Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 1 tháng 7, 2013

CON Ở NHÀ CHA,CHA Ở NHÀ CON

 Tôi đến Mỹ rất trễ, đến từ một quốc gia thứ ba, nên ba mươi năm sau 1975 tôi mới đặt chân lên xứ Cờ Hoa. Văn hóa và hệ thống xã hội nơi đây có những khác biệt so với nơi tôi đã sống, và điều dễ thấy nhất là nếp sống của xã hội Mỹ như vội vàng, cạnh tranh, và tấp nập hơn, so với nơi tôi đã sống, êm đềm và lặng lẽ.
          Người Việt ở đó ít hơn, nếp sống và sinh hoạt của gia đình còn mang nhiều nét truyền thống của nơi chôn nhau cắt rún. Người ta rất thân tình và chân tình khi bắt gặp nhau nơi công cộng, giáo đường hay chùa chiền. Và nhất là những lúc được thông báo có người Việt từ nước khác tới định cư, là những người già, những người có phương tiện, tình nguyện đưa đón, hướng dẫn các thủ tục nhập cư, những giấy tờ cần thiết cho một đời sống mới.
          Có lẽ đất Mỹ, nơi tôi đang sống, có cái khung cảnh xa lạ hơn, vì những núi đồi trùng trùng điệp điệp, đôi lúc cho tôi cái cám giác như đang đi trên đèo Ngoạn Mục, quãng đường từ Phan Rang lên Đà Lạt một thủa nào. Cảm giác êm ái đó làm tôi liên tưởng tới khu đồi mà dòng Don Bosco tọa lạc, nơi có hoa Anh đào nở rộ mỗi bận Xuân về, màu hoa rực rỡ giữa núi đồi hùng vĩ, thơ mộng của cao nguyên.
          Cũng đã mấy chục năm bỏ quê hương, bỏ cả những chiều lộng gió của núi rừng Đà Lạt và Di Linh, không hiểu những nơi chốn ấy bây giờ đã thay đổi ra sao, màu chè xanh của Bảo Lộc còn xanh như màu xanh ngày cũ, khu chợ hoa Đà Lạt, hay bờ Hồ Xuân Huơng còn dương liễu rũ xuống ven bờ, mà những hồn thơ ngày đó đã ví von như mái tóc thề của mấy cô sơn nữ cao nguyên. Bao nhiêu đã mất, bao nhiêu còn giữ, bao nhiêu còn nhớ được trong tâm trí của trang lứa chúng tôi.
          Cái mất mát hẳn nhiên đã làm chúng tôi đau đớn xót xa, nhưng chưa chắc đã bằng những chua chát, bẽ bàng, mà trang lứa chúng tôi phải gánh chịu trong cuộc sốngtuổi già trên đất nước xứ người.
          Tôi đến Mỹ như đã nói là rất muộn màng so với nhiều đồng bào, và những người bạn thân tình thủa nào cũng đã tản lạc mỗi đứa một nơi. Và ở đây , trong vòng 50 dặm vuông hay vài trăm dặm dài, tôi cô đơn không bè bạn. Mỗi ngày, ngoài việc nhổ cỏ vườn sau, nhặt lá vườn trước, đưa đón bốn cô cháu đi học, tôi chỉ còn biết đi bộ, nhìn đồi núi nối tiếp nhau trên thành phố này để mơ mộng về núi rừng quê tôi, nơi mà hàng chục năm tôi và đồng đội chung sống, có khi gian nan, mà cũng có lúc thật thơ mộng. Và rồi trong một trường hợp ngẫu nhiên, tôi đã gặp được bác Thụy, một người Việt Nam cô độc, cũng lạc lỏng đến nơi này như tôi.
          Cũng là một thói quen như nơi tôi đã từng sống, hễ gặp được người nào mà tôi đoán là dân nước tôi, thì tôi không ngại ngùng đến làm quen, và câu hỏi đầu tiên của tôi thường là "Ông nói được tiếng Việt nam không?" Nếu người đó trả lời họ là người Việt thì tôi nhất định rất vui mà hỏi chuyện. Tôi quen bác Thụy cũng trong trường hợp tương tự. Từ lần gặp đó, tôi hay tìm tới bác vào mỗi cuối tuần hoặc là những khi bác gọi tôi đến , và lúc nào bác cũng mở đầu bằng câu "chúng nó đi cả rồi," ý của bác là các con đã đi làm hết . Tình cảm của chúng tôi từ đó ngày càng thân thiết hơn. Bác kể cho tôi 12 năm trong quân đội, phục vụ cho một đơn vị Quân báo, hoạt động trên lãnh thổ Quân Đoàn I, bị thương nhiều lần, nhưng lần nào cũng may mắn qua khỏi. Bác đến Mỹ theo chương trình Đoàn Tụ, con gái bảo lãnh hai vợ chồng nên không được hưởng một trợ cấp nào của Chính phủ Mỹ như diện HO, tất cả đều do thân nhân bao bọc.
          Thời gian ở lại Việt Nam, bác đi dạy học, cũng như trước khi động viên bác là một giáo viên dạy vật lý tên tuổi tại Sài Gòn, lương giáo viên tuy không khá, nhưng cũng đủ cho hai vợ chồng bác sống tạm qua ngày, nhất là bác được các trung tâm chuyên Lý mời cộng tác, nên dạy cả sáng, chiều và tối. Vả lại, mỗi năm, các con bác gởi cho một vài trăm đô-la vào dịp Tết, hai vợ chồng lại dành dụm mua một chỉ hay 5 phân vàng hầu dùng cho việc ma chay sau này. Cho đến năm 2003, con gái bác viết thư báo tin cho biết là đã làm hồ sơ bảo lãnh cho ba má , bác cũng chẳng hy vọng gì, vì thời gian đợi chờ dường như đã quá mòn mỏi; vả chăng, tuổi đã cao, đi đâu cũng chỉ kiếm hai bữa cơm mà thôi, nên gần như vợ chồng bác không nghĩ tới chuyện ra đi. Cho đến năm 2006, bác được gọi bổ túc hồ sơ, rồi cuối năm đó, bác được phỏng vấn, theo bác kể thì có lẽ vì lợi tức của con gái bác cao, nên họ cho đi nhanh và rồi đầu tháng 4 năm 2007 bác được sang Mỹ theo diện đoàn tụ gia đình, nhưng tính cho đến nay, bác vẫn chưa hội đủ điều kiện thi nhập quốc tịch Hoa Kỳ .
          Thời gian đầu sống với con cái vui vẻ lắm, vì còn mới, tình cảm còn mới, mọi thứ còn mới và còn mới là còn vui vẻ. Rồi từ từ bác được một người quen giới thiệu đi làm assembler cho một hãng điện tử, lương $10/ giờ, hai vợ chồng già thật là hạnh phúc, cứ cuối tuần là hai ông bà rủ nhau đi Wall Mart hay Target mua áo quần và đồ chơi cho các cháu. Nhưng rồi kinh tế ngày càng suy thoái, sau gần hai năm làm assembler, bác mất việc làm, không có cách nào xin được việc khác; hơn nữa, những người trẻ còn chưa xin ra việc làm thì ông già 63 tuổi như bác dễ gì tìm được việc, nên bác đành xin tiền thất nghiệp, được hưởng thất nghiệp hai năm. Khoảng thời gian này, bác cho biết rất là buồn; suốt ngày vợ chồng cứ mong cho hai đứa cháu đi học về để chơi với cháu cho đỡ buồn, rồi thì cứ vườn sau sân trước, vợ chồng thi nhau nhặt cỏ, tưới cây, hay lên đồi lượm những viên đá hình dáng đẹp đem về lót quanh mấy bụi hồng cho hết thời gian.
          Bác cũng năng nổ đi tham gia sinh hoạt các hội đoàn, như hội người già, Hội SQ/TBTD. Nhưng rồi tiền trợ cấp thất nghiệp hết, và khó khăn đến với bác bây giờ là tiền đổ xăng, bác không biết xin ai hai chục bạc để mua xăng. Bác nói, một đôi khi bỗng dưng nghe thèm một tô phở, nhưng cũng không cách nào có được, "Ông ạ, có đêm tôi không ngủ được chỉ vì nghĩ tới mùi ngò gai và rau quế bỏ vào tô phở mà chảy nước miếng hoài không ngủ nổi."
          Tình cảm con người hình như rất mỏng manh, không bền chắc, và rất dễ gãy đổ, từ tình vợ chồng, cha con hay anh em; và nghèo đói là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với tình cảm. Cổ nhân cũng đã từng nói "phú quí sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc", cái gì người ta bảo "tiền tài như phấn thổ, nghĩa trọng như thiên kim" có chăng, chỉ là trong đạo đức kinh hay sách vở của Thánh Hiền mà thôi. Không có tiền, nguyên lý nào cũng bị bỏ quên, đạo đức nào cũng dư thừa, và tình cảm nào cũng mai một; đặc biệt ở một xã hội mà mọi nền tảng đều lấy lợi nhuận làm chuẩn.
          Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục và hy sinh. Con cái ở chung với cha mẹ là tự nhiên, nhưng cha mẹ ở chung với con cái lại ưu phiền, vì lúc nào cũng phải nhìn mặt mũi con cái, phải xem chừng nó vui buồn bất chợt ra sao. Muốn mở cái TV cũng phải lựa lúc nó vui vẻ, muốn mở cái CD nghe nhạc cũng tùy thời cơ nó buồn hay giận. Lại còn phải coi sóc con cái cho chúng, nhỏ thì cho đi tiêu đi tiểu, rửa đít, cho ăn, tắm giặt, lớn thì đưa đón tới trường, có khi còn bị mắng, đành chỉ biết cúi mặt dấu nước mắt đi. Họa hiếm lắm, chúng cho vài ba trăm bạc vào dịp lễ nào đó thì lại coi như phúc ấm chúng ban cho .
          Con cái ở nhà cha mẹ thì hạnh phúc, cha mẹ ở nhà con cái thì nhẫn nhục, chính là chỗ này.
          Một buổi sáng bác gọi tôi tới nhà, chỉ cho tôi một tờ giấy con gái bác viết để lại trên bàn cho bác, tôi cầm lên đọc: "Theo luật bên nầy, chủ nhà có quyền gọi cảnh sát đến bắt buộc người thuê phải ra đi, nếu người chủ đã thông báo cho người thuê hai lần bằng thư. Ba không trả tiền nhà, nhưng con cũng coi ba như người thuê nhà, đây là lần thứ hai con yêu cầu ba dọn ra, ba đừng ép con phải gọi cảnh sát".
Tôi đọc đến đây, bổng nhiên nước mắt tôi trào ra, bác nhìn tôi và nấc lên thành tiếng, bác cũng bật khóc. Tôi ôm hai vai bác và nói "Hãy yên tâm, không có luật như vậy đâu, nếu cô ấy gọi cảnh sát, bác có thể nói cô ấy ngược đãi người già, con bác chỉ hù bác thôi". 
Và rồi bác bắt đầu kể cho tôi nghe hết tự sự. Thoạt đầu là gạo, chúng nó than phiền: "Nhà người ta một năm chỉ tốn hai bao gạo thôi, sao nhà mình mỗi tháng một bao", tôi mở cassette ngồi ngoài garage nghe nhạc, ngoài garage thì nóng, tôi mở cửa bên hông ra cho bớt nóng, nó đóng lại, và bảo mở cửa chuột chạy vào nhà. Tôi hiểu ý là nó sợ tốn điện, tôi tắt cassette vào nhà. Ông cũng biết, ở bên này, người già chỉ lấy cái TV làm bạn, nhưng nó mắng vào mặt tôi và bảo không biết xài thì đừng xài, TV cứ mở hoài chịu sao nổi, thế nào cũng có ngày TV bị cháy. Mỗi ngày, chúng nó đi làm về trễ, có khi 7:30 hay 8:00 tối mới về đến nhà , và tôi đều cố gắng ăn trước để không chạm mặt chúng nó trong bữa ăn; ăn trước thì thú thật chỉ ăn sơ sài cho no bụng thôi, thức ăn của chúng, tôi không dám đụng vào; vợ tôi thì chờ cho chúng ăn hết đã, cái gì còn lại bà ấy mới ăn, chúng tôi chỉ dám ăn những thức ăn thừa thải mà thôi. Công việc lặt vặt trong nhà như lau dọn, rửa chén bát, đưa đón các cháu, chúng tôi đều làm hết, nhưng nó bảo với tôi là tội nghiệp thằng chồng nó phải còng lưng gánh hai ông bà già. Những ngày nghỉ, hay cuối tuần, vợ chồng con cái chúng đi ăn tiệm. Những năm đầu khi cháu út chưa thể gởi đến trường, thì chúng còn gọi vợ tôi đi ăn với chúng; những ngày lễ Tết cũng tặng quà cho vợ tôi. Nhưng từ khi cháu út lớn rồi, chúng cũng lơ là với vợ tôi luôn, cho đến sau này, chúng lạnh lùng đến như bỏ mặc, vợ tôi buồn quá đành đi tìm chỗ giữ trẻ ở một tiểu bang khác, nên ông tới nhà không thấy vợ tôi là vậy.
          Bác lấy dưới gối ra một lá thư khác đưa cho tôi, bác bảo lá thư không có một chút tình người, thú thật tôi không dám đọc hết, nhưng trong trí tôi như vẫn in sâu những dòng này "ba người ta chết thì con cái khóc lóc tiếc thương, nhưng nếu ba chết con sẽ thở ra một cách nhẹ nhõm. Con thật không muốn bảo lãnh ba sang Mỹ đâu, chỉ vì bắt buộc mà thôi, Ba hãy dọn ra đi để còn một chút gì gọi là tự trọng".
          Tôi cũng tự hỏi mình, bác đi đâu bây giờ? Một đồng bạc cũng không có, bà con, bạn bè cũng không luôn, bác dọn đi đâu? Trong khi bác lại chưa phải là công dân Hoa Kỳ, làm cách nào để có thể xin trợ cấp! Tôi đành an ủi bác, thôi bác cứ yên tâm, điều quan trọng bây giờ là hãy nhịn, nhẫn nhục đó mà, rồi từ từ hãy tính.
          Một ông già tóc đã bạc hết rồi, nước da đã ngả màu đồi mồi, tay chân đã lọng cọng, dễ gì xin được một việc làm trên một đất nước đầy dẫy nhân lực và cạnh tranh.
          Tôi biết có rất nhiều cơ quan, tổ chức thiện nguyện, sẵn lòng tiếp những người khó khăn; nhưng với hoàn cảnh của bác, thật không có tổ chức nào có thể giúp đỡ, vì có tổ chức nào có nhà cửa, cơm áo, để cung cấp cho bác trong lúc này, nhất là trong thời kỳ kinh tế suy thoái, ngân sách các cơ quan, giáo dục, y tế hay xã hội ... đều bị cắt giảm. Và tôi chỉ còn một con đường để đi, đó là dẫn bác tới Sở Xã hội, để xin cấp thẻ EBT ( Electronic Benifits Transfer), tức là mỗi tháng, Sở Xã Hội bỏ vào trong thẻ EBT $200 USD cho bác mua thực phẩm, gạo rau cá thịt, nước uống, trái cây...
          Nhận được thẻ EBT bác liền hỏi nhân viên Xã Hội là có thể mua ngay thức ăn được không và thực phẩm là những thứ gì? Người người Cán Sự Xã Hội nhìn tôi, tôi dịch lại lời bác và nói thêm rằng, bác không có gì ăn từ hôm qua cho đến nay. Người Broker xin phép đi ra một lúc, rồi quay trở lại đem theo phần ăn trưa của cô để tặng bác. Quả thật tôi cũng xúc động rơm rớm nước mắt khi nói câu đó với người broker. Đúng là một miếng khi đói, bằng một gói khi no, bác cúi đầu cám ơn người cán sự Xã Hôi mà như muốn khóc.
          Tôi đem bác đi mua thực phẩm để hướng dẫn bác cách dùng thẻ EBT. Lần mua thử nghiệm đầu tiên của bác là 2 ổ bánh mì và 2 hộp cá Sardines rồi bác và tôi ra parking chui vào xe ngồi ăn bánh mì cá hộp.
          Tôi thật không hiểu rõ những tư tưởng nào đã đến với bác, nhưng mà nỗi xúc động của bác thì tôi biết là rất mãnh liệt, vì nước mắt bác đã chảy đến nỗi dùng hết một hộp khăn giấy của tôi để trong xe. Tôi ngồi yên để bác khóc và suy nghĩ về mình, không hiểu có một lúc nào đó tôi lại như bác hôm nay. Trên đất nước tạm dung này, những người già đã trở thành gánh nặng cho con cái, những người già đã bị lãng quên hay bị xua đuổi bởi gia đình, mà xã hội dù có nhân đạo tới đâu cũng khó kham nỗi với số người cao niên ngày càng nhiều.
          Một lần tôi đưa bác đi tái khám bệnh phổi, tôi ngồi chờ bác ở phòng đợi thật lâu, và khi bác trở ra cùng với một vị bác sĩ người Việt còn trẻ, vị bác sĩ này lấy ví ra 3 tờ bạc 20 đồng và nói "cháu chỉ còn bao nhiêu tiền mặt, nhưng cháu có một căn phòng trống trong Building này, có Microwave (lò vi-ba), khi nào bác cần thì gọi cho cháu, bác hãy nhớ là bác còn chúng cháu ở đây. Ông quay sang nhìn tôi và dặn chú làm ơn để ý tới bác này với, người già nào cũng có một nỗi khổ khi sang đây."
          Suốt quãng đường về tôi cứ mãi suy nghĩ về người bác sĩ đầy lòng nhân ái ấy. Y thuật và y đạo, điều nào được người ta coi trọng hơn trên đất nước này. Tôi hỏi bác Thụy về vị bác sĩ ấy, được biết ông ta tên là DR. Albert H. Lee, chuyên khoa về phổi, là bác sĩ đang làm việc tại hai bệnh viện lớn ở thành phố này, và rất được bệnh nhân quý trọng cả về chuyên môn lẫn đạo đức.
          Bác Thụy cho biết, thường ngày bác dậy rất sớm vì không ngủ được, có đêm bác chỉ ngủ 3 tiếng đồng hồ, rồi cứ suy nghĩ lung tung về chuyện đời, chuyện gia đình ...
          Bác kể sau 1975, vì tốt nghiệp đại học, nên bác được kêu đi dạy. Là một giáo sư dạy Lý Hóa nhiều năm, kinh nghiệm đặc biệt về phương pháp dạy luyện thi, nên các trung tâm luyện thi dạy ngoài giờ đều mời bác cộng tác, bác dạy cả sáng, chiều và tối, nhờ đó mà gia đình bác có được cuộc sống tương đối so với những anh em khác, và các con bác cũng từ đó mà học đến nơi đến chốn trước khi ra nước ngoài.
          Trước ngày sang Mỹ, bác bán đi căn nhà, thu gom tài sản lại, cũng đựoc vài ba chục ngàn đô la, đều đem cho con hết. Bây giờ nếu quay về, không còn nhà để ở, và biết lấy gì làm kế sinh nhai, vì tuổi đã cao rồi, làm sao xin được việc làm, đó là chưa nói tới những phiền toái khác từ xã hội, thật là tiến thoái lưỡng nan, bác tâm sự.
          Có một buổi trưa tôi tìm tới bác, chứng kiến bữa cơm trưa gọn gàng của bác mà mủi lòng, một tách uống cà phê đong đầy Oat Meal, đổ vào một tô lớn, rót nước nóng từ bình thủy ra, khuấy đều chừng 2 phút, chờ nguội và ăn, không cần nước mắm hay xì dầu, hoặc một loại gia vị nào khác. Bác bảo từ khi có thẻ EBT, tôi không còn lo thiếu xì dầu nữa, nhưng nhịn được cái gì hay cái đó, với lại bác sĩ bảo ăn mặn cũng không tốt .
          - Bác ăn như thế này mỗi ngày sao ?
          - Vâng, chỉ vậy thôi, tôi đâu có cần gì thêm, chỉ cần một căn phòng nhỏ, đủ đặt một cái giường là được rồi; thế nhưng đời tôi quả là cùng khổ, mà thực ra tôi đâu có cầu sống lâu, sống thọ, sống không có gì vui, thì chết đâu có gì buồn, sỡ dĩ tôi vẫn đi bác sĩ là vì tôi sợ đau đớn, cũng như tôi không đủ can đảm để tự tử, còn chết ư, tôi nghĩ tới rất thanh thản, trên đời tôi không còn gì luyến tiếc thì chết đi tôi đâu có gì tiếc nuối, chỉ cầu sao cho được chết thật nhanh, không đau đớn, đó là nguyện vọng duy nhất còn lại của tôi.
     Thường thường bác hay kể cho tôi về những bữa cơm dã chiến của bác, như bữa ăn của những người lính ngoài mặt trận. Bác mua một cái bếp gas nhỏ bỏ trong túi vải mang theo bên mình mỗi khi đi bộ, một bình thủy nước sôi, một tách cà phê Oat meal, một cái tô và muổng. Buổi trưa ngồi vào một góc nào đó trong công viên, nơi người ta cho phép nướng BBQ, bác mở hộp cá ra, hâm nóng bằng bếp gas chừng 2 phút, rồi đổ nước sôi trong bình thủy vào tô và khuấy Oak meal lên ăn, bác chỉ về nhà vào xế chiều, làm thức ăn tối và nấu nước sôi đổ vào bình thủy, chuẩn bị thức ăn cho ngày hôm sau, và những việc này luôn luôn làm xong trước khi con gái bác về nhà, ăn chiều xong, bác lại chui vào căn phòng nhỏ dấu mình trong đó, để không phải gặp mặt con gái nghe nó nói nặng nói nhẹ và đuổi nhà.
     Bác tâm sự rằng, đôi lúc muốn ôm mấy đứa cháu một chút, nhưng thật rất khó, vì chúng nó sợ má la, lâu lâu con cháu lớn lén vào phòng ông, đưa ngón tay lên môi làm dấu với ý bảo ông im lặng, ngồi chơi với ông một lúc rồi chạy ra. Có những khi chúng nó vào phòng ông, má nó biết được là la mắng chúng liền. Ông cháu gặp nhau như đi thăm tù cải tao, thật là một hoàn cảnh đặc biệt hiếm hoi.
Nghe bác kể lại, tôi đành tìm cách an ủi bác, kể cho bác nghe về những đứa cháu phá phách của tôi, mọi thứ trong phòng tôi mỗi ngày được xếp theo một kiểu, computer của tôi được load đầy các games "comp của ông ngoại dễ xài hơn, con thích games trong comp của ông ngoại hơn" thế là cái computer của tôi bận dài dài, chỉ trừ khi chúng đi học. Cho nên chơi với cháu chưa hẳn là hạnh phúc đâu bác ạ .
     Bác kể cho tôi những bữa cơm chấm xì dầu thật cảm động. Mới đầu bác hỏi tôi :" Ông có bao giờ mút xì dầu chưa "? Tôi trả lời là tôi không hiểu ý bác.
     Bác kể lại vào những tháng bác chưa có thẻ EBT, bác ăn cơm với xì dầu hiệu đậu nành, nhưng không dám chan vào chén cơm, chỉ hai miếng cơm mới nhúng đầu đủa vào chén xì dầu một lần và mút lấy đầu đũa, vì nếu chan vào chén cơm hay mút nhiều lần thì sẽ hết mất, không có tiền mua nữa. Những ngày tháng ấy, anh Hồng, một người bạn cũ, mỗi lần ghé thăm, anh thường mua xì dầu, rau muống, broccoli cho tôi, tôi còn nhớ mãi, bây giờ anh chuyển đi xa rồi, cách đây cũng vài ba tiếng lái xe nên anh không thường tới nữa, mà cũng tội nghiệp, anh ấy cũng chỉ sống với mấy trăm đồng tiền già mà thôi, nhưng khi nào tới cũng đưa tôi đi ăn phở, hay có khi anh mua sẵn 2 tô phở mang đến đây hai anh em cùng ăn. Nghĩ lại, chỉ có những bạn đồng ngũ mới thương nhau và đùm bọc nhau trên đất nước tạm dung này.
     Ông biết không, vào những ngày tháng đó, có khi tôi rất thèm bánh tráng có vừng đen, hay cơm trắng và xì dầu, mà phải là xì dầu đậu nành, đủ cho tôi ăn không sợ hết. Những đêm nằm không ngủ được, tôi lại ao ước có được một ổ bánh mì của chợ Vons để ăn, tôi thèm mùi thơm của bánh mì chưa kịp nguội, hoặc giả đã nguội đi, tôi lại thèm vị ngọt của bánh khi nhai còn thấm trên đầu lưỡi của mình, thèm đến chảy nước miếng.
     Nghe bác kể, tôi thực sự không cầm được lòng mình, lại nghĩ tới thời gian khó khăn, tôi cũng đã từng thèm được ăn một bữa khoai mì cho thật no, và chỉ mơ ước ngày về, tôi sẽ bảo vợ mua khoai mì cho tôi ăn một bữa cho đã thèm.
     Khi thiếu thốn, con người sẽ thèm đủ thứ, cho nên nghe bác kể, tôi thực sự hiểu được cảnh ngộ ấy, và hiểu được sâu xa nỗi lòng của bác, chỉ có một điều mà không ai ngờ được, đó là sống trong một siêu cường bậc nhất, mà người dân chỉ thèm một ổ bánh mì không cũng không có để ăn, cái ước mơ nhỏ nhoi ấy đã ở dưới mức tầm thường rồi, vì kể cả những người vô gia cư trên thành phố này, cũng không ai có một ước mơ như bác Thụy. Có ai quanh đây đang lâm vào tình cảnh của bác hay không tôi không rõ; cũng có thể có người bị gia đình hắt hủi, con cái bỏ rơi và xua đuổi, nhưng đến một đồng xu dính túi cũng không có thì tôi không tin.
     Rồi một ngày bác nhờ tôi chở đi xin việc, bác đọc được một mẩu rao vặt đăng tin cần một người đứng tuổi, có sức khỏe, để săn sóc một ông già 83 tuổi, bị bệnh mất trí, bao ăn ở, tiền lương sẽ thương lượng.
     Tôi chở bác tới địa chỉ tìm gặp chủ nhà, cô chủ nhà tiếp chúng tôi và hỏi :
          - Chú xin hay chú này xin?
          - Tôi, bác nhanh nhẩu trả lời.
     Chủ nhà dẫn chúng tôi đến phòng ông cụ, cô cho biết ông cụ đã quên hết mọi thứ, cần giúp ông cụ ăn uống, đi tiêu, đi tiểu, thay quần áo, và tắm cho ông cụ. Mọi sinh hoạt của ông cụ đều cần được giúp đỡ, nhất là về đêm, ông cụ hay thức dậy đi quanh quẩn trong nhà một mình, những lúc như thế cần có người bên cạnh, đề phòng khi ông cụ bị té. Nhiều khi ông cụ đi tiêu, đi tiểu trong quần mà không biết. Và cô hỏi:
          - Chú có thể giúp ba tôi được không ? Hay chú làm thử vài ngày , vì có người nhận làm nhưng một hay hai ngày sau lại bỏ vì không chịu được tính tình của ông cụ.
          - Không đâu, tôi làm được, tôi rất thích người già và trẻ con, cô cứ để tôi làm.
          - Vâng, vậy chú có bằng lái xe không cho cháu xem thử?
     Bác lấy bằng lái xe đưa cho cô chủ, cô ta xem xong rồi trả lại bác, cô nói, ba cháu nặng 65 ký, không hiểu chú có thể đỡ nổi không, chú làm thử một vài ngày đi, nếu không được, cháu vẫn tính lương cho chú.
     Lương tháng là $800, bao ăn ở, mỗi tuần nghỉ một ngày, tốt nhất là thứ 7, cái giường phía trong là của ba cháu, chú nằm giường ngoài. Thức ăn hàng ngày cháu nấu sẵn để trong tủ lạnh hay trên bếp, chú muốn ăn thứ gì cứ ăn tự nhiên.
     Mỗi ngày ba cháu uống 12 loại thuốc, ăn cơm trưa, chiều; sáng, ba cháu uống cà phê, khi chú pha cà phê, nên để nguội rồi mới đưa cho ba cháu, vì ba cháu thích khuấy cà phê bằng ngón tay rồi mút. Thuốc thì cháu sẽ viết tên, liều lượng, giờ uống để trên bàn, chú cho ba cháu uống đúng giờ là được rồi.
     Sau khi chủ nhà và bác bàn bạc công việc xong, tôi chở bác ra về, hẹn thứ Hai tuần tới là bắt đầu đi làm. Thoạt đầu bác có vẻ rất vui vì tìm được công việc, nhưng một lúc sau, tôi thấy bác khóc, bác như bị hụt hơi cứ nấc lên từng tiếng, tôi lo sợ nên tìm cách đưa bác vào một shop bên đường, đậu xe lại và hỏi bác :
          - Sao bác lại buồn?
          - Con người ta thì thuê người săn sóc cho cha, còn tôi thì bị đuổi ra khỏi nhà đi chùi đít cho thiên hạ, ông nghĩ xem có tủi không?
     Nói xong câu này bác lại khóc lên thành tiếng. Tôi ngồi im để bác khóc cho hết cơn xúc động rồi mới bảo bác, mỗi người có một số phận, một đoạn trường, và một nỗi niềm phải gánh, không ai có thể có hạnh phúc hoàn toàn, chỉ có ông cụ 83 tuổi ấy mới thực sự hạnh phúc, vì ông đã quên hết mọi sự, đã không còn biết mọi sự.
     Làm cha mẹ, được con cái yêu thương, gia đình hòa thuận dĩ nhiền là điều tốt, . Nỗi đau khổ bị con cái bỏ rơi hay xua đuổi chưa hẳn đã lớn hơn nỗi đau đớn khi phải nhìn thấy con mình dửng dưng với cha mẹ; không hiểu bác có nghĩ như tôi không?
     Bây giờ ở là mùa hè, rải rác đó đây, trên những đồi hoang quanh nhà tôi đã trổ lên vài chùm hoa dại, màu vàng như hoa Cúc, càng làm tôi nhớ đến quê hương mình, như ngày thu trên rừng núi cao nguyên, những khóm Quỳ hoang cũng nở vàng như vậy trên những triền đồi, và càng nhớ đến người sĩ quan thám báo bây giờ không phải đang nhật tu trận liệt, hay chăm sóc một đồng đội kém may mắn, mà là đang chăm sóc một cụ già mất trí...
Du Tử Nguyễn Định

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Sữ Tích Rét Nàng Bân

RÉT NÀNG BÂN

TS. LÃ DUY LAN
Theo vòng tuần hoàn của trời đất, hàng năm ở miền Bắc và miền Trung nước ta, cứ đến đầu tháng Ba âm lịch lại thấy xảy ra những đợt rét. Có khi hai ba ngày. Có khi kéo dài cả tuần lễ.
Tháng Ba âm lịch thường tương đương với tháng Tư dương lịch, là lúc đã bắt đầu vào mùa Hạ. Nhìn lên bầu trời, thấy quang đãng, đôi khi lại le lói cả những tia nắng, vậy mà vẫn cứ rét. Rét mơn man ngoài thịt da. Nhưng cũng có khi rét thấm cả vào trong dạ.
Những năm trời u ám đầy mây, hoặc mưa bụi sụt sùi, thì cái rét cũng thực tê tái. Trẻ con ho gà, người lớn khó chịu, còn ông già bà già thì nổi những cơn ho rũ rượi. Mấy ngày trước nắng, tưởng đã cất khăn ấm áo ấm đi được rồi, vậy mà lại phải mở ra, quàng vội lên người lên cổ…

Ấy là rét… nàng Bân!
Trong dân gian, từ lâu vẫn lưu truyền câu nói: “Tháng Giêng rét dài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân.
Tháng Giêng, tháng Hai thì đã rõ, là cái rét còn sót lại của năm cũ, mùa đông… Cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa mới chớm vào nụ, nắng lên hẳn sẽ bị héo tàn. Thế nhưng, đến tháng Ba, hà cớ chi lại còn có rét thêm nữa?
Chắc phải có nguyên do nào đấy, bởi vì dân gian vẫn cho rằng, ông trời đã làm gì, đã sinh ra cái gì, tất đều phải cân nhắc kỹ càng, chứ chẳng thể có những chuyện bỗng dưng vô cớ được!
*
Nàng Bân là một cô gái hiền lành, đức độ, lại rất mực chịu thương chịu khó, hay lam hay làm. Nàng đối xử với mọi người cũng thực chu đáo, tận tụy.
Tính tình ấy không cho phép nàng làm bất cứ việc gì đại khái qua loa. Từ rửa cái đũa cái bát đến quét nhà, cũng đều phải sạch sẽ như lau như ly. Đồ đạc xếp đặt phải thật gọn gàng, ngăn nắp. Cơm, canh phải ngon, phải dẻo. Còn việc đồng áng, thì từ cày cuốc đến nhặt cỏ, tát nước, rải phân… bao giờ cũng phải tỷ mỷ, cẩn thận. Đến khi cấy cây mạ xuống lại còn cẩn thận tỷ mỷ hơn nữa: cả trăm ngàn khóm đều ngay hàng thẳng lối và giống nhau như… một.
Những việc quay tơ dệt sợi, may vá thêu thùa nàng làm có phần lại còn công phu và khéo léo hơn. Từng sợi, từng sợi đều được trau chuốt kỹ càng. Không để sót một đường kim, không thấy lỗi một mũi chỉ. Còn những đường họa tiết và hoa văn trang trí thì tựa như có bàn tay của tạo hóa đặt vào, vừa mềm mại, uyển chuyển lại vừa bóng bẩy, tinh tế…
Khắp trần gian có lẽ chưa thấy ai có thể làm được như nàng. Người ta, không nhiều thì ít, ai cũng có lúc vội vã nôn nóng. Nhất là khi công việc phải kéo dài quá lâu và quá đơn điệu thì sự vội vã, nôn nóng lại càng hay dễ xảy ra. Nhưng đối với nàng, sự kiên trì nhẫn nại đã thành bản tính, và niềm say mê, đã thành nỗi đam mê, từ lúc đầu đến tận lúc cuối…
Bản tính ấy cũng là hiện thân của sự hoàn thiện và của đức khiêm nhường, cũng lại là biểu tượng của khát vọng con người muốn đạt tới cho tận thiện tận mỹ. Đó là một mẫu mực tuyệt đối. Nó vững bền như núi như sông và vĩnh hằng như trời như đất.
*
Khi đến tuổi lấy chồng, nàng Bân cũng về làm dâu như mọi người, nhưng tính tình thì vẫn như xưa, không một mảy may thay đổi. Không ai chê trách nàng, dù chỉ một nửa lời. Còn nỗi, do cẩn thận, tỷ mỷ mà công việc của nàng có chậm, thì đấy chỉ là nhận xét của những người xung quanh, những người chưa thực sự hiểu nàng. Khi nghe những lời nhận xét ấy, không bao giờ thấy nàng thanh minh, những cũng không bao giờ thấy nàng thay đổi cung cách làm việc.
Nàng lấy chồng vào đầu mùa đông, ngay sau khi công việc gặt hái vừa xong. Thấy chồng còn thiếu áo ấm, nên nàng bắt tay ngay vào việc quay tơ kéo sợi để chuẩn bị đan một chiếc áo thật ấm, thật đẹp cho chồng.
Những sợi tơ sợi len của nàng vừa đều đặn lại vừa thực nuột nà óng ả. Rồi nàng đi tìm nhiều thứ vỏ cây, pha chế và nhuộm ra nhiều loại màu khác nhau. Tiếp đến, nàng ngồi vẽ kiểu áo và các hình trang trí, họa tiết. Lật đi lật lại mãi, chỉ đến khi ưng ý nhất, nàng mới bắt tay ngồi đan.
Ôi! Những mũi đan của nàng mới mịn màng và duyên dáng làm sao! Cứ như có phép màu huyền diệu chứ không phải bàn tay con người. Nàng để hết tâm trí vào công việc, và mỗi mũi đan tựa như có thêm một lời ca hát cất lên tự trong lòng.
Thời gian thấm thoắt trôi đi, hiền lành và yên ả. Nhưng đối với nàng, thời gian dường như chẳng bao giờ tồn tại, ngày và đêm cũng chỉ thoáng qua, tựa như bóng câu… Tháng một tháng chạp đến rồi cũng qua đi lúc nào, nàng không để ý. Đối với nàng, công việc bao giờ cũng như chỉ vừa mới bắt đầu, luôn mới mẻ và đầy hăm hở, ấy thế mà, ba tháng đã trôi qua…
Nàng Bân đan áo cho chồng
Đan ba tháng ròng mới được cổ tay.
Quả có như thế thật! Nhưng đối với nàng, điều ấy nào có quan trọng gì đâu? Đối với nàng, chỉ có công việc và sự hoàn thành mỹ mãn công việc mới là thực sự quan trọng! Bởi vậy, ngay sau khi đan xong tay áo, nàng lại tiếp tục đan đến thân áo. Và thế rồi, ngay qua ngày, lại thấy nàng mê mải ngồi đan.
Nàng đan như chưa bao giờ được làm một công việc gì hệ trọng đến như thế. Nàng đan như thể trời đất sinh ra là để nàng chỉ có ngồi đan! Bởi vậy, mặc cho tháng Giêng, tháng Hai đến rồi qua đi, mặc cho mưa dầm gió bấc và giá buốt, nàng cũng vẫn chăm chỉ, một lòng một dạ với công việc của mình. Và cuối cùng, điều phải đến đã đến thật: đầu tháng Ba toàn bộ chiếc áo ấm cho chồng, nàng đã đan xong!
*
Ôi chiếc áo! Sản phẩm mẫu mực bậc nhất của thế gian! Không ở đâu và không bao giờ lại có người thứ hai có thể làm được một sản phẩm như thế. Nỗi vui mừng của nàng thực không có bút nào tả xiết. Còn tâm hồn của nàng, thì tựa như đang bay lên tận chín tầng mây, đem niềm vui đến chia đều cho tất cả mọi người. Nhưng thật hỡi ôi! Chính lúc ấy trời lại trở nắng, hết rét!
Nàng Bân buồn lắm! Tưởng như trời cao bỗng đâu đều đổ ập cả xuống! Bởi vì, biết bao tâm trí, biết bao sức lực nàng đã bỏ ra! Rồi biết bao nỗi niềm, biết bao mơ ước nàng cũng đã đặt cả vào đường kim mũi chỉ!
Nàng rất yêu thương quí trọng chồng. Suốt mấy tháng ròng chàng đã phải âm thầm chờ đợi. Vậy mà chỉ một niềm vui, một hạnh phúc nho nhỏ thôi cũng không sao đền đáp lại được! Ôi! Hỡi trời cao đất dày và cả cõi nhân gian, có ai thấu hiểu cho nỗi lòng của nàng Bân không nhỉ?
Và thế là, thay vì niềm vui thì nàng đã ngồi bưng mặt khóc. Những tiếng khóc ai oán não nề và những tiếng khóc đớn đau tuyệt vọng…
Trị vì trên cõi thượng giới, bao nhiêu đời nay là Ngọc Hoàng Thượng đế, bậc minh quân vĩ đại, nỗi khát khao công lý của cả muôn loài. Ngài thường phải chăm lo đến nhiều công việc to lớn, nhưng cũng không quên lời cầu xin của những sinh linh bé nhỏ tội nghiệp nhất!
Ngài đang ngồi, bỗng đâu nghe tiếng khóc của nàng Bân vẳng tới. Tiếng khóc thổn thức, tức tưởi như có điều gì oan khuất khiến Ngài động lòng thương và lập tức cho gọi hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đến. Ngài phái hai vị đi điều tra cho rõ nội tình, rồi sau khi thấu hiểu, Ngài ngồi trầm ngâm một lúc lâu, mới phán:
- Ta biết ở dưới cõi trần, nhiều người phải sống cực sống khổ và phải chịu đựng nhiều nỗi oan khiên, nhất là những người trong giới phụ nữ. Họ phải suốt ngày đầu tắt mặt tối để lo ăn lo mặc và lo nhiều thứ nghĩa vụ, với xã hội và với chồng con. Nàng Bân đúng là người phụ nữ mẫu mực nhất của tấm lòng yêu thương, độ lượng, chăm chỉ và nhẫn nhục, xứng đáng được khen thưởng.
Nay ta ban lệnh xuống cõi trần: mỗi năm, cứ đến đầu tháng Ba âm lịch, rét sẽ kéo dài thêm một vài ngày. Để những người phụ nữ giàu lòng vị tha như nàng Bân, nếu có đan áo cho chồng chậm, cũng sẽ được toại nguyện. Bởi vì, áo đan xong, bao giờ cũng phải được mặc thử. Nhưng hai khanh nhớ, rét cũng chỉ vừa vừa và ngắn thôi nhé.
Nghe thấy thế, hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đứng lặng hồi lâu, tần ngần, nhưng rồi cuối cùng cũng mạnh bạo tâu lên:
- Muôn tâu Thượng đế. Nếu Thượng đế ban lệnh ra như vậy, e rằng sẽ không có sự công bằng. Chẳng lẽ chỉ vì một vài người mà để cho tất cả mọi người đều phải chịu rét thêm nữa hay sao? Chúng thần, do vậy, cũng sẽ khó bề mà cai quản.
Ngọc Hoàng vẫy tay cho hai vị ngồi xuống, rồi ôn tồn nói:
- Ta biết. Ta biết… Nhưng ta cũng đã cân nhắc kỹ càng rồi. Lòng tốt và tính kiên trì, lẽ đương nhiên, bao giờ cũng phải được khuyến khích. Một người mẫu mực sẽ là tấm gương cho tất cả mọi người. Hẳn hai khanh còn nhớ, đã từng tâu lên với ta, có bao nhiêu việc cẩu thả, dối trá, thậm chí xấu xa, mà người đời chẳng đã làm đó ư? Ta quyết định như thế chính là để nhắc nhở họ có làm gì thì cũng phải kiên trì, làm cho đến nơi đến chốn, chứ không được qua loa đại khái. Qua loa đại khái trong công việc lâu dần sẽ dẫn đến qua loa đại khái trong đối xử, rồi thẳng tay tàn nhẫn đối với nhau, chứ chẳng nghĩ trước nghĩ sau gì… Ta quyết như thế cũng là để thường xuyên nhắc nhở cho họ vậy.
Nghe thấy thế, hai vị Nam Tào, Bắc Đẩu đều cho là chí lý. Hai vị vội vàng đứng lên, rồi cúi đầu lạy tạ Ngọc Hoàng. Từ đó trở đi, hai vị thường xuyên đôn đốc các vị thần mưa gió và giá rét hàng năm thảy đều làm tròn nhiệm vụ. Tuy nhiên, cũng có năm rét có phần hơi quá lên một chút, ấy là vì, các vị thần này, dù sao đôi lúc cũng vẫn còn chểnh mảng trong công việc…
Từ trước đến nay, đã có nhiều người ghi chép về câu chuyện này, nhưng phần lớn đều cho rằng nàng Bân là hiện thân của sự chậm chạp, và thậm chí, có người còn lên tiếng trách cứ.
Theo ý chúng tôi, nếu nhìn nhận như vậy thì còn chưa thỏa đáng. Chúng tôi cho rằng, chỉ có qua sự chậm chạp ấy, mới chứng minh được rằng nàng Bân là một biểu tượng có một không hai của sự kiên trì nhẫn nại và của tấm lòng yêu thương trung hậu của con người.

Thứ Sáu, 18 tháng 5, 2012

MỘT NGÀY KHÔNG THỂ QUÊN


Nguồn uthang




Hôm nay là ngày quyết định sẽ đưa mẹ vào Viện dưỡng lão. Cả đêm qua thao thức không ngủ được, Phượng trằn trọc suốt đêm, nghĩ ngợi lan man hết chuyện này sang chuyện khác, lòng rối như tơ vò. Gần sáng nàng mới mệt mỏi thiếp đi, nhưng vừa chợp mắt được một lát, Phượng bỗng choàng tỉnh dậy vì một mùi khét từ nhà bếp xông lên làm nàng tỉnh hẳn ngủ. “ Thôi chết rồi, mẹ lại quên tắt bếp ” Phượng nói thầm như vậy, rồi không kịp xỏ dép, nàng hốt hoảng chạy thật nhanh xuống nhà dưới. Căn bếp mù những khói, hơi khét từ cái nồi đang nấu trên bếp bay tỏa khắp căn phòng, lửa xanh vẫn liếm quanh đáy nồi. Phượng vội vàng tắt bếp gas, bê cái nồi đặt qua một bên, rồi mở tất cả các cửa cho khói bay ra, may quá, nàng xuống kịp, nếu không cả nhà lại bị một phen hoảng vía. Từ khi mẹ bị bệnh lú lẫn, Phượng phải khoá ống gas mỗi khi đi làm, nhưng hôm nay nàng ở nhà nên không khóa, vì có dè đâu bà cụ lò mò xuống bếp sớm thế. Phượng đứng im, định thần một lúc cho tim bớt đập, rồi mới chậm rãi bước ra cửa sau.


Nàng gặp mẹ từ ngoài vườn đi vào, tay cầm một nắm lá gì dài dài, xanh xanh. Thấy con gái, bà Trình mỉm cười vui vẻ:


- Sáng bảnh mắt rồi, giờ này mới ngủ dậy à? May cho cô, tôi là má ruột, nếu là má chồng, thể nào cô cũng bị rầy.


Phượng nhìn lên bầu trời trắng đục, vừng đông chưa ló dạng, bóng đêm còn lảng vảng, cô khoan khoái hít một hơi thật sâu làn không khí mát mẻ của buổi ban mai, rồi quay sang mẹ, hỏi:


- Má ra vườn chi sớm thế?


- Má ra hái ít hành ngò để bỏ vô nồi cháo…


Vừa nói bà vừa đưa nắm lá lên khoe, Phượng suýt bật cười, nhận ra đó chỉ là một nhúm cỏ, nàng thở ra một hơi dài:


- Má lại quên tắt bếp, mà má định nấu món gì vậy?


- Má nấu cháo gà. Lâu lâu cũng nên đổi món, sáng nào cũng ăn bánh mì hoài, khô khan quá.


Phượng nhìn vô trong nồi, chỉ thấy lổn nhổn một ít gạo sống, và hai con gà bằng nhựa, đồ chơi của mấy đứa nhỏ, mẹ nàng đã bỏ tất cả vô một cái nồi với một chút nước, và bật bếp… Bây giờ tất cả đều cháy thành than, nhưng còn nhận diện ra được, Phượng nhăn mặt:


- Sao má để lửa lớn thế?


- Má muốn nấu cho lẹ để ba ăn xong còn kịp đi làm. Thôi, con lên lầu đánh thức ổng đi, má ở dưới đây pha cho ba ly cà phê.


Thấy Phượng vẫn đứng im, bà dục: – Sao không đi đi, còn đứng đó? trễ giờ rồi.


Phượng đau xót nhìn mẹ: – Má, nhớ lại đi! ba đi xa rồi mà, ba đâu có nhà?


- Thiệt à? ba đi xa thiệt à?


Bà mẹ lập lại một cách ngớ ngẩn, nét mặt chùng xuống, rất buồn. Một cơn gió lạnh lọt qua song cửa, làm lay nhẹ mấy tấm rèm, bà rùng mình, ngẩng nhìn ra bên ngoài, hàng cây maple bên kia đường đã rụng hết lá, vậy là mùa đông sắp tới rồi. Tim bà se lại, ông ra đi vào một ngày chớm đông, ông đi không bao giờ về nữa… Từ đó, bà sợ mùa đông, tuyết rơi chỉ gợi đến sự chia ly, màu tuyết trắng quá, trắng lạnh như màu áo tang, tuyết rơi phủ ngập khắp nơi, giá băng cũng phủ ngập đời bà. Xa nhau đã mấy đông rồi, bà chẳng còn nhớ, nhưng bà vẫn đợi, những đêm không ngủ, nằm nghe tiếng gió gọi, bà tưởng như tiếng thì thầm của người xưa. Ông đang ở đâu? đêm dài lạnh lẽo, ông có thấy cô đơn không ông? ở nơi xa xăm nào đó, chắc ông cũng đang nhớ đến tôi, sao ông không về? ông ơi…


Bà cố nhớ lại, trong ký ức đã phai mờ của bà, những hình ảnh cũ vẫn hiện ra, nhưng lộn xộn, không theo một thứ tự nào hết. Bà nhớ hôm đó không biết là ngày gì mà nhà bà đông người lắm, khách khứa ra vô tấp nập, đủ mặt bà con họ hàng và cả những người bạn bè. Gia đình hai đứa con trai lớn của bà từ hai tiểu bang khác cũng về họp mặt đông đủ. Lũ cháu nội, con của Sơn, Hải hiệp cùng hai đứa cháu ngoại con của vợ chồng Phượng thành một đám giặc, rượt đuổi nhau lung tung khắp nhà, làm bà chóng cả mặt. Nhưng bố mẹ chúng trái lại, rất khẽ khàng, họ chỉ thì thầm bàn tán, người nào cũng có vẻ mặt quan trọng, người nào cũng mặc quần áo trắng lùng thùng, trông chẳng ra làm sao. Phượng cũng đưa cho bà một bộ quần áo trắng bằng vải sô, và biểu bà mặc vô. Bà hỏi chi vậy? nó nói mặc áo vô để đi tiễn ba. A! bà hiểu rồi, đây là lúc tiễn ông lên đường, vì ông sắp phải đi xa… Bà nhớ mấy hôm trước, bệnh ông có mòi thuyên giảm, không thấy ông rên rỉ, những cơn đau hình như cũng rút lui, không còn hành hạ ông như mọi ngày. Bà ngồi bên giường, canh cho ông ngủ. Ông nằm im lìm, mắt nhắm nghiền, một cái mền mỏng đắp lên tới ngực, che thân hình ốm nhom chỉ còn da bọc xương thấy tội quá, căn bệnh ung thư quái ác đã lấy đi của ông hết da thịt. Ông ngủ không yên, lúc tỉnh, lúc mơ, thỉnh thoảng lại ú ớ…


Nhưng đến trưa, thì ông hoàn toàn tỉnh táo, ông cầm tay bà dặn dò: – Tôi sắp phải đi xa, bà đừng khóc nhé? Hãy can đảm lên…Ông còn nói nhiều nữa, nhưng bà nghe tiếng được, tiếng mất, vì ông nói không rõ, ông chỉ thều thào… Bà tưởng ông nói sảng, chứ đang đau mà đi đâu? vợ chồng chưa bao giờ xa nhau, lần nào đi xa, ông cũng cùng đi với bà, chẳng lẽ cuộc hành trình lần này, ông lại đơn độc một mình? Bà khuyên ông nằm nghỉ, không nên nói nhiều, ông nhìn bà lờ đờ, rồi ông thở ra một hơi dài, nhắm mắt lại. Sau bà, đến lượt các con xúm quanh giường nghe ông dặn dò, đứa nào mắt cũng đỏ hoe. Rồi ông thôi không nói nữa, ông nằm im, từ từ chìm sâu vào giấc ngủ, giấc ngủ cuối cùng của đời người, mắt ông khép kín, nét mặt thanh thản không chút ưu phiền. Các con lặng lẽ rút kui, để mẹ riêng tư với cha. Bà nghĩ chắc ông mệt nên ngủ say lắm, không thấy ông trở mình. Bà sờ thử, thấy tay chân ông lạnh ngắt, bà vội vàng lấy thêm mền đắp cho ông, trời mùa đông rét mướt, những người già thật khổ, nhất là ông lại đang bệnh… Bà chờ ông tỉnh dậy, để nghe ông xác nhận rằng ông chỉ nói chơi thôi, nhưng ông cứ ngủ hoài.


Bà rón rén, không dám cử động mạnh, sợ phá giấc ngủ của chồng, chả mấy khi ông ngủ được yên giấc. Bà muốn ngồi đây hoài, không muốn rời ông, để khi ông tỉnh, trông thấy bà, ông yên tâm. Tội nghiệp, từ dạo đau nặng, ông đổi tánh giống như con nít, hay hốt hoảng, sợ hãi, hơi một tí là giận hờn… Bà ngồi bên ông không biết bao lâu, cho tới khi một đứa con kéo bà đứng lên, nói:


- Má ơi! gần tối rồi, má phải đi ăn, từ sáng tới giờ má chưa ăn gì cả.


Bà đâu có thiết ăn? bữa cơm không có ông mới buồn làm sao, bà nói: – Tụi bay và mấy đứa nhỏ cứ ăn trước đi, đừng để phần cho má. Má không thấy đói, má muốn ngồi đây với ba thêm một lúc nữa.


Nhưng chúng nó cương quyết kéo bà ra khỏi phòng, nói ba mệt để cho ba nghỉ. Thằng Sơn còn kéo cái mền phủ kín cả mặt ba nó, cái thằng thiệt vô ý, vô tứ quá, trùm kín thế làm sao ông thở được? – Trời ơi! có bỏ ra không? ba bây ngộp mất thôi.


Bà la lên phản đối, bắt Sơn phải kéo cái mền xuống như cũ, bà mới chịu ra khỏi phòng. Từ lúc đó, tụi nó thay phiên nhau canh gác, không cho bà vô với ông nữa, nói đã có tụi con… Bà vẫn không tin rằng ông sẽ đi xa, vậy mà ông đi thiệt mới lạ chứ? sự thật mà cứ ngỡ như trong một giấc mơ… Cuộc tiễn đưa khá long trọng, có cả kèn trống. Bà và các con mặc áo trắng tiễn ông đi. Trời mưa sụt sùi, các con đi cạnh bà cũng sụt sùi, bà không bằng lòng, gắt: – Ba không bao giờ bỏ má đâu, ổng đi rồi ổng lại về, tụi bây khóc lóc chi vậy? để ba bây nóng ruột.


Thiệt tình bà không trông thấy lúc ông đi, và ông cũng chẳng bao giờ thơ từ về nhà. Nhưng bà biết ở một nơi xa xăm nào đó, ông vẫn hướng về bà, vẫn nhớ đến bà, vợ chồng đầu gối, tay ấp mấy chục năm trường, đi xa sao khỏi vấn vương?


Bà kiên nhẫn đợi ông về, chỗ ngồi của ông trên bàn ăn, bữa nào bà cũng bầy chén, đũa, để ông nhớ rằng ông vẫn còn chỗ trong gia đình này.Nhưng sao ông đi đâu mà lâu quá? Bà ngậm ngùi nói với con gái: – Dạo ba con ở nhà, sáng nào ba cũng chở thằng Thái đi học, còn má ở nhà coi con Uyên…


Rồi sực nhớ ra điều gì, bà hối: – Con lên coi tụi nhỏ dậy chưa? bồng con Uyên xuống đây cho má thay tã. Phượng nhìn mẹ thương xót, Uyên đã chín tuổi rồi, mà sáng nào bà cũng đòi bồng đi thay tã, trí nhớ của bà dừng lại ở ngày ông vĩnh viễn ra đi. Phượng ôm vai mẹ đi vô trong nhà, nàng bật TV lên rồi nói: – Chắc cháu Uyên còn ngủ. Má ngồi đây coi chương trình truyền hình Việt Nam, đừng xuống bếp nữa nghe má? để con lên lầu coi tụi nhỏ ra sao.


Bà Trình gật đầu, vơ lấy cuộn len và cái áo đan dở lên ngắm nghía: – Được, con đi đi! má vừa coi TV vừa đan nốt cái áo cho ba. Mùa đông sắp tới, ba cần có áo ấm, mà mấy cái kia đã cũ cả rồi. Tánh bà tham công tiếc việc, chẳng muốn ở không, bà coi việc chăm lo miếng ngon, áo ấm cho chồng, cho con, cháu là bổn phận và cũng là một thú vui của bà. Ông mất đã tám năm, mà ngày nào bà cũng đan áo cho ông, đan gần xong, rồi lại tháo ra đan lại, như vậy cả mấy chục lần.


Phượng lên lầu, vào buồng mẹ, kiểm soát lại một lần chót cái va li lát nữa sẽ đem theo. Va li đựng toàn quần áo và những vật dụng cá nhân của bà Trình. Khi biết chắc không còn quên món gì, Phượng đóng nắp lại, ngồi thừ người rất lâu. Lúc soạn cái va li này, nàng đã không cầm được nước mắt, mỗi món đồ của mẹ đều gợi lại những kỷ niệm. Nhìn chiếc ghế đu mẹ vẫn thường ngồi, Phượng tưởng như được nghe tiếng ru của mẹ. Trên cái ghế ấy, bà đã ru cháu, lúc còn bé thơ, Thái và Uyên không chịu ngủ nếu không có tiếng ru của bà. Ngày xưa, cũng những tiếng ru “ ầu ơ, ví dầu” đó đã đưa Phượng vào giấc ngủ êm đềm, bây giờ thì đến các cháu…


Những buổi sáng tinh mơ, khi các con cháu còn nằm trong chăn ấm, bà đã thức dậy, lui cui nấu nướng, lo bữa sáng ngon lành cho cả nhà. Những buổi tối mùa đông rét mướt, bà thức rất khuya, ngồi bên lò sưởi đan áo ấm. Những khi trái nắng, trở trời, bà không quản ngại thức suốt đêm, trông chừng, dỗ cho cháu ngủ yên giấc… Bà đã nuôi con, nuôi cháu lớn lên bằng tất cả tình thương của bà. Tình mẹ bao la như một dòng sông, nước chảy miên man, vô tận. Qua bao nhiêu thăng trầm của cuộc sống, mẹ lúc nào cũng sát cánh bên đàn con, tận tụy hy sinh, bảo vệ, che chở, giúp đỡ… Gia đình lúc nào cũng đầm ấm, yên vui, mọi người quây quần đông đủ dưới một mái nhà, thế mà lúc cuối đời, mẹ lại phải đơn độc một mình. Ôi chặng đường cuối cùng, bao giờ cũng là một chặng đường buồn thảm. Phượng rơi nước mắt, nghĩ đến phút chia tay lát nữa.


Con về mẹ ở lại đây Chia tay là đứt lìa dây mẫu từ Ngàn năm biết có bao giờ Có dòng ước mắt ngược bờ chảy lên?


Phượng hiểu nỗi cô đơn của mẹ trong những ngày sắp tới, nàng thấy lòng xót xa. Ý định đưa mẹ vô viện dưỡng lão thật ra đã manh nha có từ lâu, kể từ khi bà Trình có triệu chứng lú lẫn và có những hành động có thể gây nguy hiểm. Nhưng Phượng còn nấn ná chưa chịu thi hành, tại thương mẹ nên không nỡ. Cho tới mấy tháng gần đây, tình trạng trở nên tồi tệ, khi bà Trình hay mặc quần áo ngủ đi lang thang ra phố một mình và không biết đường về, hàng xóm phải đi tìm dùm. Một lần, bà suýt bị đụng xe lúc băng qua đường, may người tài xế thắng xe lại kịp, bà chỉ bị trầy trụa sơ sài. Bà mỉm cười ngu ngơ lúc được cảnh sát đưa về, mọi người hỏi bà đi đâu? bà nói bà đi đón ông. Tội nghiệp, ngày nào bà cũng đi đón ông, nhiều lần bà thức dậy từ hai, ba giờ sáng, vô phòng đánh thức mấy đứa cháu, biểu sửa soạn đi đón ông ngoại. Từ đó, sợ các con mất ngủ, mỗi buổi tối, sau khi đưa mẹ vô phòng riêng, Phượng phải khoá cửa lại. Có đêm nàng nghe tiếng đập cửa thình thình, mẹ đòi mở cửa cho bà đi chợ…


Bà Trình thích nấu nướng lắm, phải công nhận ngày trước, bà nấu ăn rất ngon, nhưng từ dạo bị mất trí nhớ, bà chẳng bao giờ tắt bếp. Mấy lần, bà suýt làm cháy nhà vì cái tật hay quên đó, vì vậy, trước khi đi làm, Phượng đã phải tắt ống gas và khoá cửa, sợ mẹ ra ngoài rồi gặp nạn. Như vẫn chưa yên tâm, nàng khoá cả ống dẫn nước vì mẹ hay mở vòi nước mà không tắt, làm nước chảy lênh láng khắp nhà, ướt cả thảm, may sao bà chưa trợt chân té ngã. Phượng đi làm mà trong bụng cứ phập phồng, không yên…


Tình trạng này không thể kéo dài, không thể để bà cụ ở nhà một mình được nữa. Một cuộc họp gia đình đã diễn ra giữa Phượng và hai người em trai ở tiểu bang khác. Vì sinh kế, không ai có thể bỏ việc để ở nhà săn sóc mẹ, nên tất cả đều đi đến quyết định là phải cho mẹ vào nhà dưỡng lão, nơi đó bà cụ sẽ được chăm sóc tử tế. Phượng đã đi thăm dò nhiều nơi, sau cùng nàng chọn cho mẹ một nhà dưỡng lão có người Việt Nam để mẹ đỡ cô đơn. Cuộc hẹn đưa mẹ vô viện sẽ là 11 giờ sáng nay.


Phượng vô phòng đánh thức hai đứa con để chúng ăn sáng và sửa soạn đi học, xong nàng bước vô phòng ngủ của hai vợ chồng. Dũng đã thức và đang cạo râu, chàng nhìn vợ qua gương và hỏi: – Nãy giờ em ở dưới nhà à?


Phượng gật đầu, kể cho chồng nghe về nồi cháo, và nói má đòi thay tã cho con Uyên, khiến Dũng bật lên cười. Thường ngày Phượng không bao giờ cảm thấy khó chịu vì những tiếng cười vô tư của chồng khi chứng kiến những hành động ngây ngô, nhiều khi rất con nít của mẹ, nàng biết chồng không có ý châm biếm, chàng cười chỉ vì buồn cười mà thôi. Dũng mồ côi mẹ từ thuở nhỏ, chàng thiếu tình mẫu tử nên rất quí mẹ vợ. Phượng cho là mình may mắn, và vẫn thầm cám ơn chồng, nhưng không hiểu sao hôm nay Phượng lại thấy bực mình vì tiếng cười vô tư của chồng, mà nàng thấy là không đúng lúc, Phượng có cảm tưởng như chàng là người ngoại cuộc, nàng cau mày trách: – Anh có im đi không? em đang rối ruột đây!


Dũng ngạc nhiên ngó vợ, nhưng rồi chợt nhớ ra hôm nay là ngày gì, chàng lập tức ngưng ngay tiếng cười vô ý thức của mình. Im lặng một lúc, chàng mới nói, giọng băn khoăn:


- Hôm nay anh không thể nghỉ làm để đưa má đi được. – Không sao, tự em sẽ đưa má đi, như vậy tốt hơn. Anh đưa hai đứa nhỏ tới trường và đón về dùm em, vì không biết em sẽ phải ở lại với má bao lâu… – Được, được, em cứ thong thả lo cho má. Xong việc, nhớ điện thoại vào sở ngay cho anh, cho biết tình hình ra sao. Phượng đứng trên đầu cầu thang, nhìn hai đứa nhỏ ôm hôn bà ngoại trước khi đi học, có cảm tưởng như đó là những cái hôn vĩnh biệt, lòng nàng đau như dao cắt. Đợi cho chồng và hai con đã ra khỏi nhà, Phượng mới xuống bếp sửa soạn bữa ăn sáng cho mẹ. Ý nghĩ đây là bữa ăn cuối cùng của mẹ ở nhà, khiến Phượng thấy tim se lại, nàng nhớ tới một đoạn phim được xem đã lâu, nói về bữa ăn cuối cùng của người tử tội, nàng bỗng thấy lòng rưng rưng. Phượng tự nhủ thôi đừng nghĩ đến chuyện ấy nữa, cứ để việc gì phải tới, sẽ tới. Vừa làm nàng vừa hát nho nhỏ, cố tìm hiểu ý nghĩa của lời ca, nhưng không thể. Dọn bàn xong, nàng mời mẹ ra ăn. Bà Trình nhìn mặt bàn ê hề những thức ăn, hỏi con: – Sao con làm nhiều đồ ăn thế?


Phượng nhìn đi chỗ khác, nói: – Má ăn đi, thay cho bữa trưa luôn thể. – Con cũng cùng ăn với má chứ?


Phượng gật đầu, nàng ngồi vào bàn, nhưng không tài nào nuốt được. Nhìn mẹ ăn ngon lành, nàng có mặc cảm phạm tội vì đang đánh lừa mẹ. Đợi bà ăn xong bữa, Phượng ngập ngừng mãi, mới mở miệng nói dối: – Má có muốn đi phố một lúc không? vô phòng thay đồ đi, con chở má đi chơi. – Đi chơi thiệt sao? thích quá.


Mắt bà mẹ sáng lên với vẻ vui mừng, được đi ra ngoài, bà sung suớng lắm. Thường ngày cứ bị nhốt ở nhà, bà thấy bực bội, năm thì mười hoạ mới được con chở đi chơi, những dịp ấy đối với bà vui như một ngày hội. Thấy Phượng xách theo va li, bà hỏi: – Đi du lịch à?


Vừa nói bà vừa nhìn quanh khắp căn nhà, như để kiểm soát một lần cuối cùng, theo thói quen trước khi đi xa. Không hiểu sao Phượng có cảm tưởng những tia nhìn của mẹ có vẻ lưu luyến rất tội nghiệp, chắc bà có linh cảm sẽ không được trở về đây nữa? Không muốn kéo dài giây phút đau lòng, nàng vội vã đưa mẹ ra xe. Phượng ngồi vào tay lái, tâm trạng bất an nên Phượng lái xe mà đầu óc để tận đâu đâu, mấy lần bị xe khác bấm còi inh ỏi. Bà mẹ bất chợt lên tiếng: – Dũng lái xe giỏi hơn con, sao không để cho nó lái?


Rồi như chợt nhớ ra điều gì, bà hỏi giọng lo lắng: – Đi du lịch mà sao không có Dũng và hai đứa nhỏ?


Phượng ậm ừ, tránh không trả lời, nàng cho xe ra khỏi xa lộ và tìm hướng vào thành phố. Viện dưỡng lão kia rồi, từ xa đã thấy một toà nhà đồ sộ sơn màu vàng nhạt, trông như một cái bệnh viện. Khi quẹo xe vô cổng, Phượng nhìn đồng hồ, 11 giờ 15, trễ mất mười lăm phút. Nàng hoảng lên, trời! làm thế nào nếu họ không tiếp và cho một cái hẹn khác? chắc nàng không có can đảm… Đậu xe xong, Phượng kéo mẹ đi như chạy tới phòng hướng dẫn, nơi đó người ta chỉ cho nàng phải đi lối nào. Viện dưỡng lão có ba dãy nhà bao quanh một khu vườn rộng có trồng hoa, và nhiều cây lớn cho bóng mát. Nơi đây có nhiều cụ già chống gậy đi thơ thẩn một mình, hoặc túm năm tụm ba ngồi trò chuyện trên những băng đá, đó là các cụ tương đối còn mạnh khoẻ. Cũng có những cụ già ngồi trên xe lăn, đang được những người khán hộ đẩy đi quanh vườn để sưởi nắng. Khi hai mẹ con sắp bước tới cái cửa tự động để vô tòa buyn đinh chính giữa, bà mẹ bỗng chùn lại không chịu đi nữa, bà hỏi với một giọng lo lắng: – Đây là đâu? trông không có giống khách sạn tí nào. Má không muốn vô, con đưa má về đi, má không muốn đi du lịch nữa. Phượng dỗ: – Vô một chút thôi má, vô làm giấy tờ xong rồi về.


Tới phòng nhận bệnh, Phượng trình giấy tờ và được mời vào, cửa được đóng lại ngay sau lưng. Bà y tá người da trắng, trông có vẻ hiền lành tử tế, mời hai mẹ con ngồi, rồi tự giới thiệu: – Tôi là Ingrid, y tá trưởng ở đây. Còn đây là…


Phượng vội đỡ lời: – Bà Nguyễn Thị Trình, mẹ tôi. Xin lỗi cô Ingrid, mẹ tôi không nói được tiếng Anh… – Không sao cả, ở đây có bốn y tá là người Việt và cũng có một số bệnh nhân là Việt Nam, mẹ cô sẽ không cô đơn đâu. – Được vậy tôi rất mừng.


Sau khi chờ cho Phượng điền một lô những giấy tờ liên quan đến bảo hiểm y tế, tên tuổi, tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và những thuốc men mẹ nàng đang dùng, cô Ingrid cầm xem sơ qua một lượt rồi nói: – Sáng mai chúng tôi sẽ đưa bà cụ đi khám bác sĩ để lập hồ sơ bệnh lý. Bây giờ tôi cho người đưa bà cụ đi nhận phòng. Nói xong, cô Ingrid bấm chuông, và một người y tá mới xuất hiện, Phượng gật đầu chào và hỏi: – Tôi đi theo được chứ? – Dĩ nhiên! mời hai người theo tôi.


Cô y tá đi trước dẫn đường, hai mẹ con lúp xúp theo sau, bà mẹ đi sát vào con gái như tìm sự che chở, bà chỉ yên tâm khi có con ở bên cạnh. Họ đi thang máy lên lầu hai, tới trước căn phòng sơn màu xanh, có đề bảng số 204 B, cô y tá dừng lại, gõ nhẹ vào cửa hai tiếng, rồi mở toang cửa phòng: – Đây là phòng của mẹ cô, ở chung với một bà cụ cũng người Việt Nam. Rồi cô quay đi, sau khi chỉ cho Phượng chỗ để quần áo, cô ghé sát vào tận tai nàng thì thầm: – Hai mẹ con từ giã nhau đi nhé, lát nữa tôi sẽ quay lại.


Phượng thấy tim nhói lên một cái, nàng đưa mắt nhìn mẹ, bà Trình đang nhìn theo cô y tá với một vẻ sợ sệt. Đợi cô ta đi khỏi, Phượng mới đưa mắt quan sát, căn phòng tương đối sáng sủa, tường sơn màu xanh dịu mắt, có một cái cửa sổ trông xuống vườn hoa. Ngoài một cái TV ở chính giữa, treo ở trên cao, và một cái bàn hình vuông có bốn cái ghế kê ở cuối phòng – chắc dùng làm chỗ tiếp khách – những đồ đạc còn lại, thứ nào cũng có hai cái: hai tủ đựng quần áo, hai bàn đêm và hai cái giường, một cái để trống dành cho mẹ nàng, và trên cái giường kia có một bà cụ đang nằm xây mặt vào tường. Nghe có tiếng động, bà ta quay lại, nở một nụ cười méo mó: – Người mới hả? ở đây tụi tui kêu là… con so. Tui tên Năm, ở đây trên ba năm rồi. Không sao đâu bà cụ! vô đây làm bạn với tui cho vui, nằm một mình buồn lắm. Cái giường kia bỏ trống cả tháng nay, người nằm đó chết rồi, chết vì chứng ung thư máu…


Bà Trình rùng mình, kéo tay con gái: – Ở đây toàn người bịnh, sợ quá, má muốn về nhà. Đi về lẹ lên đi con! mình ở đây khá lâu rồi đó, đã tới giờ con đi rước mấy đứa nhỏ, còn má phải sửa soạn bữa cơm chiều…

Phượng thở dài, lòng cô chùng xuống, tội nghiệp mẹ luôn luôn nhớ bữa cơm chiều… Đối với mẹ, bữa cơm chiều là quan trọng nhất, vì là giờ phút xum họp của tất cả mọi người trong gia đình trở về nhà, sau một ngày làm việc mệt nhọc. Bằng tất cả thương yêu, trìu mến, mẹ chăm sóc miếng ngon cho cả nhà, hạnh phúc của mẹ là được nhìn thấy các con cháu sung sướng. Nếu mẹ biết sẽ chẳng bao giờ còn có những bữa cơm gia đình, sẽ chẳng bao giờ mẹ còn được tựa cửa ngóng trông con, cháu trở về? Phượng thấy lòng bất nhẫn quá, nhưng nàng biết sẽ phải cương quyết, nếu không, sẽ không còn cơ hội nào nữa. Tim đập nhanh trong lồng ngực, Phượng dìu mẹ ngồi xuống giường… Đây là giây phút quan trọng nhất, Phượng ngập ngừng mãi, không biết phải mở đầu như thế nào. Sau cùng, nàng hít vô một hơi thật sâu để lấy thêm can đảm, rồi bằng tất cả cố gắng, nàng nắm lấy tay mẹ, giọng run run: – Má nghe con nói! Đây là phòng của má, má hãy ở đây đêm nay, ngày mai con và Dũng sẽ đưa mấy đứa nhỏ vô thăm má… – Ồ không… con ơi! Mẹ nàng kêu lên thảng thốt, vùng ôm chặt lấy con gái như sợ cô chạy mất, má không muốn ở đây, má chỉ thích cái phòng riêng của má, cái giường của má. Má nhớ hai đứa nhỏ, nhớ cái bàn thờ có hình của ba con…


Phượng ứa nước mắt, nàng cũng ôm mẹ thật chặt: – Má hiểu cho con, con cũng đâu có muốn xa má. Nhưng tình thế bắt buộc, má cần người săn sóc, mà con thì không thể… Má ở đây con yên tâm hơn, vì luôn luôn có các bác sĩ, y tá thường trực ngày đêm, chăm lo sức khoẻ cho má, cũng như tất cả mọi người.


Bà mẹ vừa khóc vừa nói: – Má không cần bác sĩ, má chỉ cần các con cháu. Giọng bà bỗng dưng tỉnh táo một cách lạ lùng, má biết dạo này má già cả, lẫn cẫn, không còn giúp ích gì cho mọi người, má vô dụng rồi. Chắc con giận má hay sơ ý, mấy lần suýt làm cháy nhà? Má cũng ân hận lắm, hãy cho má thêm một cơ hội nữa, má hứa sẽ không gây phiền phức cho con nữa đâu. Má hứa sẽ nhớ tắt bếp, má cũng sẽ không đi lang thang ra đường một mình, má sẽ ở nhà suốt ngày đợi con, cháu về…


Tới đây thì Phượng không thể chịu đựng nổi nữa, nàng cũng bật khóc lên thành tiếng, nước mắt chảy ròng ròng: – Ồ không phải vậy đâu má, nhưng mà…


Phượng nghẹn ngào, không biết sẽ phải tiếp tục ra sao, hai mẹ con ôm nhau, cùng nức nở… Bỗng cánh cửa bật mở, cô y tá hồi nãy trở lại, thấy cảnh đó thì thở dài, làm việc ở đây đã lâu, những cảnh này đối với cô quen thuộc quá, nhưng mỗi khi phải chứng kiến, lòng cô không khỏi se lại. Chờ cho hai mẹ con bịn rịn thêm một lúc nữa, cô mới nhẹ nhàng an ủi: – Mới đầu thì ai cũng vậy, nhưng chỉ dăm bữa, nửa tháng nữa thôi, mọi việc rồi sẽ đâu vào đấy cả.


Rồi cô quay qua, nói riêng với Phượng: – Sáng mai sẽ có y tá người Việt Nam, hy vọng bà cụ sẽ thấy thoải mái. Cô yên tâm, chúng tôi sẽ săn sóc mẹ cô tử tế. Bây giờ cô nên về đi, như thế sẽ dễ cho chúng tôi hơn.


Bà cụ nằm giường bên bỗng lên tiếng: – Dùng dằng mãi cũng chỉ đến thế, chẳng ích gì. Cô cứ về đi, không sao đâu, tôi sẽ an ủi mẹ cô dùm cho. – Vâng cháu xin nhờ cụ.


Bà mẹ nghe thấy thế, thì vội vàng níu chặt lấy áo con gái. Phượng nhẹ nhàng gỡ tay mẹ ra, dỗ dành: – Má thấy chưa? bác Năm tốt lắm, các cô y tá cũng vậy, ở đây ai cũng chỉ muốn giúp đỡ má thôi mà. Má yên tâm đi, chẳng việc gì phải sợ hãi cả. Bây giờ con phải về đón mấy đứa nhỏ nghen má. – Thế con có trở lại không? – Có chứ, nếu má đừng gây lộn xộn, chiều mai con sẽ đưa các cháu vô thăm má.


Phượng dịu dàng đặt một cái hôn lên trán mẹ, nàng ôm xiết mẹ một lúc rồi buông ra: – Má! con phải đi, mai con sẽ trở lại. – Con sẽ không bỏ má ở lại đây một mình chứ? – Con sẽ vô thăm má thường xuyên mà. Phượng nói với mẹ mà như một lời nhắc nhở với chính mình, con hứa mỗi cuối tuần sẽ đến đón má về. Thôi bây giờ má đi nghỉ đi, con phải về lo cho các cháu. Nói xong, Phượng đứng dậy, cô y tá lẹ làng đứng chen vào giữa hai mẹ con, và đẩy nhẹ lưng Phượng: – Cô đi ngay đi, lẹ lên! Cô ta nắm lấy cánh tay bà mẹ, nhưng bà dằng ra, run rẩy chạy theo con ra cửa: – Con ơi! đừng bỏ má, van con đừng bỏ má!


Phượng ngập ngừng, quay lại, nhưng cánh cửa đã được khép lại sau lưng nàng, như một bức tường ngăn cách giữa hai mẹ con, ngăn cách những con người già nua, bệnh tật khốn khổ đang chờ chết ở bên trong, với thế giới vui tươi, sinh động ở bên ngoài. Phượng nghe tiếng mẹ gào lớn: – Con ơi! con ơi… Phượng rùng mình, có cảm tưởng như vừa nghe tiếng kêu cứu của người tử tội trước khi bị lên máy chém. Nàng bịt tai lại, vùng bỏ chạy, nhưng những tiếng gọi của mẹ vẫn đuổi theo. Phượng biết suốt đời nàng sẽ không bao giờ quên được tiếng gọi “ con ơi ” ai oán của mẹ.


( Phương Lan )

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Vụ Án Nọc Nạn



Nguồn Wikipedia

Hương chánh Luông khẩn đất

Trước năm 1900, một nông dân đến khai phá khu rừng ở rạch Nọc Nạn, được một diện tích canh tác rộng 73 ha. Năm 1908, ông nông dân này chết, để lại đất cho con là Hương chánh Luông. Do khi gia đình Hương chánh Luông tiến hành khai phá, tỉnh Bạc Liêu còn hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất để lập bản đồ đất đai chậm trễ hơn so với các tỉnh khác ở Nam Kỳ.
Năm 1910, Hương chánh Luông mới làm đơn chính thức xin khẩn 20 ha đất và chịu đóng thuế trên diện tích này. Đơn của ông được chính quyền chấp nhận bằng văn bản. Năm 1912, gia đình Hương chánh Luông lại làm đơn xin chính quyền đo đạc và cấp bằng khoán (giấy chứng nhận sở hữu đất) chính thức cho toàn bộ diện tích đất canh tác 72 ha. Chủ tỉnh Bạc Liêu đã chấp thuận và trao cho hương chánh Luông bản đồ phần đất nói trên.
Năm 1916, một người tên là Tăng Văn Đ. kiện lên chủ tỉnh Bạc Liêu yêu cầu không cấp đất cho Hương chánh Luông với lý do ông Đ. cũng có góp sức khẩn hoang. Nhà chức trách xử ông Đ. thua kiện, vẫn cấp giấy tờ đất cho ông Luông, nhưng cắt 4,5 ha cho Đ.. Ông Luông được cấp tờ bằng khoán tạm số 303 đề ngày 7 tháng 8 năm 1916.

[sửa]Sự can thiệp của Hoa kiều Mã Ngân

Khi ông Luông qua đời, người con trai cả Biện Toại thừa kế phần đất nói trên. Năm 1917, một người Hoa kiềugiàu khét tiếng ở Bạc Liêu tên là Mã Ngân, vẫn được gọi là bang Tắc, muốn tranh chiếm đất đai của nhà Biện Toại. Là người rành rẽ luật lệ, ông bang Tắc mua lại phần đất giáp ranh nhà Biện Toại của bà Nguyễn Thị Dương, nhưng trong hợp đồng ghi “bán phần đất với ranh giới bao trùm luôn khoảnh đất mà anh em Biện Toại đang khai thác”. Ông bang Tắc cũng biết rõ đất của nhà Biện Toại mới chỉ có bằng khoán tạm.
Tranh chấp đất đai bắt đầu nổ ra, hai phía thưa kiện nhau bốn lần lên chủ tỉnh Bạc Liêu và bốn lần lên Thống đốc Nam Kỳ, lên cả Toàn quyền Đông Dương. Năm 1919, bang Tắc sai tá điền xông qua phần đất Biện Toại đốt một căn chòi ruộng và giết một con trâu để dằn mặt, nhưng anh em Biện Toại không phản kháng, mà chờ đợi kết quả từ nhà chức trách. Viên quan phủ H., chủ quận Giá Rai, theo dư luận nghi ngờ, đã nhận tiền của bang Tắc và yêu cầu chia đôi phần đất: Biện Toại một nửa, bang Tắc một nửa.
Cũng năm 1919, quan phủ Ngô Văn H. được cử giữ chức chủ tịch Hội đồng phái viên (commission administrative) có trách nhiệm khảo sát đất đai, chính thức cấp bằng khoán đất ở khu vực làng Phong Thạnh. Hội đồng này xác nhận phần đất của gia đình Biện Toại thuộc về bà Nguyễn Thị Dương, và nay là của ông bang Tắc.
Ngày 13 tháng 4 năm 1926, Thống đốc Nam Kỳ ký nghị định bán sở đất 50 ha trên phần đất của Biện Toại với giá 5.000 đồng cho bang Tắc. Đến đây, chính quyền chính thức công nhận phần đất mà gia đình Biện Toại đã hai đời khai thác và sở hữu là của bang Tắc. Anh em Biện Toại rất căm phẫn và chống đối ra mặt. Ông bang Tắc không dám làm to chuyện và bán sở đất 50 ha cho một người rất quyền lực: bà Hà Thị Tr., mẹ vợ của người anh ruột ông phủ H..

[sửa]Sự can thiệp của bà Hà Thị Tr.

Bà Tr. bắt đầu đòi anh em Biện Toại phải nộp địa tô, coi họ như tá điền trên chính phần đất họ đã khai khẩn. Ngày 6 tháng 12 năm 1927, bà Tr. xin được án lệnh của tòa cho phép tịch thu tất cả lúa của anh em Biện Toại. Ngày 13 tháng 2 năm 1928, lính mã tà tới gặp anh em Biện Toại để thực thi lệnh tịch thu lúa, anh em Biện Toại kháng cự. Ngày hôm sau, lính mã tà lại tới lần thứ hai, anh em Biện Toại kháng cự, lính mã tà phải rút lui.
Trước thái độ cứng rắn của anh em Biện Toại, hương chức làng đã tự ý bắt giữ 24 giờ bà hương chánh Luông, mẹ Biện Toại. Vì thương mẹ, Biện Toại hứa không kháng cự, bà hương chánh Luông được thả về. Tối ngày 14 tháng 2 năm 1928, anh em gia đình Biện Toại tụ họp, làm lễ lạy ông bà, bà hương chánh Luông cũng được các con lạy, gọi là báo hiếu lần chót. Anh em Biện Toại trích huyết thề ăn thua, không sợ chết. Họ rút thăm để ông bà chỉ định ai là người hy sinh đầu tiên. Lần đầu, cô em gái tên Trọng rút được thăm. Anh em yêu cầu bốc lại, nhưng lần thứ hai, cô Trọng cũng rút được thăm. Cô nói với các anh: “Ông bà đã dạy, em xin liều chết!”

[sửa]Bi kịch đồng Nọc Nạn

Thảm trạng xảy ra vào sáng 16 tháng 2 năm 1928. Khoảng 7g, hai viên cò Pháp là Tournier và Bouzou cùng bốn lính mã tà từ Bạc Liêu đến Phong Thạnh để tiếp tay với viên chức làng tịch thu lúa của gia đình Biện Toại. Đến gần đống lúa, Tournier yêu cầu hương chức làng phải mời một người trong gia đình ra chứng kiến việc tịch thu lúa. Mười lăm phút sau, cô Nguyễn Thị Trọng, em của Biện Toại, dắt theo một bé gái của Trọng tên Tư, 14 tuổi, đi ra. Tournier đuổi cô Trọng, vì cho cô là phụ nữ và còn nhỏ tuổi, không thể chứng kiến việc đong lúa. Cô Trọng không đi, còn yêu cầu khi đong lúa xong phải ghi cho cô một tờ biên nhận đã đong bao nhiêu lúa.
Tournier từ chối và còn tát tai cô Trọng. Cô Trọng rút ra một cây dao nhỏ. Tournier đập bá súng vào cô làm cô ngất đi. Bouzou thì tước dao khỏi tay cô Trọng, trong lúc lấy dao, ông này bị một vết thương nhỏ không đáng kể ở tay. Đứa cháu tên Tư bèn chạy về nhà báo. Anh em Biện Toại từ nhà chạy ra, mang theo dao mác gậy gộc. Họ chia thành hai tốp, tốp đầu do Mười Chức, em ruột Biện Toại, cầm đầu. Tốp thứ nhì do bà Nghĩa, vợ Mười Chức, cầm đầu, tổng cộng có năm người đàn ông và năm phụ nữ. Tournier ra lệnh cho lính chuẩn bị ứng phó và có bắn chỉ thiên, nhưng Mười Chức không dừng lại. Tournier bèn bắn vào Mười Chức. Bị thương nặng, nhưng Mười Chức vẫn cố gắng cầm mác đâm trúng bụng Tournier rồi mới ngã xuống.
Bạo lực trở nên không thể kiểm soát. Bouzou rút súng bắn bị thương nặng bốn người bên phía nhà Biện Toại. Hết đạn, Bouzou lại lấy súng của Tournier bắn tiếp, làm nhiều người thiệt mạng. Trong sáng hôm đó, Mười Chức và vợ đang mang thai, bà Nghĩa, một người anh tên Nhẫn, đều chết. Nhịn, Liễu (hai em Mười Chức) bị thương nặng. Ba ngày sau, Nhịn chết ở bệnh viện. Về phía nhà cầm quyền, Tournier thiệt mạng ngày 17 tháng 2 ở bệnh viện Bạc Liêu.

[sửa]Phiên tòa

Tòa Đại hình Cần Thơ xét xử vụ án Nọc Nạn ngày 17 tháng 8 năm 1928. Chánh án là De Rozario, công tố viên là Moreau. Hội thẩm là ông Sự. Các luật sư biện hộ cho gia đình Biện Toại là người Pháp, Tricon và Zévaco, theo lời nhờ của nhà báo Lê Trung Nghĩa. Hai ông này đều đứng ra biện hộ miễn phí.

[sửa]Lời khai

Ông phủ Tâm, viên chức phụ trách đất đai ở tỉnh Bạc Liêu, nói giấy tờ lưu trong sổ bộ của nhà chức trách về tờ biên lai cấp đất cho hương chánh Luông năm 1910 đã bị mất cắp. Điều này gây ra nghi ngờ có khả năng hồ sơ trong văn khố cũ bị thủ tiêu có lợi cho những kẻ cường hào.
Hương thân làng Phong Thạnh Hồ Văn Hi xác nhận Tournier là người nổ súng trước. Mười Chức chỉ đâm Tournier sau khi đã trúng đạn.
Lâm Văn Kiết, một thành viên trong Hội đồng phái viên xác nhận phần đất là do Hương chánh Luông và con là Biện Toại khai khẩn trước. Công tố viên nói ông Kiết không dám cãi cấp trên của mình là tri phủ H., người theo phe bang Tắc và là chủ tịch Hội đồng phái viên.
Tri phủ Ngô Văn H. cho rằng vấn đề đất đai quá phức tạp, mất thì giờ, nên ông đã buông xuôi. Công tố viên rất giận dữ, cho rằng lề lối làm việc của ông H. quá bừa bãi, không thể viện lý do mất thì giờ mà không phân xử rạch ròi tranh chấp đất. Bị luật sư chất vấn, ông H. thú nhận anh ruột của ông có hùn vốn làm ăn với bang Tắc. Sau vụ án, ông H. bị bãi chức tri phủ.
Khi bang Tắc ra làm chứng, ông này nói không hối hận gì. Viên hội thẩm bức xúc nói: “Dân chúng nói đáng lý ra ông phải chết thay cho viên cò Tournier”.
Trước khi buộc tội, công tố viên Moreau yêu cầu tòa thận trọng. Công tố viên nhắc lại vụ án Ninh Thạnh Lợi năm 1927. Ông cho rằng vụ này chứng tỏ bất ổn xã hội đang gia tăng và vấn đề đất đai là hết sức nghiêm trọng. Moreau nói tình cảnh của gia đình Biện Toại rất đáng thương: bị những kẻ không tình cảm (hommes sans coeur) đến cướp đất, rồi bọn có quyền thế tiếp tay với bọn cường hào. Công tố viên yêu cầu tòa tha bổng Biện Toại, cô Liễu (em Biện Toại) và con là Tia, giảm khinh cho cô Trọng, cho Miều (em rể Biện Toại, chồng cô Liễu).

[sửa]Biện hộ của luật sư

Luật sư Tricon đại diện cho bên bị can nhận định nguồn gốc của vụ án là vấn đề điền địa. Ông cho rằng chính sách ruộng đất thời Nguyễn công bằng và hợp thực tế, còn luật lệ do người Pháp đặt ra chưa được áp dụng đúng, thiếu thực tế, những người trong Hội đồng phái viên chỉ ngồi một chỗ, chưa hề bước ra sở đất mà họ xem xét, chỉ quyết định dựa trên báo cáo.
Luật sư Tricon ca ngợi tinh thần lao động khẩn hoang của gia đình Biện Toại: họ phải đấu tranh với thiên nhiên, với bọn cường hào, với cả các thủ tục pháp lý. Luật sư Tricon nói:
Chúng ta, những người Pháp, nên xây dựng ở xứ này một chế độ độc tài. Không phải độc tài bằng sức mạnh của súng đạn, nhưng là sự độc tài của tình cảm cao đẹp (Non pas de la dectature de la forc du mousqueton, mais de la dictature du couer).
Luật sư Zévaco ca ngợi lời buộc tội của công tố viên. Luật sư cho rằng chính sách của nhà nước thì tốt, nhưng người thừa hành xấu đã làm cho chính sách trở nên xấu đối với dân chúng. Zévaco nói nên sa thải vài ông phủ, ông huyện bất hảo và vạch rõ hành động của cặp bài trùng bang Tắc-tri phủ H. đã dẫn đến tấn thảm kịch Nọc Nạn.
Luật sư Zévaco xin tòa tha thứ cho các bị can. Ông nói:
Lần này sẽ có một bà lão khóc về cái chết của bốn đứa con. Bốn người này đã chết, vì họ tưởng rằng có thể tự lực gìn giữ phần đất ruộng mà họ đã từng rưới mồ hôi và máu của họ lên đó.

[sửa]Tuyên án

Tòa Đại hình Cần Thơ tuyên án: Biện Toại, Nguyễn Thị Liễu (em út của Toại) và Tia (con trai của Toại) được tha bổng. Cô Nguyễn Thị Trọng, sáu tháng tù (cô đã bị tạm giam đủ sáu tháng). Miều (chồng của Liễu), hai năm tù vì có tiền án ăn trộm.

[sửa]Dư luận

Báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ đua nhau khai thác vụ Nọc Nạn. Nhà báo xuống tận nơi điều tra. Dư luận từ mọi giới, luôn cả giới thực dân, đều thuận lợi cho gia đình Biện Toại. Họ bị áp bức quá lộ liễu. Họ là những tiểu điền chủ siêng năng nhưng bọn cường hào cấu kết với quan lại tham nhũng đã đưa họ đến đường cùng.
Các phong trào yêu nước lúc bấy giờ cũng đang sôi nổi. Hai năm trước, 1926, vừa xảy ra đám tang chí sĩ yêu nước Phan Chu TrinhĐảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu cũng vừa ra đời. Dù theo chủ trương Pháp-Việt đề huề, ông Bùi Quang Chiêu chính là người chủ trương tờ báo tiếng Pháp La Tribune Indochinoise. Phóng viên tờ báo này, Lê Trung Nghĩa, là người đã nhờ hai luật sư Tricon và Zévacon biện hộ cho gia đình Biện Toại.
Tại phiên tòa, trừ tờ La Dépâche l’Indochine, tất cả báo chí Sài Gòn đều có mặt: L’Écho AnnamiteĐông Pháp thời báoL’Impartiall’OpinionLe Courrier SaigonnaisLe PhareLa Tribune Indochinoise.
Sau phiên tòa, các nhân sĩ và đồng bào ở Phong Thạnh như các ông Huỳnh Minh Trí, Nguyễn Duy Biện, Nguyễn Viết Trọng ở Giá Rai, Bùi Văn Túc ở Long Điền, đã làm tiệc cảm ơn hai vị luật sư và các nhà báo Pháp và Việt, theo thói trung hậu và hào hoa cố hữu của người Bạc Liêu. Bà Hương chánh Luông cũng tham dự buổi tiệc này.

[sửa]Di sản

[sửa]Trong các tác phẩm văn nghệ

Vụ án Nọc Nạn xuất hiện trong nhiều tác phẩm văn nghệ sau này
  • Bài vè Nọc Nạn, được dân gian sáng tác sau vụ án không lâu
  • Vở cải lương Máu thắm đồng Nọc Nạn của tác giả Phạm Ngọc Truyền
  • Phim truyền hình năm tập Đồng Nọc Nạn, đạo diễn Trần Vịnh, kịch bản Chu Lai, nhà sản xuất Đài truyền hình Bạc Liêu năm 2004
  • Bộ phim truyền hình nổi tiếng Đất phương Nam, do TFS sản xuất năm 1997, cũng có đề cập đến vụ án Nọc Nạn trong một tập phim.

[sửa]Di tích Nọc Nạn

Di tích Nọc Nạn, được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia của Việt Nam, hiện ở ấp 4, xã Phong Thạnh B, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Di tích gồm hai phần: sân phơi lúa và khu mộ ông bà Tám Luông (Hương chánh Luông), cách nhau khoảng 300 m. Sau khi song thân mất, anh em ông Biện Toại đắp một nền mộ rộng khoảng 700 m2, cao 50 cm để an táng và xây nhà mồ. Sau sự kiện Nọc Nạn, những người thiệt mạng được chôn rải rác gần đó. Đến năm 1963 được quy tập về khu mộ. Những người anh em ông Mười Chức mất sau này cũng được an táng tại đó.
Hiện nay bảo tàng Bạc Liêu còn lưu giữ ảnh những người đã bị giết trong vụ Nọc Nạn và những người tham gia cuộc đấu tranh của anh em Biện Toại. Ngoài ra còn có một ảnh chân dung các luật sư biện hộ cho gia đình nạn nhân. Nhà nước Việt Nam đã đầu tư trùng tu và mở rộng khu di tích lên khoảng 3 ha, gồm các hạng mục khu mộ gia đình Mười Chức, nhà tưởng niệm, nhà trưng bày, cụm tượng tái hiện trận đánh giữa gia đình Mười Chức và binh lính chính quyền cao bằng người thật.

[sửa]Tham khảo

  • Lịch sử khẩn hoang miền nam - Sơn Nam (nhà xuất bản Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2009)
  • Bài vè Nọc Nạn - vô danh (1930)
  • Loạt bài của tác giả Lê Trung Nghĩa trên báo La Tribune Indochinoise (Sài Gòn, từ ngày 17 tháng 8 đến ngày 24 tháng 8 năm 1928)