi lan tràn khắp nơi, khiến cho người ta mất ý thức về tội, ít nghĩ đến tội, không còn sợ tội để mà xa lánh. Có nhiều căn cớ gây nên tình trạng này, như lương tâm bị chai lỳ không còn nhậy cảm với tội, như ít đi xưng tội nên cũng chẳng mấy khi nghĩ đến tội. Thêm vào đó là trào lưu tục hóa và khuynh hướng tương đối hóa của người thời nay.



Vậy, thiết tưởng nên bàn về vấn đề xưng tội để hiểu cho đúng ý nghĩa, và tránh cảm nghĩ đó là một công việc nặng nhọc gần giống như một thứ khổ dịch.



Như giáo lý dạy, xưng tội là thành phần của bí tích giải tội. Ngày nay người ta còn dùng nhiều từ khác để chỉ bí tích này như hòa giải, giao hòa, sám hối nhưng từ giải tội và xưng tội vẫn thông dụng và dễ hiểu hơn, nghĩa là có tội thì đi xưng, xung thì được tha. Chúng ta có tội xúc phạm đến Chúa, bây giờ xưng tội thì Chúa tha cho. Bởi vậy, từ giải tội vẫn gần gũi và thiết thực hơn. Nói chung một cách vắn tắt, xưng tội là xưng thú các tội xúc phạm đến Chúa và người khác với người đại diện của Chúa là cha giải tội một cách chân thành. Xưng tội là mong kết nối lại mối dây ân tình giữa mình với Chúa đã bị phá vỡ vì tội lỗi. Nay đi xưng tội là để tăng thêm tình nghĩa với Người, nếu chỉ có những lỗi phạm nhẹ ; và khôi phục lại tình nghĩa cha con, nếu như đã trót có những lỗi phạm nặng, vì khi đó là xóa bỏ ơn nghĩa, làm mất ơn thánh sủng khiến linh hồn ra đen tối. Vì thế, phải xưng tội để mỗi ngày được thêm ơn phúc và lấy lại tình trạng ơn nghĩa, nếu như đã đánh mất vì các tội trọng. Muốn xưng tội cho có kết quả tốt, cần làm những việc sau đây :



1. Xét mình



Nghĩa là xét xem trong thời gian từ lần xưng tôi trước cho đến bây giờ, mình đã phạm những tội nào trong mười điều răn của Chúa. Có thể xét mình dựa vào mười điều răn như vẫn thường làm xưa nay. Lại cũng có thể dựa vào các mối liên lạc của mình với Chúa, với người khác và với chình mình. Đối với Chúa, thử xét xem mình có đầy đủ bổn phận với Người không ? Bổn phận ở đây là bổn phận của thọ tạo đối với Đấng Hóa Công. Thọ tạo phải tôn thờ và biết ơn Đấng đã tạo dựng nên mình. Vậy, các việc thờ phượng, kinh lễ đối với Chúa thế nào. Các điều răn Hội thánh truyền dạy về việc tôn vinh thờ phượng Chúa, mình giữ ra sao ?



Đó là nói chung về việc thờ phượng kinh lễ. Còn đối với người ta, thử xét xem mình có giữ đức công bình, bác ái với ngưới ta không ? Có vay mượn mà không trả hay làm thiệt hại của cải vật chất hay danh thơm tiếng tốt của người ta không ? Có ganh ghen tìm cách gièm pha nói xấu hay đối xử gay gắt bất công không ?



Đối với bản thân, mình có lo giữ điều độ trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và mọi sinh hoạt khác không ? Có lười biếng trong công việc bổn phận và sống vô tổ chức, vô kỷ luật không ? Cuối cùng xét xem nết xấu nào ngăn cản mình sống thân tình với Chúa.



2. Xưng tội



Xưng tội là cáo các tội mình đã xúc phạm đến Chúa và các người có liên hệ. Phải có lòng tin và đức khiêm nhường mới làm công việc này được. Tin để bảo mình rằng khi xưng tội là cáo tội với Chúa qua trung gian cha giải tội, và khiêm nhường để nhận mình là kẻ có tội mà sẵn sàng hạ mình xuống, không nề hà địa vị của mình trong xã hội. Thường người ta ngại xưng tội cũng vì không vượt qua được sự ngại ngùng này, khi phải xưng thú tội với một người phàm, nhưng lại được Chúa ban cho quyền cầm buộc và tháo cởi. Ngoài ra, cũng đừng quên là cha giải tội bị buộc ngặt không được tiết lộ bất cứ tội nào nghe cáo ở trong tòa. Vì thế, đừng sợ người khác biết tội mình và khi giải tội xong, cha giải tội phải đối xử với người đã xưng tội với mình, như không có chuyện gì đã xẩy ra giữa đôi bên. Vậy, cứ việc bình tĩnh cáo tội một cách chân thành và rõ rệt, nghĩa là cáo hết các tội mình đã xét và nhớ được, không giấu tội nào nhất là tội trọng, vì giấu thứ tội này là làm hư phép giải tội, là phạm sự thánh. Khi xưng tội nên xưng vắn tắt nhưng rõ ràng, để cha giải tội biết các tình tiết mà xét định là tội trọng hay tội nhẹ hầu ra viếc đền tội và lựa lời khuyên bảo cho thích hợp. Cũng nên nhớ là đừng kể tội người khác. Còn tội trọng hay nhẹ là tùy điều mình lỗi phạm thuộc loại nặng hay nhẹ. Khi biết rõ là nặng mà còn cứ phạm hay ưng thì đó là tội. Tưởng cũng nên nhắc lại ở đây câu định nghĩa của thánh Âu-tinh về tội để giúp dễ xét mình : “Tội là nói, muốn hay làm điều trái với luật Chúa và lương tâm.” (dictum, velitum, vel factum contra legem Dei et conscientiam).



3. Ăn năn tội



Xụt xùi hay khóc lóc sau khi xưng tội ở trong tòa không phải là điều cần thiết hay là dấu tỏ lòng ăn năn tội thật. Ăn năn tội thật là nhận rằng mình đã xúc phạm đến Chúa, đã lỗi nghĩa cùng Người, nên bây giờ lấy làm hối hận vì sự xúc phạm đó và quyết tâm sửa lại, như lời kinh ăn năn tội vẫn thường đọc : “Tôi đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa thì tôi lo buồn đau đớn cùng chê ghét mọi tội tôi trên hết mọi sự, tôi dốc lòng chừa cải và nhờ ơn Chúa thì tôi sẽ lánh xa dịp tội cùng làm việc đền tội cho xứng.” Hay là tự mình nói thầm những ý tưởng và tâm tình giống như vậy. Bây giờ theo nghi thức giải tội mới nên giục lòng ăn năn tội trước khi vào xưng tội, còn ở trong tòa thì lắng nghe cha giải tội đọc công thức giải tội như sau : “Thiên Chúa là cha nhân từ đã nhờ cái chết và sự sống lại của Con Mình mà hòa giải với Mình. Xin Chúa dùng thừa tác vụ của Hội thánh mà tha thứ và ban cho con được bằng an. Và cha tha tội cho con nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” rồi thưa Amen.



4. Đền tội



Sau khi khuyên bảo, cha giải tội ra việc đền tội. Việc này thường là đọc mấy kinh hay làm một vài công việc nào đó, để đền những tội đã phạm. Thực ra, những kinh hay những việc làm kia không đền bù và khỏa lấp được các tội đâu. Chính công ơn cứu chuộc của Chúa Ki-tô mới có sức đền tội. Những kinh và những việc kia chỉ là một sự nhắc nhở phải bày tỏ lòng hối tiếc và noi gương Chúa đã tự nguyện chấp nhận cái chết đau thương khổ cực để cứu chuộc chúng ta.



5. Dốc lòng chừa



Dốc lòng chừa là quyết chí từ bỏ đường tà để làm cho mình nên tốt hơn. Nếu cha giải tội không nói thì hỏi xem nên chọn điểm nào để sửa mình, một điểm cụ thể, ví dụ thời gian này nên chú ý đọc kinh tối trước khi đi ngủ, cố dậy sớm cho khỏi nhỡ công việc, chịu khó sửa soạn trước công việc phải làm, không tiêu xài phung phí v.v…



6. Xưng tội đều đặn với một cha giải tội



Người thợ máy phải xem máy móc thường xuyên mới giữ cho mày tốt và tránh được những sửa chữa quá phí tổn. Người năng xưng tôi đều đặn cũng ví được như thế. Ngoài ra là xưng với cùng một cha giải tội, vì nhờ đó cha giải tội biết rõ linh hồn mình hơn, để có thể giúp mình cách hữu hiệu. Sau khi đã chọn được cha giải tội thì nên tiếp tục xưng tội với cha ấy.



Kết luận



Những điều trên đây về bí tích giải tội là những điều thông thường. Nhưng vì hoàn cảnh, có thể nhiều người đã quên nên cần nhắc lại để mọi người đỡ ngại đến với bí tích này, hầu được đổi mới và luôn sống trong vòng ân tình với Chúa, mà thờ phượng Người trong niềm hoan hỉ :



Phụng thờ Chúa với niềm hoan hỷ



vào trước thánh nhan Người với tiếng hò reo.



(Tv 99,2)



L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p.
Nguồn NVCL

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

MỪNG THỌ TRĂM TUỔI CỤ PHẠM VĂN VINH


Bảng mừng thọ HDMV /GX Vinh Sơn
Sáng ngày 20/2/2011 thánh lễ tạ ơn và mừng thọ cụ Phạm văn Vinh 100 tuổi,người có công thu thập và biên soạn Tập Gia Phả Đồng Hương Liên Thủy đã được con cháu cụ tổ chức tại Nhà Thờ Vinh Sơn đường Phạm văn Hai,Tân Bình,Sai Gòn.Thánh lễ bắt đầu lúc 10g30.

Cụ Vinh đứng trước,cha Trí ở giữa 2 cha đồng tế
                                               
Chủ trì thánh lễ tạ ơn là LM Phạm minh Trí,LM Trưởng Đồng Hương Liên thủy và 2 LM khác đồng tế.Cùng tham dự còn có các LM và tu sĩ đồng hương,Ban chấp hành Giáo xứ Vinh Sơn cùng khoảng 200 người tham dự là đồng hương và con cháu cụ Vinh.

Bên Trái là ô.Uông,giữa là cụ Vinh,bên Phải là ông Hưu
                                               

Bài giảng lễ cảm động với những tình cảm ruột thịt của cha chủ tế  với cụ Vinh và đàn con cháu đông đảo tạo ra không khí ấm áp nghĩa tình và niềm vui vì trong họ lần đầu có người đắc thọ như thế.

Sau lễ  mọi người xuống hội trường dự bữa cơm thân mật chúc thọ.Tại đấy lần lượt mọi người đến chúc thọ cụ Vinh với quà cáp,những câu thơ,câu đối,bài hát cảm động.

Đặc biệt cụ Cụ Phạm văn Hưu 88 tuổi dòng trưởng Chi Tộc cụ Quì đã hát một bài chúc thọ rất vui cho cụ Vinh làm mọi người vỗ tay thật to.

Màn trang trí trong Phòng tiệc
Cụ Vinh
Cha Trí tại bàn tiệc

Buổi lễ chấm dứt vào lúc 1 giờ trưa.