Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

Chi Tộc Thánh Phạm viết Ngôn

CHI TỘC THÁNH TỬ ĐẠO LÔRENSÔ PHẠM VIẾT NGÔN

CHI TỘC THÁNH TỬ ĐẠO LÔRENSÔ PHẠM VIẾT NGÔN


Liên Thủy







Thánh Lôrensô Phạm viết Ngôn MS B Tử đạo năm Nhâm Tuất 1862

Sinh hạ



Đời 1



1B1 Phạm văn Hữu

1B2 Phạm văn Hổ

1B3 Phạm văn Trừng



Đời 2



2B1/1 Phạm thị Căn con cụ Hữu

2B1/2 Phạm văn Phẩm

2B1/3 Phạm văn Luật

2B1/4 Phạm thị Tiêu (dưỡng nữ)

2B2/1 Phạm thị Gái ( độc thân ) con cụ Hổ

2B2/2 Phạm thị Tâu ( Châu )

2B2/3 Phạm thị Mẫn

2B2/4 Phạm văn Chuẩn

2B2/5 Phạm văn Tiếu

2B2/6 Phạm thị Sơn tức cố Sơn mẹ cha Cường

2B2/7 Phạm thị Cảnh

2B3/1 Phạm văn Bút con cụ Trừng

2B3/2 Phạm văn Quảng

2B3/3 Phạm văn Khánh

2B3/4 Phạm thị Tạo



Đời 3



3B1/1/1 Phạm văn Phác tức Cước con ô. Căn

3B1/1/2 Phạm thị Toan tức Vâng

3B1/1/3 Phạm văn Thôn

3B2/2/1 Phạm thị Báu con b. Tâu chồng là Phạm văn Đồng

3B2/2/2 Phạm văn Đạm

3B2/3/1 Phạm ngọc Thụy tức Quyên con bà Mẫn

3B2/3/2 Phạm thị Lan

3B2/3/3 Phạm văn Tản

3B2/4/1 Phạm văn Biều con ô. Chuẩn

3B2/4/2 Phạm văn Chuân

3B2/4/3 Phạm văn Chu

3B2/4/4 Phạm thị Trâm

3B2/4/5 Phạm thị Son

3B2/4/6 Phạm thị Cài

3B2/5/1 Phạm văn Bài con ô. Hổ-con cháu xem mã 5A2/1/2/3/1 chi tộc cụ Quỳ

3B2/5/2 Phạm văn Vân tức Chít

3B2/5/3 Phạm thị Huệ

3B2/6/1 Lâm con b. Sơn

3B2/6/2 Hải

3B2/6/3 Phạm chí Cường Linh Mục ở Tam Hiệp Biên Hòa

3B2/7/1 Nguyễn xuân Rần con b. Cảnh

3B2/7/2 Nguyễn xuân Quí

3B3/1/1 Phạm văn Chỉ tức Đốc con cụ Bút

3B3/1/2 Phạm thị Rơi chồng là Phạm bút Mỹ xem mã 5A 2/1/2/1/3 Chi Tộc cụ Quỳ

3B3/1/3 Phạm thị Nhặt

3B3/1/4 Phạm thị Ngặt chồng Đinh viết Hà

3B3/1/5 Phạm văn Sách

3B3/1/6 Phạm thị Phức chồng là Quật ( con ô. Trắc )

3B3/1/7 Phạm thị Phượng chồng là Vinh con ô Trùm Dư xem Mã số 4A2/1/2/1

3B3/1/8 Phạm văn Bạ

3B3/2/1 Phạm văn Sắc con ô Quảng

3B3/2/2 Phạm văn Sở không con

3B3/2/3 Phạm văn Tuy

3B3/2/4 Phạm thị Ca tu sĩ

3B3/3/1 Phạm văn Phấn con ô. Khánh

3B3/3/2 Phạm thị Lim

3B3/3/3 Phạm thị Ngọt

3B3/4/1 Phạm văn Nhỉ con b. Tạo

3B3/4/2 Phạm văn Nhiểu

3B3/4/3 Phạm thị Sáng

3B3/4/4 Phạm thị Soi





Đời 4



4B1/1/1/1 Phạm văn Pháp con ô. Phác

4B1/1/1/2 Phạm thị Nguyệt

4B1/1/2/1 Phạm thị Hoài tức Phin con b. Toan

4b1/1/2/2 Phạm thị Ba

4B1/1/2/3 Phạm thị Ty

4B1/1/2/4 Phạm văn Ngói

4B1/1/2/5 Phạm thị Tin

4B1/1/2/6 Phạm thị Bưởi

4B1/1/2/7 Phạm thị Cúc

4B2/4/1/1 Phạm văn Bao con ô. Biều

4B2/4/1/2 Phạm văn Bảo

4B2/4/1/3 Phạm thị Cúc chồng là Vị con ô Phó Vịnh

4B2/4/1/4 Phạm thị Ngợi

4B3/1/1/1 Phạm thị Cúc con ô.Đốc

4B3/1/1/2 Phạm mạnh Chi

4B3/1/1/3 Phạm nam Dược

4B3/1/3/1 Phạm văn Vinh tức Ty con b.Nhặt và ô.Thái hay Thới

4B3/1/3/2 Phạm văn Long

4B3/1/4/1 Đinh viết Hòa con b. Ngặt và ô.Hành

4B3/1/4/2 Đinh thị Nga

4B3/1/4/3 Đinh thị Ngát

4B3/1/4/4 Đinh thị Đạo

4B3/1/6/1 Phạm thị Thơm con b. Phức vào ô.Quật chồng là Ánh con ô.Nghiệp(xem mã 6 A 2/1/1/1/2/2

4B3/1/6/2 Phạm thị Ngọt con b.Phức và ô. Quật

4B3/1/6/3 Phạm thị Mát (c)

4B3/1/8/1 Phạm văn Lượng con ô. Bạ

4B3/1/8/2 Phạm văn Hải

4B3/1/8/3 Phạm văn Như

4B3/1/8/4 Phạm thị Nụ

4B3/1/8/5 Phạm thị Nữ

4B3/1/8/6 Phạm thị Nhi

4B3/2/1/1 Phạm văn Bằng con ô. Sắc

4B3/2/1/2 Phạm văn Bính

4B3/2/1/3 Phạm thị Qui

4B3/2/3/1 Phạm văn Ký con ô Tuy và bà Cậy

4B3/2/3/2 Phạm văn Công

4B3/2/3/3 Phạm thị Mến

4B3/2/3/4 Phạm văn Lập

4B3/2/3/5 Phạm văn Bao

4B3/2/3/6 Phạm thị Yêu



Đời 5



5B3/1/1/1/1 Phạm hiến Thành con b.Cúc và ô Vị

5B3/1/1/1/2 Phạm hiến Thanh

5B3/1/1/1/3 Phạm thị Rum

5B3/1/1/1/4 Phạm thị Thu

5B3/1/1/1/5 Phạm thị Lý con b. Cúc và ô Vị chồng là Thân Sa Châu

5B3/1/1/1/6 Phạm thị Hồng

5B3/1/1/1/7 Phạm văn Toán

5B3/1/1/2/1 Phạm thị Tin con ô Chi và b. Mật (con ô. Cố Đoan cùng làng)

5B3/1/1/2/2 Phạm văn Huynh

5B3/1/1/2/3 Phạm văn Chấn

5B3/1/1/2/4 Phạm thị Mến hay Nên?

5B3/1/1/2/5 Phạm văn Chương

5B3/1/1/2/6 Phạm văn Chiểu

5B3/1/1/2/7 Phạm văn Huy

5B3/1/1/3/1 Phạm hồng Thiều con ô Dược và b.Ren

5B3/1/1/3/2 Phạm ánh Quang

5B3/1/1/3/3 Phạm xuân Dụ

5B3/1/1/3/4 Phạm hữu Ích

5B3/1/1/3/5 Phạm bình Yêm

5B3/1/1/3/6 Phạm thị Thúy Mẫu

5B3/1/3/1/1 Phạm thị Kim Dung con ô Vinh

5B3/1/3/1/2 Phạm thị Bích Thủy

5B3/1/3/1/3 Phạm thị Hiển

5B3/1/3/1/4 Phạm thị Thùy Vân

5B3/1/3/1/5 Phạm thị Cẩm Tú

5B3/1/3/2/1 Phạm văn Quang con ô.Long

5B3/1/3/2/2 Phạm quang Thắng

5B3/1/6/2/1 Trần công Dũng con b. Ngọt và ô. Tảo

5B3/1/6/2/2 Trần ngọc Tuấn

5B3/1/6/2/3 Trần thị Bạch Tuyết

5B3/1/6/2/4 Trần Kim Chung

5B3/1/6/2/5 Trần thanh Nga



Đời 6



6B3/1/1/1/1/1 Phạm văn Thức con ô. Vị và b. Cúc

6B3/1/1/1/1/2 Phạm thị Thơi

6B3/1/1/1/1/3 Phạm thị Dệt

6B3/1/1/1/1/4 Phạm thị The

6B3/1/1/1/1/5 Phạm văn Thao

6B3/1/1/1/1/6 Phạm văn Thế

6B3/1/1/1/1/7 Phạm thị Thơm

6B3/1/1/1/2/1 Phạm thị Phương con ô Thanh và b. Nến

6B3/1/1/1/2/2 Phạm thị Hoài

6B3/1/1/1/2/3 Phạm thị Nga

6B3/1/1/1/2/4 Phạm văn Tuyết

6B3/1/1/1/3/1 Đinh thị Na con b. Rum và ô.Tưởng Phú Thọ

6B3/1/1/1/3/2 Đinh văn Hiệt

6B3/1/1/1/3/3 Đinh thị Liên

6B3/1/1/1/3/4 Đinh thị Nụ

6B3/1/1/1/4/1 Phạm thị Loan con b.Thu và ô Huỳnh

6B3/1/1/1/4/2 Phạm văn Đỉnh

6B3/1/1/1/4/3 Phạm văn Đình

6B3/1/1/1/5/1 Phan văn Tiến con b. Lý và ô Thân

6B3/1/1/1/5/2 Phan văn Mạnh

6B3/1/1/1/5/3 Phan văn Thắng

6B3/1/1/1/5/4 Phan thị Chắt

6B3/1/1/1/5/5 Phan thị Liễu

6B3/1/1/1/6/1 Đinh văn Đông con b.Hồng và ô Diêu Lạc Nghiệp

6B3/1/1/1/6/2 Đinh văn Nam

6B3/1/1/1/6/3 Đinh văn Bắc

6B3/1/1/1/6/4 Đinh thị Hương

6B3/1/1/1/6/5 Đinh thị Lan

6B3/1/1/2/1/1 Đinh văn Ninh con b. Tin và ô.Hinh Hoành Tam

6B3/1/1/2/1/2 Đinh văn Lâm

6B3/1/1/2/1/3 Đinh thị Niên

6B3/1/1/2/1/4 Đinh văn Lung

6B3/1/1/2/2/1 Phạm văn Hiến con ô. Huynh và b. Chiến

6B3/1/1/2/2/2 Phạm thị Yến

6B3/1/1/2/2/3 Phạm văn Huân

6B3/1/1/2/3/1 Phạm thị Chung con ô Chấn và b. Thủy(gốc Sa Châu)

6B3/1/1/2/4/1 Đinh văn Điện con b.Nên hay Mến và ô.Đích Hoành Tam

6B3/1/1/2/4/2 Đinh văn Đà

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

HỒI GIÁO BẠO ĐỘNG VÀ BẢN CHẤT CỦA THIÊN CHÚA

 Hồi giáo, bạo động, và bản chất của Thiên Chúa

Tiến sĩ R. JARED STAUDT
image001Mặc dù chủ đề bạo động trong Hồi giáo là vấn đề gây nhiều tranh cãi, ĐGH Benedicto XVI đã đặt nó ở trung tâm của cách cư xử đối với việc nhận biết Thiên Chúa trong bài giảng của ngài tại Regensburg, ngày 12-9-2006, về sự hiểu lầm và trình bày sai. Nói đơn giản, quan niệm sai về bản chất Thiên Chúa có thể dẫn tới hành động sai trái về tôn giáo, như khủng bố và giết người dã man, ngược với bản chất và Ý Chúa. Điển hình là vụ khủng bố tòa tháp đôi WTC (World Trade Center – Trung tâm Thương mại Thế giới) ngày 11-9-2001, hoặc nhóm quá khích Hồi giáo ISIS (Islamic State of Iraq and Syria) đã sát hại các Kitô hữu ở Iraq và các nước khác. Người Công giáo vẫn luôn cố gắng tìm cách đối thoại hòa bình và thân thiện với Hồi giáo.
Các Kitô hữu và các tín đồ Hồi giáo có tôn thờ cùng một Thiên Chúa? Một số các nhà biện giải tôn giáo (apologists) là Kitô hữu và các blogger cũng đã nêu lên vấn đề này. Tiểu luận này tóm lược và bình luận về sự tranh luận này. Hiện nay có một số ý nghĩ cho rằng vấn đề này đòi hỏi sự trợ giúp của triết học: Chúng ta biết đúng về Thiên Chúa bằng cách nào, hoặc nói chính xác hơn, chúng ta hiểu sai về Thiên Chúa như thế nào?
CÁC CUỘC TRANH LUẬN
Điểm đầu tiên diễn tả vấn đề này là bài viết của Tim Staples: “Do Muslims Worship the Same God Catholics Do?”(Người Hồi giáo có Tôn thờ cùng Một Thiên Chúa như Người Công giáo?). Staples cố gắng chú ý sự cân bằng đúng đắn về những gì Hồi giáo hiểu đúng và sai. Ông trích dẫn hai câu quan trọng về chủ đề này, Giáo lý Công giáo (GLCG) và Tuyên ngôn Nostra Aetate (Thời Đại Chúng ta, ĐGH Phaolô VI, 28-10-1965, Tuyên ngôn về mối quan hệ giữa Giáo hội và các Tôn giáo ngoài Kitô giáo), có vẻ có sự tranh luận: “Giáo hội vẫn kính trọng người Hồi giáo. Họ cũng tôn thờ một Thiên Chúa, sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất và nói với con người”. Staples biết rằng các tín đồ Hồi giáo hiểu sai nhiều về Thiên Chúa và ý Ngài dành cho con người, do đó, họ đưa ra sự thỏa hiệp về Hồi giáo.
Như vậy, người Công giáo chúng ta phải cẩn thận phân biệt giữa việc người Hồi giáo tin vào một Thiên Chúa, “sống và tồn tại trong Ngài; nhân từ và toàn năng, Đấng tạo dựng trời đất” và việc họ hiểu sai – rất sai – khi nói rằng Thiên Chúa mặc khải chính Ngài trong Tân ước và các điều Ngài truyền dạy dân Ngài.
Thiết tưởng rằng Staples rất đúng về cách lý giải này. Nhưng vấn đề dưới đây còn xa hơn điểm thứ nhất, đặt vấn đề là nếu chúng ta có nên đồng ý với Hồi giáo hay không. Điểm thứ hai là bài viết của Mark Shea: “When Better Than the 4th of July to Talk About Religious Liberty” (Đàm phán về Tự do Tôn giáo vào lúc nào tốt hơn ngày 4 tháng Bảy), trong đó ông nói về điểm tương đồng trong niềm tin Kitô giáo và Hồi giáo.
Một sự dối trá nguy hiểm là vụ tấn công khủng bố WTC vào ngày 11-9-2001, nhiều người Công giáo vẫn nhớ và cho rằng người Hồi giáo “tôn thờ một Thiên Chúa khác”, mặc dù giáo huấn của Giáo hội Công giáo nói rõ:
  1. QUAN HỆ CỦA GIÁO HỘI VỚI HỒI GIÁO: “Kế hoạch cứu độ cũng bao gồm những người nhận biết Đấng Tạo Hóa, trong vị trí đầu tiên giữa họ là người Hồi giáo; những người này tuyên xưng Đức Tin của Áp-ra-ham, và cùng với chúng ta, họ tôn thờ cùng một Thiên Chúa, Đấng nhân từ, Đấng phán xét nhân loại vào ngày tận thế” [GLCG, trích dẫn Thông điệp Lumen Gentium, số 16].
Nhiều người Công giáo phản động (Reactionary Catholics) phản đối giáo huấn này của Giáo hội và cố gắng giả vờ rằng Thiên Chúa và Đấng Allah là “hai Chúa khác nhau”. Vấn đề này gấp đôi. Thứ nhất, chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, không có hai. Thứ hai… Allah chỉ là từ ngữ Ả Rập để chỉ Thiên Chúa – như chữ “Dieu” của người Pháp, chữ “Gott” của người Đức, và chữ “Deus” của người Latin.
Một số người cho rằng vì người Hồi giáo không tin Tam Vị Nhất Thể (Chúa Ba Ngôi, non-Trinitarian), họ không tôn thờ cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu. Vấn đề là người Do Thái cũng không tin Chúa Giêsu có thần tính. Đó là vì các Kitô hữu như vậy nhận thấy rằng bạn có thể tôn thờ Thiên Chúa trong khi chưa hiểu về Ngài – nếu bạn là người Do Thái. Nhưng vì sự giận dữ về ngày 11-9 và các trọng tội khác của Hồi giáo, họ từ chối người Hồi giáo – và nói như thể có nhiều Chúa chứ không chỉ có một Chúa được hiểu theo nhiều cách hiểu.
Tác giả Shea đã chống lại sự phản động là muốn loại bỏ mối quan hệ với Hồi giáo trong niềm tin vào Đấng Allah đối với Thiên Chúa thật. Cũng có vấn đề với cách lý luận của tác giả.
Thứ nhất, nếu bạn tôn thờ cùng một Thiên Chúa mà lại hiểu sai bản chất của Thiên Chúa, như vậy Thiên Chúa có thực sự được tôn thờ? Chỉ có một Thiên Chúa không có nghĩa là một số người tôn thờ vị Chúa khác theo hư cấu mà họ tạo ra và gọi là “Thiên Chúa” (chẳng hạn giáo phái Mormon, tên chính thức là “Giáo hội Chúa Giêsu Kitô của các Thánh ngày Sau hết”, đạo này do Joseph Smith lập ra năm 1829 – phát âm theo Việt ngữ là Mặc Môn). Thứ hai, chữ “Allah” có thể được dùng để chỉ “Thiên Chúa” trong tiếng Ả Rập, không có nghĩa là những người dùng từ này có cùng một ý nghĩa. Có thể có, nhưng từ ngữ phổ thông không bảo đảm điều đó. Thứ ba, có sự khác biệt giữa việc người Do Thái duy trì sự mặc khải thật và giao ước của Thiên Chúa ưu tiên giới thiệu tín lý về Chúa Ba Ngôi và việc hình thành Hồi giáo sau cuộc mặc khải này khi minh nhiên từ chối tín lý này.
Phải nói rằng người Do Thái tin vào Thiên Chúa thật vì chúng ta biết rằng Cựu ước là sự mặc khải thật về Thiên Chúa. Cũng có thể nói rằng tin vào Chúa Ba Ngôi là mặc nhiên có trong Cựu ước và không minh nhiên từ chối tín lý này, người ta có thể mặc nhiên giữ (như Thánh Thomas Aquinas tranh luận về các Giáo phụ trước khi có sự Nhập thể). Điều này hơi khác với Hồi giáo, như Mohammed biết giáo huấn về Chúa Ba Ngôi và minh nhiên từ chối, như chúng ta thấy ghi trong Kinh Koran: “Vậy hãy tin vào Thiên Chúa và các giáo huấn của Ngài, và đừng nói về Tam Vị Nhất Thể” (sura 4 [An-Nisa], ayat 17). Từ chối sự mặc khải của Thiên Chúa về chính Ngài là tin vào một Thiên Chúa khác, một Thiên Chúa không là Tam Vị Nhất Thể.
Điểm thứ ba là TS Taylor Marshall, người đưa Thánh Thomas Aquinas vào cuộc tranh luận. Sau khi đưa ra giáo huấn của Vatican II, Marshall đề cập giáo huấn của Thánh Thomas về “Preambula Fidei” (Các Khai Đoạn Đức Tin), xác định rằng người Hồi giáo có thể nhận thức hợp lý về Đấng Tạo Hóa. Ông cũng nói rằng Hồi giáo thừa nhận sự mặc khải thật nào đó của Do Thái giáo và Kitô giáo, trong khi lại minh nhiên từ chối một vài yếu tố trong sự mặc khải này (nghĩa là họ không là người ngoại giáo). Để giải thích bằng cách nào mà người Công giáo và người Hồi giáo đều tôn thờ Đấng Tạo Hóa và có sự phân biệt niềm tin, Marshall cho biết: “Người ta có thể tôn thờ trực tiếp theo hướng đúng nhưng không hiểu mục đích. Chẳng hạn, nếu bạn bắn mũi tên nhưng thị lực yếu và không thể thấy đích, thế thì bạn có thể bắn đúng hướng mà không thấy đích. Bạn bắn vào mục đích đúng nhưng lại không nhìn thấy đích, hoặc không hiểu biết mục đích. Vả lại, trong trường hợp này, cây cung quá yếu nên không thể đưa mũi tên tới đích. Mũi tên rơi trước khi tới đích”.
“Người bắn cung mù với cây cung yếu” đó chính là Hồi giáo. Họ bắn mũi tên đúng hướng (về phía “Thiên Chúa của Áp-ra-ham”), nhưng họ không biết mục đích và cây cung của họ quá yếu vì cây cung của họ thiếu sức mạnh của ân sủng. Điều này giúp làm sáng tỏ vấn đề, nhưng có thể nói rằng chúng ta không nên dễ chấp nhận sự hiểu biết đó là đúng về bản chất của Thiên Chúa – và do đó có mục đích chung.
HƯỚNG TỚI TRIẾT LÝ
Mặc dù Thánh Thomas xác định rằng chúng ta có thể nhận biết sự hiện hữu của Thiên Chúa qua lý luận, ngài cũng nói về sự giới hạn về hiểu biết của chúng ta: “Đối với vấn đề Ngài-không-là-gì thì rõ ràng hơn vấn đề Ngài-là-gì” (ST I q. 1 a. 9, ad 3). Khi chúng ta cố gắng nói chi tiết về sự sống của Thiên Chúa mà không có sự trợ giúp của sự mặc khải thật, chúng ta dễ bị sai lầm. Thánh Thomas mô tả cách ngài nói về bản chất của Thiên Chúa: “Khi sự hiện hữu của một vật được xác định ở đó thì vẫn còn lý do khác về cách hiện hữu, để chúng ta có thể biết thực chất của nó. Vì chúng ta không thể biết Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-không-là-gì, chúng ta không có cách để hiểu Thiên-Chúa-là-gì hơn là Ngài-như-thế-nào” (ST I q. 3 prologue). Ý nghĩa thực sự là chúng ta biết bản chất của Thiên Chúa bằng cách xác định bản chất đó không thuộc xác thịt, phụ thuộc sự thay đổi hoặc sự bất toàn, ngoài giới hạn thời gian và không gian, và không có bất kỳ giới hạn hoặc khuyết điểm nào.
Bài giảng của ĐGH Benedict XVI tại Regensburg đưa chúng ta tới vấn đề trừu tượng liên quan bản chất của Thiên Chúa trong Hồi giáo. Ngài liên hệ cuộc đối thoại giữa Hoàng đế Manuel II Paleologus của Byzantine và hiền triết của Ba Tư, điều này chạm vào sự cần thiết của việc không xác định những gì ngược với bản chất của Thiên Chúa:
Không nói tới chi tiết… [Hoàng đế] nói với người đối thoại bằng cách nói sống sượng mà chúng ta không thể chấp nhận, đối với vấn đề chính về mối quan hệ giữa tôn giáo và bạo lực nói chung, rằng: “Hãy cho tôi thấy điều mà Mohammed đưa ra là mới lạ, và quý vị sẽ thấy những điều đó chỉ là xấu xa và dã man, như ngài yêu cầu phổ biến bằng gươm giáo với niềm tin mà ngài rao giảng”.
Sau khi diễn đạt mạnh mẽ, Hoàng đế tiếp tục giải thích chi tiết tại sao việc phổ biến niềm tin qua bạo lực là điều không hợp lý. Bạo lực không tương xứng với bản chất của Thiên Chúa và bản chất của linh hồn. Ông nói: “Thiên Chúa không thích máu – và không hành động hợp lý (σὺν λόγω) là ngược với bản chất của Thiên Chúa. Đức Tin sinh ra từ linh hồn chứ không từ thân xác. Bất cứ ai dẫn người khác tới Đức Tin đều cần có khả năng nói tốt và lý luận hợp lý, người ta không cần bạo lực và đe dọa. …Để thuyết phục một linh hồn, người ta không cần một người có đôi tay mạnh hoặc vũ khí, hoặc bất cứ cách nào để đe dọa giết chết”.
Câu xác định trong cuộc tranh luận này để chống lại cuộc đối thoại bạo lực là: Không hành động theo lý lẽ là ngược với bản chất của Thiên Chúa. Biên tập viên Theodore Khoury nhận xét: Đối với Hoàng đế, được định hình theo triết học Hy Lạp, câu này là hiển nhiên. Nhưng đối với giáo huấn của Hồi giáo, Thiên Chúa tuyệt đối siêu việt. Ý Ngài không không theo phạm trù nào của chúng ta, dù phạm trù đó rất hợp lý. Ở đây Khoury trích dẫn tác phẩm của R. Arnaldez, tác giả người Pháp theo Hồi giáo. Tác giả này chỉ ra rằng Ibn Hazm đã đi quá xa khi nói rằng Thiên Chúa không bị hạn chế điều gì, ngay cả lời nói, và không gì có thể buộc Ngài phải mặc khải sự thật cho chúng ta. Nếu đó là Ý Chúa, thậm chí chúng ta còn phải sùng bái thần tượng.
Về điểm này, cho tới khi hiểu biết Thiên Chúa và việc thực hành tôn giáo được quan tâm, chúng ta phải đối mặt với tình trạng tiến thoái lưỡng nan. Thuyết phục hành động ngược với bản chất của Thiên Chúa chỉ là tư tưởng Hy Lạp hay là luôn luôn đúng? Ở đây chúng ta có thể thấy sự hài hòa sâu sắc giữa những gì là Hy Lạp theo nghĩa đúng nhất của từ ngữ và cách hiểu theo Kinh Thánh về việc tin vào Thiên Chúa. Xác định câu thứ nhất của sách Sáng Thế, câu thứ nhất của cả Kinh Thánh, Thánh Gioan mở đầu Phúc Âm: “Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời (λόγος)”. Chính từ này đã được Hoàng đế sử dụng: “Thiên Chúa hành động, σὺν λόγω, cùng với Ngôi Lời (Logos)”. Logos nghĩa là cả lý lẽ và lời – một lý lẽ có tính sáng tạo và có khả năng tự giao tiếp, chính xác là lý lẽ.
Mặc dù lời văn của ĐGH Benedict XVI khá quen với nhiều người, tôi vẫn cần trích dẫn, vì tôi tin đây là câu trả lời hay nhất để biết người Hồi giáo có tôn thờ Một Thiên Chúa thật hay không (nếu bạn không biết cách ngài tiếp tục phát triển sự tranh luận, bạn phải cố gắng hiểu). Cuộc tranh luận như sau: Cách hiểu của chúng ta về Đấng Tạo Hóa, dù bằng lý lẽ, là cách xác định sự hoàn hảo tuyệt đối của Ngài và loại bỏ mọi thứ ngược với sự hoàn hảo này. Sự hoàn hỏa này là Sự Thật và Tình Yêu. Thuyết ý chí (voluntarism) xác định rằng Ý Chúa không dựa trên sự thật và sự xác định về bạo lực tôn giáo là ngược với tình yêu. Xác định vị trí của Thiên Chúa là vi phạm sự hiểu biết đúng đắn về bản chất của Thiên Chúa.
Thánh Thomas Aquinas dùng kết luận này xa hơn, ngài tranh luận rằng duy trì sự hiểu lầm như vậy về bản chất của Thiên Chúa là cho rằng người ta không tin vào Thiên Chúa thật. Khi chú giải về Phúc Âm theo Thánh Gioan, chương 4 (xem số 603), Thánh Thomas Aquinas hướng về vấn đề chính về sự đơn giản của Thiên Chúa, vấn đề nảy sinh trong cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với người phụ nữ Samari, khi hai người thảo luận về sự khác nhau giữa việc tôn thờ của người Samari, sự tôn thờ này pha trộn với cách tôn thờ của người ngoại giáo và của người Do Thái:
Chúa Giêsu nói: “Các người thờ Đấng các người không biết…”. Nên nói rằng, như triết gia Aristotle nói, việc hiểu các điều phức tạp khác với việc hiểu các điều đơn giản. Đối với điều có thể được hiểu về các điều phức tạp theo cách mà điều khác vẫn chưa hiểu; như vậy, có thể hiểu sai về chúng. Chẳng hạn, nếu ai đó hiểu đúng về một động vật theo bản chất của nó, người đó có thể hiểu sai về sự rủi ro của nó, dù nó đen hay trắng; hoặc sự khác biệt, dù nó có cánh hay có bốn chân. Nhưng không thể hiểu sai về các điều đơn giản: Vì chúng được biết đầy đủ bởi vì thực chất của chúng được biết; hoặc chúng không hề được biết chút nào, nếu người ta không thể hiểu chúng. Do đó, vì Thiên Chúa tuyệt đối đơn giản, không thể có sự hiểu sai về Ngài theo nghĩa của điều gì đó có thể được hiểu về Ngài và điều gì đó vẫn chưa hiểu, nhưng chỉ không đạt được cách hiểu về Ngài. Vì thế, bất kỳ ai tin rằng Thiên Chúa là điều gì đó mà Ngài-không-là, chẳng hạn như cơ thể, hoặc điều gì đó như vậy, không tôn thờ Thiên Chúa mà tôn thờ điều khác, vì họ không biết Ngài, mà chỉ biết cái khác.
Áp dụng giáo huấnc ủa Thánh Thomas đối với Hồi giáo sẽ củng cố cách tranh luận của ĐGH Benedict XVI. Nếu ai đó bám vào điều sai về bản chất của Thiên Chúa, thì người đó – hoặc tôn giáo đó – không thực sự bám vào niềm tin vào Thiên Chúa, mà bám vào cách hiểu sai về Thiên Chúa. Nếu ai đó cho rằng Thiên Chúa là con người vật chất (như Thánh Augustinô đã tin hồi trẻ), thì điều này loại trừ niềm tin vào Thiên Chúa thật.
TẠI SAO LÀ VẤN ĐỀ NÀY?
Bạn có thể hỏi rằng mục đích của việc chỉ ra sự khác biệt trừu tượng này là gì trong niềm tin về Thiên Chúa đối với Hồi giáo? Thiết nghĩ mục đích cũng tương tự mục đích của Thánh Thomas khi ngài viết “Summa Contra Gentiles” (SCG – Tổng luận về việc Đối phó với Dân ngoại). Tác phẩm này được viết cho các tu sĩ Dòng Đa-minh sử dụng để loan báo Tin Mừng, cho những người nghe, kể cả người Hồi giáo. Đây là cách Thánh Thomas mô tả ý định của ngài đối với tác phẩm này:
Những người theo Mohammed và người ngoại giáo không đồng ý với chúng ta về việc chấp nhận uy tín của Kinh Thánh, nên họ có thể sai lầm. Vì thế, đối với người Do Thái, chúng ta có thể tranh luận bằng Cựu ước, còn đối với người theo tà thuyết, chúng ta có thể tranh luận bằng Tân ước. Nhưng người Hồi giáo và người ngoại giáo chấp nhận điều này mà không chấp nhận điều kia, chúng ta phải dùng lý luận tự nhiên, khiến họ phải đồng ý. Tuy nhiên, đối với các vấn đề về Thiên Chúa, chúng ta không thể dùng lý lẽ tự nhiên (Bk 1, ch. 2).
Tác phẩm SCG được viết trên nền tảng triết học và biện giả để cho thấy tính hợp lý của niềm tin Kitô giáo, nhưng đặt nền tảng cho niềm tin bằng cách thiết lập rõ ràng những gì có thể biết được nhờ lý luận (các khai đoạn đức tin). Thánh Thomas thấy rõ rằng người Hồi giáo cần được dạy các điều cơ bản về những gì có thể hiểu về Thiên Chúa nhờ lý luận, ngược với sự thất bại tự nhiên. Điều này quan trọng, vì loại bỏ các chướng ngại vật và sai lầm của lý luận khi quan hệ với Thiên Chúa mới có thể dẫn tới Đức Tin.
Thánh Thomas phân biệt giữa cách hiểu về Thiên Chúa hiện hữu và cách hiểu về bản chất của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, người ta có thể biết rằng có một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và vẫn hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa. Ngày 6-11-2008, khi nói trên diễn đàn Công giáo và Hồi giáo, ĐGH Benedict XVI có vẻ đã gợi ý về cách phân biệt này, chỉ tập trung vào việc tôn thờ cùng một Đấng Tạo Hóa, thậm chí vẫn có sự khác nhau về niềm tin: “Tôi biết chắc rằng người Hồi giáo và người Kitô giáo có những cách tiếp cận khác nhau trong vấn đề liên quan Thiên Chúa. Nhưng chúng ta có thể và phải là những người tôn thờ một Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng chúng ta, và phải quan tâm tới mọi người trên khắp thế giới này”. Điều này giúp chúng ta hiểu rằng Giáo hội muốn cả Công giáo và Hồi giáo đều tôn thờ một Đấng Tạo Hóa, và ĐGH Benedict XVI có thể chỉ ra cách hiểu sai về bản chất của Thiên Chúa.
Tác phẩm SCG của Thánh Thomas có ảnh hưởng nhiều tới Kitô giáo hơn là Hồi giáo, tôi nghĩ vậy. Việc hiểu sự khác biệt về niềm tin là điều chủ yếu để người Công giáo chúng ta có thể dùng lý lẽ để suy nghĩ đúng về Thiên Chúa. Đây là một thách đố ở Tây phương, vì nhiều người vẫn cho rằng triết lý siêu hình học là một phần của tôn giáo thay cho triết học. Thánh GH Gioan Paul II đã phản đối điều này trong Tông thư “Fides et Ratio” (Đức Tin và Luận Lý), và ĐGH Benedict XVI cũng đã đề cập điều này trong bài giảng tại Regensburg khi ngài nói về việc “quấy rầy bệnh lý học của tôn giáo và lý luận, điều đó cần vọt lên khi lý luận giảm, các vấn đề về tôn giáo và đạo đức không còn quan tâm tới điều đó”. Ngài nhìn thấy bệnh lý học không chỉ đặt bạo lực vào bản chất của Thiên Chúa, mà còn đặt vào cả Tây phương bị tục hóa.
VỚI NGỤ Ý GÌ?
Một số người có thể ngần ngại chấp nhận kết luận này, vì nó có vẻ ngược với giáo huấn của Giáo hội Công giáo và sẽ làm tổn hại sự đối thoại tôn giáo. Nhưng tôi lại nghĩ rằng nó có thể giúp chúng ta hiểu tốt hơn về mối quan hệ của chúng ta với Hồi giáo, kể cả khoảng cách vẫn tách rời niềm tin của họ với niềm tin của chúng ta. Điều đó còn giúp chúng ta hiểu tại sao khó đối thoại. Vì thế, dù có phản ứng mạnh sau bài giảng của ĐGH Benedict XXVI tại Regensburg, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn vẫn đạt được tuyên bố chung về đức tin và lý luận với các học giả Hồi giáo đến từ Iran.
Làm sao chúng ta vẫn liên hệ với Hồi giáo? Mặc dù Hồi giáo hiểu sai nền tảng về bản chất của Thiên Chúa, cho Ngài là người duy ý chí và bạo lực, bám vào một Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa và Đấng Xét Xử, như Giáo hội xác nhận. Theo nghĩa này, không phải niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta cũng vậy, nhưng chúng ta theo giáo lý tương tự về niềm tin vào Thiên Chúa của chúng ta. Niềm tin của Hồi giáo gần gũi với chúng ta về bản chất của Thiên Chúa, rồi với giáo phái Mormon và các tôn giáo Đông phương khác, nhưng vẫn khác với một số người có thể nghi ngờ.
Là người Công giáo, chúng ta nên cẩn trọng về việc sẵn sàng nhận biết hoặc từ chối sự liên hệ với Hồi giáo. Sự thật là chúng ta thực sự có mối liên hệ về niềm tin, nhưng vẫn có một số điều khác biệt nào đó, thậm chí là khác về bản chất của Thiên Chúa.
Ngày xưa, trước giờ chịu khổ nạn, Chúa Giêsu đã nhấn mạnh mối quan hệ “nên một” của mọi người khi Ngài cầu nguyện với Chúa Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, nhưng còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai con. Phần con, con đã ban cho họ vinh quang mà Cha đã ban cho con, để họ được nên mộtnhư chúng ta là một: Con ở trong họ và Cha ở trong con, để họ được hoàn toàn nên một; như vậy, thế gian sẽ nhận biết là chính Cha đã sai con và đã yêu thương họ như đã yêu thương con” (Ga 17:20-23).
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicWorldReport.com)

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

ĐỨC THÁNH CHA:Lối Giáo Sĩ Trị Biến Đức Tin Thành những qui tắc và chỉ dẫn

ĐTC: từ chối lối mục vụ giáo sĩ trị biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn


VRNs (20.09.2014) –Sài Gòn- Theo Vatican- Trong buổi tiếp kiến chiều qua, 19.9 với Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa. Một lần nữa, ĐTC nhắc lại rằng Giáo Hội như một “bệnh viện dã chiến” mà ở đó dân Chúa đang bị thương và cần chúng ta có mặt bên cạnh họ.
0“Đối mặt với rất nhiều vấn đề mục vụ và những nhu cầu của con người, chúng ta có nguy cơ sợ hãi, trở nên khép kín, chỉ còn lo bảo vệ bản thân mình. Đây là một cám dỗ nơi chính hàng giáo sĩ khi biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn …”.
Chiều hôm qua 19.9, Đức Thánh Cha tham dự khóa họp của Thượng Hội Đồng tại đại thính đường Phaolô VI để bàn về tông huấn,” Evangelii Gaudium” trong bối cảnh trước khi diễn ra khóa họp Ngoại Thường của Thượng Hội Đồng Tòa Thánh về Gia đình.
Mặc dù Đức Thánh Cha không nói trực tiếp nhưng ngài dùng lại hình ảnh Giáo Hội như một “bệnh viện dã chiến”, hiện diện ngay bên cạnh để chăm sóc các thương tích cho “dân Thiên Chúa”.
Đức Thánh Cha dựa vào Tin Mừng Mátthêu để gợi ý gúp suy tư, ngài nói rằng “khi Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng thì Ngài chạnh lòng thương vì họ lầm than như bầy chiên không người chăn dắt.” Hôm nay bên lề của xã hội còn rất nhiều nhiều người đang mệt mỏi, chán nản và đang mong đợi nơi Giáo Hội. Làm thế nào để chúng ta tiếp cận được họ? Chúng ta phải chia sẻ kinh nghiệm đức tin cho họ như thế nào? Chúng ta phải nói cho họ về tình yêu của Thiên Chúa và cuộc gặp gỡ với Ngài ra sao đây? Đó là trách nhiệm của Giáo hội và là công việc mục vụ của chúng ta.” “Còn biết bao nhiêu người nghèo đói, cô đơn mà chúng ta bắt gặp trong thế giới ngày nay! Còn biết bao nhiêu người đang đau khổ và nài xin Giáo hội đứng gần bên họ, để thể hiện lòng thương xót và sự hiệp nhất của Chúa cho họ.
Nhiệm vụ đặc biệt này nhắm đến những người có trách nhiệm chăm sóc mục vụ, đó là các: giám mục trong các giáo phận, linh mục quản xứ, phó tế đang làm công việc bác ái, giáo lý viên dạy giáo lý… Có rất nhiều người đang làm công tác chăm sóc mục vụ trong các lĩnh vực khác nhau đều được kêu gọi để nhận ra các dấu chỉ thời đại và đáp lại bằng lòng quảng đại và sự khôn ngoan.
Các giám mục đang lắng nghe bài huấn từ.
Các giám mục đang lắng nghe bài huấn từ.
Đối mặt với tất cả vấn đề trước mặt của con người ngày nay, chúng ta có khuynh hướng sợ hãi và đối phó bằng việc co cụm và tự bảo vệ mình. Điều này xảy ra khi chúng ta bị cám dỗ của thói giáo sĩ trị, biến đức tin thành những quy tắc và chỉ dẫn. Lúc ấy, chúng ta như các Luật sĩ, Biệt Phái thời Chúa Giêsu. Tất cả mọi thứ được hoạch định cách rõ ràng và lập nên một cấu trúc mục vụ với mô hình có sẵn trong đầu, nhưng người tín hữu thì lại ước ao tìm gặp Thiên Chúa.
Như tôi đã từng nói Giáo Hội được ví như một bệnh viện dã chiến mà ở đó la liệt những người đang thương vong cần sự trợ giúp gần gũi ngay bên cạnh. Họ đang kêu van, nài xin chúng ta thể hiện như chính Chúa Giêsu, đó là: sự gần gũi và băng bó.
Nếu chúng ta hành xử giống như các Luật Sĩ và Biệt Phái, chúng ta sẽ không bao giờ làm chứng về sự gần gũi này. Lần đầu tiên ĐTC đã dùng từ “bệnh viện dã chiến” để nói về Giáo Hội đó là trong cuộc phỏng cho tạp chí La Civiltà Cattolica của Dòng Tên.
Liên hệ với một đoạn Tin Mừng khác, bằng sự hài hước Đức Thánh Cha nói rằng ông chủ vườn nho đã đi ra vào tất cả các thời điểm trong ngày để tìm kiếm thợ làm vườn: “Ông ta không hề ra ngoài một lần. Trong dụ ngôn mà Chúa Giêsu kể, ông chủ vườn nho đã đi ra ngoài ít nhất năm lần: lúc sáng sớm, lúc chín giờ, vào buổi trưa, ba giờ và năm giờ chiều …”
ĐTC xem đồng hồ, và điểm đúng 4:30 pm, ngài cười và nói: “Chúng ta vẫn còn thời gian trước khi Ông chủ đến với chúng ta …” Bằng âm điệu nghiêm trọng ĐTC nói: “Hãy nghĩ đến những người sau cùng: không có ai gọi họ; họ không có gì để đem về nuôi sống gia đình ở nhà. Những ai có trách nhiệm chăm sóc mục vụ hãy lấy cảm hứng từ câu chuyện dụ ngôn này.”
Đức Thánh Cha cảnh giác một nguy cơ cuối cùng rằng: “Chúng ta đừng chạy theo những âm thanh quyến rũ mời mọc chúng ta từ bỏ những sáng kiến mục vụ, không tập trung vào các yếu tố cần thiết trong việc loan báo Tin Mừng. Có vẻ đôi khi chúng ta đang quan tâm nhiều hơn đến việc giới thiệu các sáng kiến mà không tập trung vào việc đưa người ta đến gặp gỡ với Thiên Chúa. Bất kỳ sáng kiến mục vụ nào thiếu tập trung vào điều này đều trở nên vô nghĩa.”
ĐTC nói tiếp trong việc loan báo Tin Mừng “lòng kiên nhẫn và sự kiên trì” là những tính chất cần thiết. “Chúng ta không có chiếc đũa thần để giải quyết tất cả các vấn đề mục vụ. Nhưng chúng ta có niềm tin vào Chúa, Đấng đồng hành trong tất cả mọi nỗ lực của chúng ta. Ngài không bao giờ bỏ rơi chúng ta.” “Chúng ta hãy đi ra và làm chứng. Làm chứng là điểm khởi đầu của cuộc truyền giáo. Nó trực tiếp đụng chạm vào tâm hồn người ta và biến đổi họ. Không trở nên chứng nhân chúng ta không làm được gì.”2
Kết thúc bài huấn từ, ĐTC gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người hiện diện: “Tôi ban phúc lành của tôi đến anh em và xin anh em đừng quên cầu nguyện cho tôi … xin cho tôi được trở nên là chứng nhân cho đời Kitô hữu!” Một tràng pháo tay vang dội.
Tổng Giám mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về Tân Phúc Âm hóa, đại diện gởi lời cảm ơn Đức Thánh Cha và Tông Huấn của ngài “Evangelii Gaudium” (Niềm vui Tin Mừng).
Hoàng Minh

Thứ Tư, 3 tháng 9, 2014

TÀI LIỆU VỀ TRÀ LŨ NAM ĐỊNH

TRÀ LŨ XÃ CHÍ / Lê Văn Nhưng
Bản dịch lưu Phòng Địa chí Thư viện tỉnh Nam Định 

Anh tư liệu của Linh mục Đaminh Trần Ngọc Đăng (chụp lại)

Lời nói đầu


Xã có xã chí, như nước có lịch sử vậy. Lịch sử một xã bao gồm : tình hình chính trị khi mạnh khi yếu từ trước tới nay, các luật lệ, mọi phong cách, trải qua các triều đại đem viết ra nối tiếp, tìm hiểu đất đai từ khi mới lập ấp, các nhân vật tiêu biểu của các dòng họ, các phong tục tốt đẹp để ghi chép lại. Xã cần phải có xã chí. Đó là điều không thể thiếu được.

Xã ta hiện không tìm thấy có xã chí, có phải là vì binh lửa năm Đinh hợi (1827) mà thất lạc ? Thời kì ấy những người am hiểu quá khứ thì không hay thuật lại, có người hay kể lại thì không biết rõ ràng. Vì vậy đến nay xã ta không có xã chí. Chẳng riêng gì một xã ta mà nhiều xã cũng không có xã chí.
Tôi lúc còn là học trò nhỏ đã có ý định viết xã chí. Tôi dựa vào cha tôi và thày dạy học mà ngày ngày tìm hiểu tình hình. Khi lớn lên tôi đã biên soạn gần xong, nhưng giữa lúc đó tôi gặp nhiều khó khăn, phải đi làm nghề địa lí kiếm sống. Tôi vẫn lấy sách vở làm vui, thường bàn bạc với bạn học và xem xét thiên hạ mà nghiên cứu mọi việc trong xã. Ngày trước họ Lã đặt ra tục lệ một xã gọi là Hương ước, ông Trương Tử nghĩ ra cách đo đạc ruộng đất. Tôi bèn học hỏi lại. Đến nay việc phân giao xã, trại quản cấp ruộng cho binh lính và dân đinh không ai uỷ thác, không ai đứng ra chịu trách nhiệm. Từ các nghi thức về tang lễ, cúng tế đến việc giao tế giữa ba thôn, không có ai đưa ra bàn. Tôi gặp các vị học giả tường thuật lại, các bậc tiên hiền ở các họ, nói chuyện với các cụ phụ lão để xem xét những người có công đức xa xưa, gặp các lão nông tìm hiểu về tình hình ruộng đất cao thấp, gặp nhà buôn tìm hiểu về lỗ lãi trong kinh doanh, hàng ngày gặp người thân hỏi rõ ràng và đại thể các việc quá khứ. Từ đó tôi cùng bầu bạn tâm giao biên soạn xã chí này.
Quá trình biên soạn có việc tuy đã biết nhiều, nhưng chưa hiểu tường tận, nói chưa hết, chép chưa đủ, nghĩ đi nghĩ lại cảm thấy chưa tỏ tường, nói mà không nói hết, coi như chưa nói. Như vậy có cần viết xã chí của xã ta không ? Tôi tự thấy mình phải gánh lấy trách nhiệm. Nếu cứ để vài trăm năm nữa, lúc đó sách vở không còn, mới đặt vấn đề viết xã chí thì thật là khó khăn. Nay tôi thuật lại những điều tai nghe và có nghiên cứu, đem ra trình bày thứ tự trong cuốn xã chí này, mong các độc giả bổ sung cho đầy đủ và xúc tích hơn nữa. Tôi hy vọng những người sau tiếp tục viết lịch sử xã ta.
Duy Tân năm thứ 9
ngày 17 tháng 8 năm ất mão (1915).
Cử nhân Lê Văn Nhưng viết tại Nhĩ Khê trang.
Người đúng dung lúc đầu là khó
Hết việc làng rồi lại việc dân
Xét sự tích ghi trong xã chí
Nghiền công phu Hán tự một pho.

LẬP ẤP
Có người hỏi Nhĩ Khê rằng : "Ngày xưa xã Trà Lũ lập ấp vào triều đại nào ? Đến nay là bao nhiêu năm ?" Nhĩ Khê tôi xin thưa rằng :
- Xã không có xã chí lưu truyền lại, mà trên cơ sở nghiên cứu tình hình cụ thể thì biết rằng xã ta có từ đời Lê, đến nay hơn 400 năm. Thời Lê Trang Tông niên hiệu Nguyên Hoà năm thứ nhất, tên Trà Lũ đã có ghi trong lịch sử nước ta. Từ Nguyên Hoà năm thứ nhất (1533) đến Duy Tân ất mão (1915) là 380 năm.
Họ Bùi đến lập ấp đầu tiên ở thôn Bắc, thuỷ tổ được sắc phong Hoàng Tín đại phu, Thái bộc Tự khanh, mà chức tước ấy chỉ đặt ra thời Lê Thánh Tông niên hiệu Hồng Đức năm thứ 2 (1471) đến nay đã 415 năm. Họ Trần, họ Phan ở xã ta đều có thế phả, đến nay khoảng 16, 17 đời, ước lượng 4 đời là 100 năm, tổng cộng hơn 400 năm là như vậy.
Lâu nay dân gian cũng thường hay nói xã ta có từ thời Hồng Đức, người xã ta ở Phượng Lũ xuống, tuy vậy cũng chưa biết được rõ ràng.

PHÂN THÔN

Lại hỏi đến thôn Trung, thôn Bắc, thôn Đông, thôn Đoài có tên tự bao giờ thì tôi cũng chưa được biết rõ. Theo tôi nghĩ, phàm đã lập ấp trước tiên phải tìm nơi cao ráo, đưa dân đến ở vùng đất cao nguyên cựu cốt. Thôn Trung ở giữa, thôn Đông ở phía đông, thôn Bắc ở phía bắc, cố nhiên có tên thôn từ đó. Thời trước chỉ có 3 thôn : Bắc, Trung, Đông. Thôn nào cũng có lương có giáo, đồng ruộng và thổ cư xen kẽ. Toàn xã cùng một con dấu, cùng một địa bạ. Năm Thành Thái thứ nhất số đinh tăng, thuế sưu tăng, tiền nộp thuế thiếu, xã thường phải thôi thúc, nên phải xin trên tách chỉ bài. Ba thôn mỗi thôn một chỉ bài, các giáo giáp ở ba thôn hợp lại làm một chỉ bài, và thôn Đoài có từ đó. Đến năm Duy Tân thứ 9 (1916) phân làm 4 xã.

PHÂN TRẠI
Tôi hỏi Nam Điền lập trại, lập xã từ bao giờ, hiện không ai biết rõ. Chỉ biết rằng xã ta ruộng công phần lớn ở phía nam con sông thôn Trung, phía tây sông Ngô Đồng (sông Sò). Những ruộng đó theo tục lệ cũ chỉ cấp cho binh lính cày cấy. Năm đầu thời minh Mệnh (1820) một số gia đình binh lính đến đay làm ruộng. Lúc đầu làm vài ba túp lều để trông coi, dần dần đào ao, vượt thổ, làm nhà rồi đưa họ hàng và người xã lân cận đến thuê cấy, xin ô nông canh, lâu năm thành trại trên cánh đồng phía nam của xã, gọi là Nam Điền và trở thành một xóm lớn phụ thuộc vào thôn Trung, sau đặt là trại.
Những ruộng cấp cho binh lính cầy cấy, khi có người chết đi thì lại giao cho binh lính khác. Sau lý dịch đem giao cho hộ có người đi lính, xã không quản lý, ai đến trại thì vượt thổ tự do, nhiều ít không có ai qui định. Đến khi xã đối chiếu với điền thổ thì thấy man lậu, ai đã vượt thổ thì mọi người đều biết rõ, sinh ra kiện cáo nhau. Khi lúa chín, binh lính và dân đinh tranh nhau gặt rồi đi kiện. Tỉnh phái người về đo đạc phát hiện ra ẩn lậu hơn 200 mẫu. Dân trong trại không tin, lại kiện lên tận kinh đô và còn đưa đơn đến Toà án Đệ nhị cấp, vào kinh dóng trống, đội đơn tâu vua. Các quan trong kinh phái người về, sức đo đạc lại, giải quyết không ổn, ruộng đất vẫn như cũ, có phần chưa rõ ràng. Mãi đến năm Tự Đức 9 (1856) dựa vào thực tế của trại, hơn 60 mẫu ruộng đã đào ao vượt thổ được phê chuẩn làm thổ cư. Ruộng còn lại đem phân cấp cho dân đinh trong trại, được cấp trước bạ và dân phải chịu đóng thuế mới được cày cấy. Năm Đồng Khánh thứ 3 (1887) dân lại kiện, đệ đơn đến Nha Kinh lược hà Thành, cấp trên về giao cho hương lý đo đạc lại ruộng đất, giao phần suất cho dân đinh trong trại và dựng mốc giới. Ba năm sau (1890) toàn trại làm đơn xin con dấu riêng, tự tách ra khỏi xã cũ thành xã Nam Điền. 

QUI KHU
Mỗi thôn đều có các xóm.
Thôn Trung có các xóm : Đông Nhuệ, Đông Phú, Đoài Phụ, Nam Long, Bắc Lạc, Bắc Hà, Trung Thiện, Đông Kiều, Đông Thọ, Đoài Nghĩa, Nam Phượng, Bắc Đông, Bắc Ngọc, Trung Tiên, Đông Hào, Đoài Dũng, Đoài Linh, Nam Kỳ, Bắc Tỉnh, Trung Phúc, Trung Mỹ.
Thôn Bắc có các xóm : Đường Nhất Nội, Đường Nhất Ngoại, Đông Biên, Tiền Trì, Cựu Cốt Nam, Cựu Cốt Trung, Cựu Cốt Bắc, Cựu Cốt Hậu, Cựu Khẩu Nhị, Khẩu Nhị, Khẩu Tam, Khẩu Trung, Khẩu Đoài, Khẩu Nội, Đô Tạo, Hương Đông, Hương Trung.
Về sau có lương có giáo mới chia ra : Tiền Trì, Tiền Trì Lễ, Tiền Trì Nghĩa, Khẩu Trung, Khẩu Trung Lễ, Khẩu Trung Nghĩa, Khẩu Đoài, Khẩu Đoài Lễ, Khẩu Đoài Nghĩa.
Đến thời Tự Đức, Khẩu Trung Nghĩa và Khẩu Đoài Nghĩa hợp lại thành xóm Đoài Trung là xóm giáo, Hương Đông đổi là Đông Thành, Hương Trung đổi là Trung Thành, Cựu Cốt Hậu đổi là Cựu Cốt Đông. Khẩu Nội số đinh ngày càng hao mòn, đến nay không còn gì nữa.
Thôn Đông có các xóm : Đông Phú, Bắc Khang, Đoài Quí, Tây Thịnh, Trung Cường, Mỹ Đức, Nam Ninh, Vạn Thọ.
Cuối thời Tự Đức, thôn Trung, thôn Đông phân ra lương giáo giáp, thôn Bắc cũng phân bên lương bên giáo.
Đến thời Thành Thái (1889) các giáo dân ở thôn Trung gồm Đoài Dũng, Đoài Phụ, Đoài Nghĩa, Trung Phúc, Đông Phú, Đông Hào, Bắc Tỉnh đều tách ra đặt tên là giáp Lạc Đạo. Các giáo giáp ở thôn Bắc gồm Đông Biên, Tiên Trì, Đoài Trung, Đông Thành phân ra gọi là giáp Nam Cường. Chiếu theo đinh đã quân phân, thì thôn Trung lương 3 giáo 1, thôn Bắc lương 11 giáo 1, thôn Đông lương 2 giáo 1, trước sau hợp lại làm thôn Đoài.


RUỘNG ĐẤT

Công điền xã Trà Lũ có 30 xứ đồng. Đồng trong gồm các xứ Tân Bến, Đoạn Đồng, Đường Nhất, Đường Nhị, Đường Tam, Sài Nội, Láng Hạ. Đồng ngoài có các xứ Sài Nhị, Sài Tam, Sài Tứ, Sài Hạ, Cấp Tứ, Cống Xuyên, Ba Mươi, Một Trăm, Lăng Hạ, Bảy Mẫu, Chóp Chài, Nội Điền, Mối Khê, Trạch Lâm, Tân Điền, Thượng Đoạn, Trung Đoạn, Hạ Đoạn.
Căn cứ vào những năm dưới thời Quang Trung và Gia Long, công điền của ba thôn theo sổ cấp bạ là 1.111 mẫu 5 sào. Lại còn 55 mẫu ở các xứ đồng Hà Khẩu, Đường Nhất, Thái Bằng, Lục Lăng, Lãng Hạ để làm ruộng phần từ, phần tự. Thổ tại các xứ Khẩu Nhị, Khẩu Tam, Đô Tạo, Hà Khẩu, Cựu Cốt, Tiền Trì, Đường Nhất, Đường Tam, Côn Thượng, Côn Hạ, Lăng Nội, Sài Nội, Ông Thượng, Bà Lão, Đông Biên, Đoài Biên, Sài Nhị được phê chuẩn là miễn ngạch làm tư thổ, có thể bán được. Ngoài công điền còn có các xứ Ngoại Điền, Lôi Cận ven sông Ngô Đồng. Cuối thời Lê bị vỡ lở, hai xứ đó cùng với xứ đồng Thượng Đoạn bỏ kè chống lở, về sau đất bồi ở đông ngạn được 300 mẫu. Thời Gia Long hai xã Trà Lũ và Hoành Nha tranh kiện nhau, xã ta thua kiện. Đến năm Minh Mệnh thứ 10 lập sổ địa bạ và trước bạ công điền của xã là 835 mẫu. Ruộng thần từ, Phật tự và chùa Thần Quang là 55 mẫu 2 sào. Thổ trạch vườn ao 882 mẫu 5 sào. Tự Đức năm thứ 6 (1852) Nam Điền khởi tụng, ở kinh đô phái quan về đo đạc trích ra một nghìn mẫu, kể cả thổ hiện cấy lúa ở các xứ Đô Tạo, Khẩu Nhị, Hà Khẩu, Cựu Cốt, Đường Nhất, Tiền Trì, Lăng Nội, Bà Lão để làm công điền đưa trước bạ, đăng án kháng được trích ra nữa, nếu còn thiếu 3 thôn chia từng thành để đài thọ.
Ruộng, thổ (cấy) thuế, phân 93 thành : Thôn Trung 42, thôn Bắc 39, thôn Đông 12.
Đinh ẩn lậu trừ ra, người sắp đến tuổi dân đinh riêng nộp thuế ngoài, còn đinh phân từng thành vẫn nguyên. Theo lệ cũ cứ ba bốn năm cấp điền lại, còn thành nào sau khi cấp điền, nếu có người chết thì đinh đến tuổi mới được điền vào, có khi 2 đinh mới được hưởng một suất ruộng, dân đinh nào đến tuổi không còn ruộng để cấp cho, vẫn phải đóng thuế khống cho lí dịch.
Thành Thái năm thứ nhất, quan cai trị Pháp đo đạc quan điền bằng thước mét, rồi in thành bản đồ, điền thổ gồm 1.707 mẫu. Sông và mộ địa vẫn được giảm thuế như trước. Năm Thành Thái thứ 3 (1891) Nam Điền nhận địa bạ điền thổ riêng. Trà Lũ nhận ruộng các hạng 664 mẫu. Thổ từ hạng 9 đến hạng 12 là 671 mẫu.
Chiểu theo Nghị định của Toàn quyền Pháp, dùng thước Gia Long đo đạc tính toán, đối chiếu, số mục đều tăng. Lại đem sông và mộ địa xếp vào loại thổ thứ 12, đưa nhiều thổ vào vẫn chưa đủ với tổng số. Đến năm Duy Tân thứ 9 (1915) chỉ bài của xã đem đi trước bạ.
Thôn Trung : ruộng 302 mẫu, thổ 282 mẫu.
Thôn Bắc : ruộng 445 mẫu, thổ 285 mẫu.
Thôn Đông : ruộng 86 mẫu, thổ 95 mẫu.
Thôn Đoài : ruộng 180 mẫu, thổ 153 mẫu.
Toàn xã các hạng ruộng 1.017 mẫu, thổ 815 mẫu. Ngày trước xã không có tư điền, duy có 55 mẫu Thần từ, Phật tự nộp thuế theo ruộng tư điền loại 2, nhưng thực ra là công điền, vì ngày trước thuế tư điền nhẹ hơn. Kể từ năm Tự Đức thứ 13, chiếu theo Nghị định thì công tư điền đánh thuế theo một luật.
( Cuối thời Tự Đức, quan tỉnh thỉnh cầu cấp trên, tất cả tư thổ hiện cấy lúa cải ngạch làm tư điền theo các hạng chịu thuế gồm các xứ : Cựu Cốt, Đường Nhất, Đường Tam, Khẩu Nhị, Khẩu Tam, Đô Tạo, Hà Khẩu, Tiền Trì của xã ta. Cũng thời gian này xã san ghềnh lấp trũng thành ruộng cấy, song các điền hộ ở thôn Bắc thứ tự làm đơn xin cải ngạch hạng vẫn nguyên là tư điền của các hộ như trước, các ruộng này xin trước bạ nhập vào sổ chỉ bài của thôn Bắc. Duy có tư điền ở xứ Đường Tam qui về thôn Đông nhận cấy. Các điền hộ buộc phải làm đơn khiếu lại, vì ông Cử nhân Lê Văn Nhưng là Tiên chỉ của xã cùng một số hương lí lén lút bán một số ruộng đồng ngoài của xã cho xã khác. Về sau hụt nhiều diện tích công điền, dùng âm mưu và thế lực đem đổi tư điền của các hộ ở những xứ nói trên thành công điền để quân cấp ruộng cho dân đinh. Số đông hộ có vai vế lấy lại được ruộng, còn các hộ khác mất nhiều tư điền và ao hương hoả, nhiều người oán trách ông để lại dư luận không hay, ghép cho ông vô tự (Người dịch)
Ruộng giao cho trại Nam Điền kể cả thổ là 477 mẫu 5 sào (chiểu theo việc đã khám đạc và quân phân như cũ, cũng có một số mục chưa thật chính xác).


NGHỀ NGHIỆP

Nhân dân xã ta phần nhiều làm nghề buôn bán, hàng ngày vợ chồng gồng gánh đi các chợ. Các bến thuyền ở Bắc Kỳ, Thanh Hoá là con đường thông thương. Xã ta có hàng vạn bằng thuyền nan, có hàng vạn bằng thuyền đinh, có vạn thuyền là mành, hàng vạn có trưởng vạn. Có loại thuyền khoang rộng tục gọi là thuyền cóc, mua chiếu chở ra ngoài bán rồi mua cói chở về. Đến thời Tự Đức các thuyền phải làm sổ chịu thuế quan.
Ngày xưa xã ta có nghề nấu rượu, nuôi lợn làm kinh tế. Ngành nghề có thợ sơn, thợ mộc kiêm thợ sơn, thợ làm vàng mã. Còn nghề làm ruộng dân cày có lúc gặp khó khăn hiểm nghèo phải phá thổ khẩn hoang đến ở thành ấp. Lên rừng xuống biển ở đâu cũng gặp người Trà Lũ. Dân số xã ta chuyển sang huyện Tiền Hải chiếm 1/ 3 , huyện Kim Sơn 2/ 3 . Xã ta đinh nhiều ruộng ít nên phải chuyển cư đi nơi khác.


BINH ĐINH


Triều Lê xã ta phải chịu bao nhiêu suất lính không rõ. Năm Quang Trung thứ 2 (1790) thôn Trung chịu 71 suất, thôn Bắc 48 suất, thôn Đông 19 suất. Thời Gia Long (1802 - 1820) thôn Trung 42 suất, thôn Bắc 39 suất, thôn Đông 12 suất, tiếp đó tuyển tăng 10 người nữa. Đến thời Tự Đức thôn Trung và trại Nam Điền phải chịu 48 suất, thôn Bắc 43 suất, thôn Đông 13 suất. Những năm Đồng Khánh (1885 - 1889) nhà nước huấn luyện bổ sung cho lính tập, lấy bao nhiêu không hạn định. Đến bản triều (Duy Tân 1907 - 1916) tuyển lính, cứ 7 đinh chọn 1, xã ta đinh tuy đông mà chỉ tuyển lính được 103 người. Đinh tăng mà tuyển lính không tăng. Mỗi khi về tuyển lính, đuổi bắt dân chẳng khác gì đuổi bắt gà, vịt. Yếu khỏe không phân biệt, miễn sao bắt cho đủ số. Khi thiếu còn bắt cả người nghèo lẫn người giàu. Vào lính được cấp quần áo, mỗi thế binh phải chịu phí tổn 100 quan và san bổ cho dân, mỗi người đi lính được cấp 7 mẫu 5 sào mà ở lính vẫn còn thiếu thốn. Về sau tuyển lính tập, cứ mỗi người 3 mẫu ruộng, nếu nhà cửa bị hư hại thì được địa phương săn sóc, nên nhiều người muốn đi.
Đinh ngạch của xã thường tăng không giảm, năm Tự Đức 30 (1877) theo sổ đinh bạ, đinh tráng hạng, lão hạng gồm 1.296 người. Thời ấy tuy kiểm duyệt có nghiêm, nhưng vẫn còn ẩn lậu nhiều, xem trong sổ đinh thực hư gần một nửa, được họ sai tên, đúng tên sai tuổi, cùng trong một xã cũng khó nhận ra nhau. Nhiều người trong xã đi tứ phương, có kẻ làm điều phi pháp, truy về quê quán thì tìm ra rất nhiều người cùng tên khác họ. Lý dịch không phân biệt được ai là lương thiện, ai phi pháp, tốn phí nhiều mà không bắt được can phạm. Vẫn biết việc làm không hay nhưng cứ để kéo dài mãi.
Đồng Khánh 3 (1888) số đinh tăng lên 350 người, xã làm đơn xin giảm. Thành Thái thứ 2, toàn xã phải nhận nhất nhì hạng đinh là 1.569 người. Thành Thái thứ 3, Nam Điền được lập sổ đinh bạ riêng, nhận số đinh là 336 người. Bốn thôn căn cứ vào đó mà làm chỉ bài riêng của thôn mình. Đến thời Duy Tân (1907 - 1918) mỗi năm làm đinh bạ một lần, được cấp thẻ tuỳ thân. Thẻ mỗi năm đổi một màu sắc khắc nhau, trong có ghi họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, số tiền nộp sưu thuế... Thẻ của ai người ấy điểm chỉ vào, có đóng dấu của lý trưởng. Người dân nào không có thẻ không giám đi xa. Từ đó cứ tiếp tục kê khai. Chín năm sau chỉ bài lại quy định :
- Thôn Trung : đinh hạng nhất 363 người, đinh hạng hai 940 người.
- Thôn Bắc : đinh hạng nhất 511 người, đinh hạng hai 586 người.
- Thôn Đoài : đinh hạng nhất 226 người, đinh hạng hai 542 người.
- Thôn Đông : đinh hạng nhất 170 người, đinh hạng hai 542 người.
Toàn xã nhất nhì hạng đinh là 3.429 người. Các chức sắc được xếp hạng miễn trừ gấn 500 người.

THUẾ KHOÁ

Những ngoại đinh (chưa cấp thẻ) thì mỗi trai tráng đi làm thuê phải chịu một quan tám tiền kẽm, ba tiền kẽm thế bằng gạo. (Một quan có 10 tiền, 1 tiền có 60 đồng). Dân 18 tuổi gọi là dân đinh, 54 tuổỉ gọi là lão hạng, chỉ phải chịu nửa suất, 60 tuổi là lão nhiêu được miễn trừ. Ai nhận phần ruộng phải trả bằng thóc, cũng có khi bằng gạo. Ruộng phân ra các loại 1, 2, 3 mỗi mẫu cấn một hộc thóc, mỗi hộc là 2 phương, mỗi phương ruộng vắn 1 thước (0,40 m). Ruộng xã ta cấp cho binh lính khá nhiều, còn ruộng cấp cho dân đinh chỉ có mỗi người 1 sào 5 - 6 thước. Các thuế binh điền và tư điền đều đưa về cho dân phải gánh, mỗi mẫu phần điền phải gánh thuế thành 10 mẫu. Nếu có người trốn thuế phải bán nhà đất thế vào, không trừ một ai.
Thành Thái năm thứ nhất (1889) đánh thuế ruộng loại 1 là 1,35 đồng, loại 2 là 1,04 đồng, loại 3 là 0,70 đồng. Chính đinh mỗi người 0,40 đồng, ngoại đinh 0,20 đồng. Toàn xã trại cả năm là 1.972 đồng. Sau thuế sưu tăng lại điều chỉnh lên 3 đồng, người có môn bài lại nộp thuế 1,50 đồng. Thuế đò cho mỗi đinh 0,215 đồng, ngoại đinh 0,50 đồng và thêm thuế đò chợ. Ruộng loại 1 thuế 1,50 đồng, loại hai 1,10 đồng, loại ba 0,80 đồng. Thuế thổ loại hai mỗi năm / mẫu 0,50 đồng, loại ba 0,30 đồng, thuế đò chợ bổ theo mẫu thổ bằng một suất đinh. Duy Tân năm thứ 9 (1915) tổng cộng thuế của 4 thôn phải nộp 9.361 đồng.

ĐỀN MIẾU
Ba thôn đều có đền thờ riêng. Thôn Trung thờ Đương cảnh thành hoàng Phan tôn thần. Thôn Bắc thờ Đương cảnh thành hoàng Huệ Chân công chúa. Thôn Đông thờ Đương cảnh thành hoàng Linh Long tôn thần. Các đền thờ đều xây ở xứ Cựu Cốt. Thời Lê và Tây Sơn các bách thần có sự tích đều được phong Đại vương, sắc phong hiện nay vẫn còn.


DÒNG HỌ

Thôn Trung có 4 họ, thôn Bắc có 6 họ đã có từ lâu. Thôn Trung họ Trần đến trước rồi đến họ Phạm, Hoàng, Lưu. Thôn Bắc họ Bùi đến trước rồi đến họ Vũ, Đỗ, Nguyễn, Mai, Lê, họ Trần kế sau các họ mãi năm Duy Tân Kỉ dậu 1909 mới có. Thôn Đông họ Phan đến trước rồi đến các họ Lê, Hoàng, Phạm, Đỗ, Bùi, sau cùng là họ Khổng.
Khi dân mới đến lập ấp, người không phải chỉ ở một nơi, đến cùng một thời gian, nên thứ tự các họ, hoặc lấy đến trước sau làm anh em, hoặc lấy to nhỏ làm trên dưới, không phải người sau xếp đặt.

VIỆC TẾ LỄ

Hàng năm đều có tế thần ở đền miếu ba thôn. Thường lệ vào tháng 2 và 3 là tiết kì phúc. Ngày trước các thôn rước kiệu, bát hương đến một nơi để cúng tế. Gần đây thấy phiền phức nên không làm thế nữa. Cứ ba năm một lần làm lễ lớn, lấy các năm Tí, Ngọ, Mão, Dậu vào mùa xuân thời tiết tốt, thôn Đông mở đám ở đình. Toàn xã dựng cờ, làm cổng chào, kéo đèn ven sông, rước thần và các tổ họ vào đám. Ngày hôm sau rước bát hương 2 thôn đến dự hội và tổ chức các trò vui, chèo hát, đấu võ, vật, bơi trải, chèo đò. Đến Thành Thái Giáp ngọ (1894) ba thôn đề xướng kinh tế hội đồng 1 tuần. Văn tế lấy danh nghĩa toàn xã, tế vật có trâu hoặc bò do thôn sở tại đài thọ. Chia phần thì chủ nhường khách, đó là việc làm tốt đẹp.
Thời cổ chỉ có tế ông Thuỷ tổ mà không có lập thờ riêng. Các họ xã ta đều có từ đường, gian giưa thờ tổ đầu tiên lập nghiệp, hai gian tả hữu thờ các tiên hiền cúng ruộng tế lễ. Lễ vật, hương hoa, đồ thờ tự ngày càng trang hoàng thêm tuỳ theo khả năng các họ. Ba năm một lần đại tiết, các thôn rước thần về đình hội tế, từ 3 đến 5 ngày thì kết thúc. Năm nào mất mùa thì hoãn lại. Thiết nghĩ đây là việc nghĩa mà dựng lên, không phải là tục lệ cũ.
Họ ngành cũng có từ đường riêng để cúng tiên tổ. Tế xuân và các tiết cũng làm như họ cả.
Tục lệ
Ba thôn đều có đình và sổ hương ẩm có phân biệt thứ vị, có cỗ 1,2,3,4. Người có phẩm hàm (cửu phẩm trở lên), khoa mục (từ Tú tài trở lên), cai phó tổng, lý trưởng được vọng cỗ loại 1. Nhất nhị trường, hương hào, hương mục vọng cỗ loại 2. Nhà Binh và phần dịch (phần thu) ngồi cỗ loại 3. Khán thủ ngồi cỗ loại 4. Ai nhập bạ đều sắm lễ yết thần, to thì trâu, bánh dày, vừa thì thịt lợn và xôi, nộp tiền vọng đình 12 quan. Tế thần xong, chiểu theo bàn làm cỗ, người ngồi cỗ 1 biếu 1 cỗ, cỗ 2 hai người 1 cỗ... Sỏ lợn biếu Tiên chỉ. Cỗ lòng chay lợn biếu thứ chỉ, nếu có hai ba thứ chỉ thì cắt biếu mỗi người một ít. Chủ tế và các vị hành lễ thì biếu một miếng lây, số lòng còn lại thì làm một mâm cỗ cho các vị có mặt uống rượu tại chỗ. Đuôi lợn, chân giò biếu đương chức nha dịch, thủ bạ.
Phàm ai đã vọng làng (nhập hương bạ) khi có việc tang 4 bên cha mẹ phải có lệ biếu. Thời cũ làm đại lễ để lấy tiếng, chi phí đến 5 - 6 trăm quan tiền kẽm. Gần đay đã tinh giảm, biếu lệ hoặc lợn, bánh hoặc tiền 12 quan, 10 quan tuỳ theo đẳng cấp. Các nhà có việc tang mời văn hội đến tế 1 đến 3 tuần. Tế ngu gọi là sơ ngu, tái ngu, tam ngu. Ngoài ra còn mời thân gia khách khứa tế tuỳ ý. Lệ cũ phải biếu đãi thôn mình ở, đại để bánh chưng, bánh dày, làm giá để cỗ, trên bày cả con lợn, bốn góc bày chùm nem, một con gà cắm hoa ở mỏ để trong mâm. Tiền phí tổn đến 2 - 3 trăm quan. Tế xong bánh lợn biếu làng. Gần đây đã tinh giảm, biếu lợn bánh hoặc thế tiền tuỳ theo hoàn cảnh có công biếu và tư biếu. Trước là công biếu, sau là tư biếu. Để trọng vọng có thôn sắm lễ vật phúng tế 1 tuần, cử một quan viên đánh trống đưa tang.
Xóm có công quán, có nghi lễ tế tự, có ruộng tế, yến lão, có đòn đưa tang. Xóm bầu xóm trưởng, danh vị thứ bậc tương tự như việc làng, lại có biên dịch, câu đương 2 người. Có xóm hương ẩm kiêm công khoá. Có xóm chia hương ẩm, công khoá (chính quyền) làm hai. Phàm thuế khoá, tạp dịch đều phân bổ ở đình rồi chia về các xóm, xóm chia thu bổ nộp cho lý trưởng và nhận biên lai.
Trong xóm nếu nhà nào có việc tang, đến trình với trưởng xóm, huynh thứ. Chiếu lệ biếu xóm, có công biếu, tư biếu. Họ hiếu biếu : lợn 1 con, gạo 1 thúng, vừa thì biếu tiền 15, 12, 10, 6, 3 quan, 1 quan 2 tiền, không kể thứ bậc, còn dịch phu nhiều ít tuỳ theo họ hiếu. Yêu cầu mỗi dịch phu phải có : 1 thước 5 tấc vải trắng làm mũ, gạo 1 hoặc 2 bát, tiền xanh 6 đồng hoặc 3 đồng làm lương ăn và hành lý cho mỗi người. Mỗi dịch phu từ 2, 3 tiền đến 5 tiền. Cử 2 người huynh thứ trông nom, 1 người chấp hiệu điều khiển dịch phu. Người chấp hiệu : áo trắng 1 cái, tiền theo dịch phu gấp đôi, khi mai táng xong thì về công quán họp chia nhau rồi về nhà, không phiền hà tang gia phải làm cơm rượu như tục lệ cũ.
Nếu tế ở nhà lại có biếu, khi đi đường lại có biếu, ngồi đêm mỗi lần tế đều có đãi biếu, đến nay tinh giảm hết. Họ đều có sổ nhân danh, thứ vị cũng như hương ẩm, duy tộc phả và văn khấn không lưu truyền đến các con cháu được, phải bầu trưởng tộc để đứng ra dựng dỗ các việc trong họ.

CỔ TÍCH

Xã ta ngày trước có đền thờ miếu mạo đều lợp gianh. Năm Đinh hợi (1827) bị binh hoả nên còn lại rất ít. Các cụ bô lão kể lại, sau khi quan quân triệt hạ, rồi kêu gọi dân trở về thì chỉ còn đền thôn Trung, đền thôn Bắc, từ đường họ Lê, miếu xóm Khẩu Trung và một số nhà gianh mà thôi.
Đền thôn Trung đồ thờ còn lại đỉnh hương, kiệu thần. Đền thôn Bắc còn long đình, khám gian họ Lê. Kiệu thần thôn Trung còn đòn cái, vòng ngang sơn son thếp vàng, con tiện ở lan can làm bằng ngà voi. Tương truyền cỗ kiệu này do chúa Trịnh sai thợ làm, chúa không vừa ý nên để ở ngoài phủ. Thời ấy xã ta có nhiều lực sĩ làm lính kéo xe vua, bàn nhau góp tiền mua lại cỗ kiệu đó đem về cúng vào đền. Có nhiều thợ giỏi rập theo khuôn để làm nhưng đều không giống.
Chùa của ba thôn đều có chính điện, tiền đường, hành lang và gác chuông. Chùa Cảnh Linh gác chuông cũ lợp gianh, xây 3 tầng, cao 2 trượng, làm bằng gỗ thiết. Năm Thành Thái Quí mão (1891) bị bão huỷ hoại, nay xây lại bằng gạch.
Xứ Cựu Cốt, Bắc Biên còn chùa cổ, có tượng đồng, ngày trước là chùa chung của ba xã.
Chùa Linh Quang thôn Trung có giếng xây đá, nước trong, khi đầy khi vơi, trước đây có người nói là huyệt yểm của người phương Bắc, mạch đất chưa rõ thế nào, tất nhiên thấy rằng thời xưa đây là bờ biển nước mặn nên phải đào giếng lấy nước ngọt.
Xóm Khẩu Nhị phía tây có sông lớn, thời xưa mục đồng tắm ở sông mò được 1 pho tượng đá, dân đắp nền đất lập đền thờ rất thiêng. Người trong xóm mới xây miếu thờ. Năm Đinh hợi gặp binh hoả, cất dấu tượng trong hòm. Nay sửa lại miếu, lập bia đá cầu cúng rất thiêng.


VÕ PHIỆT

Trần Bá Nghiễm (tức Khoản) là con cả Trần Đắc Bá, khoẻ mạnh phi thường, tinh thông võ nghệ. Thời Lê Y Tông 1735 giặc nổi lên như ong. Phía đông có Nguyễn Hữu Cầu giữ Đồ Sơn. Phía tây có Nguyễn Hữu Phương cát cứ Tam Đảo. Phía nam có Vũ Đình Dung quê ở Ngân Già, Tây Chân (nay đổi là Nam Trực), đồ đảng rất đông, quan quân không làm gì nổi. Đời vua Hiển Tông Cảnh Hưng năm thứ nhất 1740, chúa Trịnh Doanh thân chinh cầm quân đốc chiến đến Vị Hoàng, Sơn Nam mộ nghĩa dũng. Ông ứng mộ theo đi đánh giặc, có công được phong đến Đô chỉ huy, đồng tri cai hãn tả hùng hữu đẳng trung tiệp, kiêm chỉ huy đội thuyền tráng tiết tướng quân Nghiễm trung hầu. Lúc đó là quan võ triều Lê phong tứ phẩm, giũ chức Thuỷ quân tứ cơ.
Người đời kể lại, ông rất giỏi múa đao. Đao của ông lười to như tàu lá chuối, cán liền bằng sắt luyện, mỗi khi mang đi phải hai người khiêng. Khi ông giải giáp về nhà làm ruộng, gia tư có hàng chục vạn. Có câu ngạn ngữ :"Đệ nhất Thiêm Kì, Đệ nhì Hãn Tả" để tả cái giàu như nước của ông. Cuối thời Lê, kho tàng trống rỗng, phải đi quyên góp các xã, xã Trà Lũ phải góp 3.000 quan tiền kẽm. Ông lấy của nhà giúp dân để nộp. Đó là việc công đức nên dân để ruộng cúng giỗ, đến nay thôn Trung đời đời thờ cúng. Con ông là Trần Đình Thạc làm Tham đốc vũ huân tướng quân, Trọng Nghĩa hầu. Cháu ông là Trần Đình Lãm làm Đô chỉ huy sứ. Chắt là Trần Nhuệ làm Cai tổng. Chút là Trần Tôn Chí, Trần Khắc Khuyên đều đỗ Tú tài.
Thiện tiểu hầu Trần Trọng Khoát là con thú ông Đắc Bá, cũng lấy võ công lập nghiệp. Con cháu ở xóm Đoài Dũng xây từ đường riêng. Cháu 4 đời là Trần Hồng làm xã trưởng hơn 20 năm. Trần Viết Khánh, Trần Quang Sáu là cháu 7 đời.
Trần Tuấn là con cháu ông Chính Giác ở xóm Nam Long, trước làm tổng trưởng, liêm khiết và cần mẫn có tiếng. Sau theo đi tiễu phỉ (giặc Bướm) được phong Hoài Viễn tướng quân, Tuấn Đức bá. Lại phong Trung Nghĩa hầu kiêm quản lục Hoành tổng binh. Con cả là Trần Hổ Kế làm tổng trưởng, bấy giờ em là Trần Vạn lại theo giặc dẫn giặc về xã cướp phá. Ông đưa trai tráng phá cầu chống giặc. Giặc bên kia bờ bắn sang. Ông vạch bụng cho giặc bắn, nhưng giặc không giám. Đối phương xin đến trần tình không đánh nhau nữa. Việc bình định và trấn an xong, quan Trấn thủ giao văn bằng cho ông về quê quán để chiêu an.
Con ông là Trần Hiệu làm Hương trưởng. Cháu là Trần Bính, chắt là Trần Văn Đạo đều đỗ Tú tài.
Nguyễn Chính Tín làm Thị hầu lực sĩ triều Lê. Ông sinh 3 con trai, con cả là Dang Lộc, con thứ là Vị Hoàng, con út là Hoa Dung. Con cả của Hoa Dung làm suất đội thiên hộ, em thứ hai Hoa Dung là Lê Vũ làm đội trưởng, em thứ ba là Bồi Thọ làm đội trưởng thiên hộ. Con cả ông Vị Hoàng là Hiển Thọ làm Thiên hộ. Con cả ông Dang Lộc tên tự là Khiêm Nhường làm Trung dũng quân doanh đội trưởng, con thứ 6 ông là Tao Lộc huý Tạo làm Tả khuông cơ thiên hộ. Ông Tạo Vũ sức khoẻ hơn người, khi cải táng thấy xương sống ông thẳng như cái cột. Con thứ 7 là Huý Luận và Huý Nhuệ làm Thị hầu bạ rồi đội trưởng kiêm tổng tri. Ông Nhuệ Vũ ở thôn Bắc làm Tiên chỉ hơn 20 năm thọ 84 tuổi. Hậu Lê Canh dần, Tây Sơn năm Quí dậu 1793 con cả ông Tạo Vũ là Trọng Siêu làm phó trung uý, con thứ Hữu Chiêm làm đội trưởng. Chắt ông Chiêm Vũ huý Bỉnh là thất phẩm đội trưởng. Con cả ông Nhuận Vũ là Liễn làm Tổng tri, con thứ là Đức làm Thiên hộ, con thứ 3 là Đồng làm Trưởng huyện đệ lĩnh Tiên chỉ thôn Bắc, cháu là Huy Nhất làm Chánh tổng, con cả Huy Hoàng làm Hương trưởng đến nay suất đội quản cơ, đất phát võ chưa hết.
Đỗ Hào là người sức khoẻ có thừa, thường kéo binh thuyền rời bến xa hơn 1 trượng rồi lấy sào tre chống nhảy phắt lên bờ. Năm đầu Gia Long 1802 ông cầm quân đánh giặc, được phong làm phó đô Hào Kiệt hầu, đóng đồn ở huyện nhà. Lúc bấy giờ ven biển giặc dã nhiều, Tổng trấn Sơn Nam là Cúc thống lĩnh binh thuyền hành quân, lấy ông làm tiền sai. Giặc mai phục ở bãi cói, chiến thuyền tiền sai đi qua, đến chiến thuyền trung quân thì trong lạch xuất hiện một thuyền nhỏ rồi bốn mặt bủa vây đông như kiến, Tổng trấn Cúc bị giết. Sau này gia nhân tố cáo ông tư thông với giặc. Ông bị bắt giải về phía bắc Hà Thành xử giảo. Khi có chiếu chỉ ngừng án để phúc tra thì không kịp, cho nên bằng sắc của ông không bị thu. Các cụ bô lão thường bảo nếu ông không bị giết thì ông là người dũng lược không thể tưởng tượng được. Nhà ông ở xóm Khẩu Nhị, người sau có lập từ đường nơi ông ở cũ. Cháu chắt của ông là Đỗ Khản, Đỗ Chính, Đỗ Trực.

DŨNG LỰC
Đấu vật là kĩ xảo của đấu sức. Ngày xưa nhà vua lấy việc đó để tuyển đô lực sĩ. Lực sĩ đóng bào vẽ rồng, có người trông thấy không giám vào đấu.
Xã ta kĩ xảo đấu vật có tiếng khắp Bắc Kỳ vì thời trước có nhiều đô lực sĩ giỏi. Người xưa kể lại, ông Trần Ba là con thứ ông Trần Đức Bá, vốn tính hào hiệp, thường đi chơi thuyền và mang theo bao vật. Thời ấy có một xã ở Bắc Ninh mở hội một tháng, không kể giàu nghèo đều góp mỗi người một thứ để treo giải. Phần thưởng chia ra nhất, nhì, ba. Địa phương có một lực sĩ tên là Ngập giữ giải nhất. Người này gia đình rất giàu có, ở đám một mình ông ta được ngồi trên bục cao, có vợ con hầu hạ. Người bốn phương đến vuốt giải, ông ta thường chỉ ra lệnh cho môn đồ ra đấu, nếu không thắng nổi thì ông ta mới ra tay. Gần đến ngày kết thúc hội mà chưa gặp được ai là đối thủ. Ông Ba nghe tin liền một mình kéo thuyền tới xin xã cho vào vuốt giải nhất. Người trong xã rất trọng vọng ông, mời ông ngồi bục đối diện với lực sĩ đang giữ giải nhất để tiếp ông. Lực sĩ bỗng bắt được con rận liền để lên án thư giết đi. Ông Ba thấy lá rụng xuống chiếu liền chép miệng thổi bay. Hai người lấy thế thắng tiếp nhau rồi vào cuộc đấu. Lực sĩ định cho môn đồ ra đấu trước, ông không ưng như thế nhưng người xem ép ông phải đấu. Ông miễn cưỡng chấp nhận ung dung ra đấu trường, dũng mãnh như hổ vồ mồi. Chưa đầy một hiệp môn đồ của lực sĩ đã bị vứt ra ngoài dóng vật. Lực sĩ nổi giận dứt đứt hàng cúc áo đứng phắt dậy. Người trong xã thấy vậy liền bảo :"Hãy khoan đã, xã ta tổ chức vui mà hai ông lấy bực bội để đấu nhau, nếu xảy ra tai nạn thì ai chịu trách nhiệm. Hai ông hãy kí giao ước rồi hãy thi đấu". Ông nói :"Người ta ai cũng có thân quyến, tôi chỉ có một mình, có mệnh hệ nào thì ai là người bảo hiểm cho tôi ?" Người trong xã trả lời :"Huynh thứ chúng tôi nhất định bảo hộ cho ông, ông nghĩ sao." Ông đáp :"Được" rồi lập tờ cam đoan. Hai người tế thần xong cùng ra sàn đấu, một người đằng đông, một người đằng tây quay mặt vào nhau. Trước tiên là động tác ra ràng như thường lệ. Sau đó là vào cuộc đấu chính thức. Hai người quấn lấy nhau ra đòn như rồng bay, phượng múa, trâu vằm, ngựa húc, lúc khoá tay, lúc giật buông... Trong một hiệp, lực sĩ thấy khó bề đọ nổi liền nằm bò bám vào rễ cây cổ thụ giữ thế. Bỗng ông thét lên một tiếng, rồi bốc cả người lực sĩ kéo theo cả gốc cây quăng ra ngoài đấu trường. Đấu trường vang dậy tiếng hò reo khen ngợi ông. Lực sĩ hổ thẹn và rất căm tức, sai người lập mưu mai phục để ám hại ông. Người trong xã báo cho ông biết, ông nói :"Tôi thắng y, hà tất lại sợ y. Xin bà con chặt cho tôi một cây cau và mang giải thưởng của làng xuống thuyền cho tôi thì không có gì cản trở cả đâu. Người làng bằng lòng giúp ông theo yêu cầu. Ông vác cây cau theo sau người làng chuyển giải thưởng xuống thuyền. Bọn phục binh trông thấy vậy sợ, phải rút lui.
Có lần ông kéo thuyền ra khơi gặp thuyền ở Nam Xương mắc cạn. Thuỷ thủ và hành khách hơn 30 người ra sức kéo đẩy mà thuyền không nhúc nhích. Gặp ông , mọi người nhờ ông giúp. Ông bảo mọi người chỉ cần làm đà cho ông mà không cần dùng sức, rồi xem ông làm. Ông ghé vai một mình đẩy thuyền ra khỏi cạn. Thế mới biết sức ông bằng mấy chục người.
Trần Đình Ngạn giũ chức Thị nội tráng tiết tướng quân chỉ huy phó sứ là người rất tài ba lại giỏi đấu vật. Khoảng năm Gia Long có khách phương Bắc đến trấn Sơn Nam. Thấy khách là người khoẻ mạnh, to lớn, giỏi võ nghệ, quan trấn thủ hỏi khách có biết đấu vật không. Khách trả lời :"Rất hay đấu vật, nhưng ở đất Nam này lấy ai có tài mà đấu ?" Quan trấn thủ giao việc đó cho Đình Ngạn. Ngạn thưa :"Mẹ tôi sinh tôi ra mặt mày sáng sủa, thân hình dài rộng thế này, xin trong ba ngày quyết thắng thua với khách". Xong ông liền đi tuyển hai người lực sĩ cùng nhau bàn bạc, phân công ngày đầu một người ra đấu chuyên tấn công vào tay phải, ngày thứ hai một người ra đấu chuyên tấn công vào tay trái, ngày thứ ba Đình Ngạn ra đấu. Quả nhiên Đình Ngạn thừa thế bốc cẳng đối phương, dùng toàn lực quật ngã đối thủ. Quan trấn rất vui mừng liền thưởng cho ông rất hậu.
Phan Mã, Phan Tượng là hai anh em. Tượng vốn tên là Ba, vì có sức khoẻ và thân hình to lớn nên nhân dân gọi là Tượng nghĩa là Voi. Mỗi khi đến đấu trường ông thường nhường cho anh là Phan Mã giữ giải nhất, còn từ giải nhì trở xuống ông thường chiếm cả. Vì vậy có kẻ ghét đầu độc giết hại hai ông. Nhân dân thường gọi hai ông là Đô Ngàn, Đô Ngựa.
Vũ Tân có sức mạnh đứng vững như núi, oai phong như hổ, thường lấy hai vai kiệu 4 người mà đi. Ông nổi tiếng đấu vật giỏi, không ai giám đấu với ông. Đám hội nào ông cũng giữ giải nhất. Thời Tự Đức tỉnh Nam Định có quan Thống chế tên là Nhật, có bữa ăn hết một con lợn và hai mâm sôi, múa thương giỏi không có ai giám làm đối thủ. Có người hỏi Thống chế :"Đại nhân có thích đấu vật không ?" Thống chế đáp :"Hay lắm !" Người đó liền đi tìm Vũ Tân đến thi đấu với Thống chế. Mới đấu được vài hiệp, Vũ Tân thừa cơ nhấc bổng Thống chế lên thả vào trong bể nước cạn trước tiền đường như đặt một em bé vào trong nôi, rồi cúi đầu vái Thống chế. Thống chế mời ông vào công đường lấy vải lụa thưởng cho ông.
Cháu ngoại ông là Phan Khánh làm đội trưởng mãn hạn về nhà. Năm Đinh hợi loạn lạc bị giặc bắt đi theo. Khi lâm trận, quan quân dùng voi đuổi giặc, giặc phải bỏ chạy. Một mình ông cầm hai thanh kiếm chém voi, voi phải co vòi bỏ chạy. Ông chuyển bại thành thắng.

DÒNG HỌ
Họ Trần : Sơ tổ có hai ngôi mộ táng ở xứ Thái Bằng, từ đường ở Lăng Nội, bên phải đình chợ, đền đài đẹp đẽ, giáp với các họ. Ngạn ngữ có câu :"Hoành Nha họ Vũ, Trà Lũ họ Trần" là nói họ Trần là họ lớn ở Trà Lũ, con cháu đi lập ấp ở Kim Sơn đông nhất. Thân hào văn võ đối với trong xã không họ nào sánh kịp, thật là rực rỡ quang vinh, từ ngàn xưa đều thế.
Họ Phạm : Mộ sơ tổ táng ở phía nam xứ Thái Bằng, từ đường trước ở Cựu Cốt, sau chuyển về xứ Lăng Nội. Họ có cờ bài Tiến sĩ, tra cứu có ông Phạm Thuần người Phú Hải Đông thời Lê đỗ Đồng Tiến sĩ. Sau con cháu chuyển sang ở xã ta, mới truy thờ được tiên tổ.
Họ Hoàng : Mộ tổ ở xứ Thái Bằng, từ đường cũng ở Lăng Nội.
Họ Lưu : Sơ tổ có 3 vị, mộ ở xã Thiên Thiện, từ đường ở xứ Hà Khẩu, trước hướng Nam, năm Duy Tân thứ 9 cải bốc xoay lại hướng Đông.
Thôn Bắc : họ Bùi, họ Vũ từ đường ở xứ Đô Tạo, họ Đỗ, họ Nguyễn từ đường ở Hà Khẩu. Họ Mai, họ Lê từ đường ở Cựu Cốt. Họ Trần đến năm Duy Tân Canh tuất 1910 mới dựng từ đường ở xứ Tiền Trì. Mộ tổ 5 họ đều táng ở phía đông bắc đầu làng, có hài cốt hay không sách vở không ghi chép, cho rằng có chôn bài đồng. Khoảng năm Tự Đức các họ xây lại phần mộ, khi đào lên thấy có mộ chí rồi thôi, không giám xét nghiệm thực hư. Họ Bùi còn có lăng khác ở xứ Khẩu Tam, họ Đỗ có lăng khác ở xứ Đường Nhất (tức xóm 5) và Đô Tạo (xóm 4), họ Nguyễn có lăng khác ở đất chùa Cảnh Linh (chùa Bắc). Mộ tổ họ Trần ở xứ Đoạn Đồng, tương truyền ông tổ đi sứ về bị bệnh chết dọc đường, hoả táng đem hài cốt về chôn, còn các mộ tổ bà đều thất lạc cả, chỉ còn ghi lại họ tên, lâu ngày thất truyền cùng với ấp lý đều thế.
Họ Vũ thôn Bắc cùng hai họ Vũ Hoành Nha và An Cư đều từ Mộ Trạch chuyển đến. Ông Vũ Công Thạnh đỗ Thám hoa nói lại như vậy.
Họ Phan : Mộ tổ ở xứ Gò Màn Thiên Thiện, từ đường ở xứ Côn Thượng. Họ Hoàng ở xứ Đường Tam (đội 10), từ đường ở xứ Thái Bằng. Họ Lê mộ tổ ở xứ Thái Bằng, từ đường ở Đường Tam. Họ Đỗ, họ Bùi, họ Khổng mộ tổ đều ở Thái Bằng, từ đường cũng ở đó.
Họ Trần có 7 chi. Thuỷ tổ huý Chính Niệm :
- 1 chi là Trần Chính Lãm, mộ táng ở phia nam Thái Bằng, có 4 chi thờ phụng.
- 1 chi là tổ Trần Phúc Thái, con cháu sau là tú tài Trần Văn Đạo, Trần Châu, Trần Bảng, Trần Thiệp, Trần Hoè, Trần Rật.
- 1 chi tổ là Trần Phúc Tể, con cháu là Trần Tiếp, Trần Mạc.
- 1 chi tổ là Trần Phú Hiền, con cháu là Trần Vị, Trần Trạch.
- 1 chi tổ là Trần Nguyên huý Chính Trung, con cháu sau này là phó lý Trần Châu, Trần Phương, Trần Nhâm, Trần Quí Công tự là Quan Cố con cháu là Trần Vịnh, Trần Chuẩn ở xóm Đông Kiều.
- 1 chi tổ là Trần Phúc Hiền, con cháu sau là Trần Điềm, Trần Tiềm.
- 1 chi tổ là Trần Phúc Thương, con cháu là Trần Oanh, Trần Oánh ở xóm Cựu Cốt.
- 1 chi tổ là Trần Cương dũng hầu, con cháu là Trần Tố, Trần Dực.
- 1 chi tổ là Trần Phúc Tín, con cháu là Trần Long, Trần Rĩnh.
- 1 chi tổ là Trần Phúc Tín ở Đông Nhuệ, con cháu là Trần Tạc, Trần Thuyết.
Một chi tiên tổ Trần Chính Giác, cháu 4 đời là An Ninh hầu, đề lãnh 4 thành, có 4 con trai. Con trưởng là An Khánh hầu, từ đường ở xóm Đông Hào, con cháu là Trần Toản, Trần Nhu, Trần Quang, Trần Diệp cùng thiên cư xuống ấp Kiên Hành, bá hộ Trần Thiêm, hương hào Trần Điềm cũng đều là con cháu. Con thứ là Khánh Lộc hầu Tráng tiết tướng quân, cao tổ từ đường ở Đông Phú, con cháu nay là Trần Sang, Trần Thư, Trần Cảnh, Trần Luận. ở xóm Đoài Dũng 1 chi tiên tổ Trần Phúc Nghiễm, con cháu nay là Trần Tích, Trần Thúc, Trần Tiếp, Trần Quyển, Trần Thuyết, Trần Đình.
Một chi tiên tổ Trần Phúc Minh, từ đường ở Đoài Ninh. Phó tổng Trần Văn Sức, phó lý Trần Tề, Trần Mại, Trần Khoan, Trần Bình đều là con cháu. Còn nhà thờ riêng ở Nam Phượng là của cai tổng Trần Trần Diển xây dựng, con cháu sau này là lý trưởng Trần Nghị, Trần Giảng, Trần Cương, Trần Vượng. Phân chi ở Cựu Cốt, có tổ chi là Trần Phúc Trà, gia phả ghi ông sống 110 tuổi, con cháu là Trần Thí, Trần Túc. Một chi ở xóm Đoài Dũng tòng đạo, có Trần Văn Long sinh 7 con trai, đến nay là đời thứ 5, đinh số trên 110 người, Trần Phát, Trần Thanh, Trần Trân làm phó lý trưởng, con cháu tốt lành, trước sau đẹp đẽ.
Một chi tiên tổ Trần Phúc Huệ mộ ở Lăng Ngoại, một mộ ở Sài Nội, từ đường ở Đông Kiều, nay con cháu là Trần Xuân, Trần Châu, Trần Thiện, Trần Khang di cư sang tổng Lạc Thiện, có chánh tổng Trần Viết Giới, lý trưởng Trần Chuân, Trần Tháo.
Một chi tiên tổ Trần Vô Vi, từ đường ở xóm Trung Mỹ, con cháu là Trần Lễ, Trần Tuynh, Trần Huỳnh, Trần Giới, Trần Phán, Trần Đạt.
Một chi tiên tổ Trần Huyền Tiên, mộ ở Đường Nhất, từ đường ở xóm Trung Thiện, con cháu là phó lý Trần Kham, Trần Khải.
Một chi tiên tổ Trần Chính Tín, con cháu là Trần Đĩnh, Trần Sâm, Trần Sứ, Trần Thuỵ. Từ đường ở Cựu Cốt. Trần Sâm chi tổ là Trần Phúc Thiện, Trần Sử chi tổ là Trần Phúc Hải đến nay là 8 đời.
Một chi tiên tổ Trần Huệ Tính đỗ Hương cống triều Lê, được thưởng thụ "Nhập nội văn chức", mộ táng ở Thái Bằng, từ đường ở Sài Nội xóm Đoài Ninh. Cháu 8 đời là Trần Bích ăn ở trung trực, con cháu phồn vinh. Cháu 9 đời là Trần Cảnh, Trần Trân, hai chi ở Kim Sơn có Trần Đạt, Trần Định là hào trưởng.
Một chi tiên tổ Trần Phúc Thực ở xóm Nam Phượng, con cháu 4 - 5 đời làm suất đội, phó lý, nay con cháu là phó lý Trần Khuê, Trần ngọc, Trần Nghị.
Họ Phạm có 5 chi, về trước chưa có gì hiển đạt. Một chi ở Thái Bằng có Phạm Lực là hương trưởng, con cháu một nhà, làm phó tổng, làm hiệp quản, làm huyện đoàn, mới ghi được như thế. Một chi ở xóm Trung Thiện có Phạm Đức Uy đỗ Tú tài là người đầu tiên đỗ đạt của họ. Một chi lập từ đường riêng ở xóm Đoài Dũng, con cháu sau là hương hào Phạm Khang.
Họ Hoàng có 6 chi, trước chưa có gì phát đạt, đến thời cận đại ở xóm Đông Nhuệ có ông Hoàng Nhu sinh 2 dòng. Cháu là Hoàng Viết Truyện làm Cai tổng, Hoàng Đức Trạch làm Phẩm đội trưởng, Hoàng Xuân Quyến làm hương hào phó lý tổng tuần được thưởng hàm làm chánh tổng. Có biệt chi sang ở huyện Kim Sơn, có Hoàng Thường đỗ Cử nhân thời Tự Đức, em là Hoàng Chấp đỗ Tú tài, con là Hoàng Xuân làm huấn đạo. Mộ tổ còn ở xã nhà. Phải chăng đất phát xuất ngoại tốt lành ?
Họ Lưu có 3 chi kế tiếp sơ tổ 4 - 5 đời đều không ghi rõ. Chi trưởng đời thứ 6 là Lưu Khương, đời thứ 7 là Lưu Vũ, đời thứ 8 là Lưu Đăng Toại, Lưu Đăng Đạo ở Đông Biên (xóm 11), con cháu là lý trưởng Lưu Đức Lệnh, Lưu Rụ, Lưu Hoàn. Một chi đời thứ 7 là Lưu Thanh, Lưu Tuỳ ở Bắc Hà (xóm 10), con cháu là hương hào Lưu Trụ, phó lý Lưu Ngọc. Chi thứ 3 đời thứ 5 là Lưu Cao, đời thứ 10 là Lưu Trọng. Lưu Khắc Vạn cũng ở xóm Bắc Hà, Lưu Ngũ, Lưu Kỳ là con cháu 13 - 14 đời.
Họ Bùi ở xóm Đường Nhất Nội (xóm 5) là một chi, ghi tiên tổ Bùi Độ đến đời thứ 4 . Bùi Trân sinh 5 người con, con trưởng Trần Vĩnh do bà Đỗ Thị sinh ra khi mới 13 tuổi cũng là một sự lạ. Đến đời thứ 6 là Bùi Phái đỗ Tú tài, anh em con cháu đều đỗ nhất nhị trường, nghiệp nhà nối dõi, nay phó lý Bùi Uông, nhị trường Bùi Tam, nhất trường Bùi Tứ, Bùi Hợp đều là con cháu về sau.
Họ Đỗ : chi lớn ở xóm Khẩu Nhị (xóm 2) từ tiên tổ Đỗ Nhân Chính đến tằng tôn Đỗ Miên sinh hạ 3 dòng. Con trưởng là Đỗ Tấn, cháu là Đỗ Cửu, Đỗ Uẩn, Đỗ Khiêm, Đỗ Cơ, Đỗ Kiệt. Con thứ là Đỗ Cải, cháu là Đỗ Tâm, Đỗ Trợ, Đỗ Luận. Con thứ 3 là Đỗ Lộc, cháu là Đỗ Thâm, Đỗ Trữ, Đỗ Hiểu, Đỗ Thiện, Đỗ Chính.
Họ Đỗ có Đỗ Tuyên là bậc tiên hiền làm cơ binh thiên hộ ở xóm Khẩu Trung (xóm 10). Từ đường họ do ông xây dựng, lại soạn bằng quốc ân sự tích họ Đỗ. Nay suất đội Đỗ Quang, Đỗ Hậu là con cháu 5 - 6 đời.
Họ Vũ chi phái rất đông. Chi ở Đường Nhất Ngoại là đông nhất, có Vũ Nhâm phủ quân sinh ra 5 con trai, mới 4 đời đã có hơn 100 đinh, con cháu nay là hương hào Vũ Dân, phó lý Vũ Ngạn, Vũ Kỳ, Vũ Phả. Theo ông Vũ Công Thạnh đỗ Thám hoa ghi lại thì họ Vũ cùng với hai họ Vũ ở Hoành Nha (Giao Tiến) và An Cư (Xuân Vinh) đều từ Mộ Trạch đến.
Họ Nguyễn chi lớn tiên tổ là Mộ Hạnh sinh 4 con trai, ngành trưởng đều ở nơi khác, ngành thứ 3 và thứ 4 ở xóm Khẩu Nhị (xóm 2). Đời thứ 4 là Nguyễn Trạch, Nguyễn Bá, Nguyễn Nghĩa sinh 3 con trai. Đời thứ 5 là Lộc Dạng sinh 7 con trai. Con cháu thịnh vượng đến nay còn phát đạt. Con cháu ở xóm Khẩu Nhị có Nguyễn Mưu, Nguyễn Đạo, Nguyễn Luật, Nguyễn Thuộc. Xóm Khẩu Tam có Nguyễn Bái, Nguyễn Đương, Nguyễn Tất Tiến, chánh quản Nguyễn Dũng Hãn đều là dòng dõi họ Nguyễn.
Họ Nguyễn lại có một chi ở xóm Cốt Nam (xóm 7) tiên tổ Nguyễn Trực Chính đến cháu 4 đời là Nguyễn Rụ là hương cán. Cháu 5 đời là Nguyễn Kỳ làm cán trưởng thôn Bắc. Cháu 6 đời là Nguyễn Tiến được phong chức đội trưởng quyền suất đội, Nguyễn Huy Viên làm hương trưởng. Cháu 7 đời là Nguyễn Hàng làm hương hào, Nguyễn Huy Toả, Nguyễn Uyển, đến Nguyễn Vực đều làm hương hào. Phó lý Nguyễn Dụng, Nguyễn Cơ, Nguyễn Kiến, Nguyễn Nghĩa, Nguyễn Khôi là cháu 8 - 9 đời.
Họ Nguyễn chi thứ ở xóm Đường Nhất (xóm 5) ghi từ tiên tổ Nguyễn Tín. Cháu 7 đời là Nguyễn Hoan được thưởng lục phẩm suất đội, Nguyễn Đỉnh làm hương trưởng. Hương hào Nguyễn Vượng, Nguyễn Đậu, Nguyễn Rụ đều là con cháu.
Họ Nguyễn tiên tổ Nguyễn Phúc Toàn người Hoàng Mai mới đến xóm Cốt Nam (xóm 7) xây lò nấu rượu. Thôn Bắc có nghề nấu rượu từ đó. Cháu 4 đời huý Hựu sinh 7 con đến nay con cháu hơn 30 người. Cháu 6 đời là Nguyễn Sỹ, Nguyễn Ấm, Nguyễn Chí.
Họ Mai cao tổ Mai Chính Tâm là họ lớn, tổ ấm ngàn cành vạn lá. Một chi trưởng sơ tổ là Mai Bính, con cháu là Mai Hưởng, Mai Tôn, Mai Ty, Mai Rĩ. Một chi tiên tổ là Mai Hồng sinh 4 người. Ngành ông Mai Xuyên sinh ra Mai Bản, Mai Châu, Mai Ngọc. Con cháu là lân trưởng Mai Cẩn, mai Chấn, Mai Quỳnh, Mai Giảng, chánh suất đội lục phẩm Mai Uông. Ngành ông Mai Tiến sinh ra xóm trưởng Mai Bầu, Mai Bầu sinh Mai Điều, Mai Điều sinh 3 người. Một ngành sinh ra Mai Liên, Mai Viên, Mai Trác, Mai Côn. Ngành thứ 2, thứ 3 dời sang Roãn Đông (Tiền Hải, Thái Bình) là Mai Tư, cai tổng Mai Viêm, Con cháu là Mai Toản, mai Thiện làm ăn giàu có.
Một chi sơ tổ Mai Nghiên, con cháu là Mai Huê, Mai Chuyên, Mai Khoan, Mai Luân, Mai Đốc ( xóm 7).
Một chi sơ tổ Mai Thông sinh Mai Cậy, Mai Đê, Mai Nhượng, con cháu là Mai Tánh, Mai Vịnh (một số chuyển cư xuống Giao Xuân).
Một chi là Mai Luận, Mai Lộc, con cháu là Mai Yêng, Mai Rục, Mai Rật, Mai Phước, Mai Xứng (xóm 7).
Một chi là Mai Luân, Mai Liễu, con cháu là Mai Lượng, Mai Tuý, Mai Nhỡ (Đô Tạo).
Một chi sơ tổ là Mai Nho, con cháu là lân trưởng Mai Tố, Mai Nghi, phó lý Mai Liễu, Mai Khởi, Mai Thị.
Một chi con cháu Mai Tạ.
Chi ngoại sơ tổ Mai Huyên ở An Cư sang lấy Mai Thị là con Mai Bầu. Con cháu là Mai Độ, Mai Cửu, suất đội thất phẩm lân trưởng Mai Thường, Mai Giai, hương hào Mai Đức Khải, phó lý Mai Toan. Đinh ngày càng đông (xóm 1).
Họ Lê một chi ở xóm Đông Biên, Tiền Trì (xóm 8 và 4) ghi chép từ ông Phúc Thiện sinh 3 con, con trưởng là Lê Luận, con thứ là Lê Thiệu, con thứ ba là Lê Nhạc. Ngành thứ đều ít đinh, chỉ có ngành trưởng cả và thứ ba là đến nay con cháu lương giáo hơn 200 người, phú quí đời đời. Chánh tổng nghị viên Lê Văn Thuần, lý trưởng Lê Mạnh Xuyến, chánh tổng Lê Dụng, phó lý Lê Sĩ Ngạc, Lê Viết Định, Lê Quân đều là con cháu đời thứ 8. Lê Chấn, Lê Hàm, Lê Bân, Lê Hội, Lê Trọng là đời thứ 9.
Một chi Lê Phúc Sinh đến Cử nhân Lê Văn Nhưng là 9 đời. Lê Bính thôn Đoài là 10 đời. Lê Chẩm ở Lạc Nam là 12 đời.
Một chi ở xóm Khẩu Nhị (xóm 2) ghi chép từ Lê Phúc Hải đến phó lý Lê Nguyên Tùng, Lê Đường là 8 đời.
Một chi xóm Khẩu Tam từ Lê Vô Vi đến Lê Truyền, Lê Vĩ là 8 đời. Con cháu kế tiếp sơ tổ 4 - 5 - 6 đời đều không được biết rõ.
Họ Trần có 4 chi thuỷ tổ là Cương Nghị. Chi trưởng Trần Phúc Thiện huý Hiền là con cả, Trần Phúc Quán là con thứ, đến Trần Công Thuận bát phẩm thư lại là 7 đời, Cử nhân tri phủ Ứng Hoà Trần Trác là 8 đời.
Chi thứ hai sơ tổ Trần Châu, con cháu là Trần Ngoan, Trần Thuyết, Trần Thân, Trần Huấn.
Chi thứ ba sơ tổ Trần Thành hương trưởng, con cháu là Trần Minh, Trần Dũng, Trần Hãn, Trần Hiển...
Chi thứ tư Trần Nhự, con cháu sau là Trần Vấn, Trần Bồi. Từ đường họ Trần xây dựng năm 1910 tại Tiền Trì.
Họ Đinh tổ là Đinh Lái từ xã Trừng Hải huyện Trực Ninh đến cư trú ở xã An Cư (nay thuộc thôn Hạ Linh, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường), đến cháu là Đinh Hảo, chắt là Đinh Huyên, Đinh Triệu, Đinh Huynh, Đinh Nhiêu, Đinh Bình, Đinh An đều chuyển sang ở xóm Khẩu Đoài (xóm 1). Mai Huyên kết hôn với người họ Mai sinh ra Mai Cửu, Mai Độ, Mai Thường, suất đội thất phẩm xóm trưởng. Con cháu là Mai Giai suất đội xóm trưởng, Mai Khải, Mai Nghiêm, Mai Liễn, Mai Thể, Mai Nghi... Các con cháu là Đinh Phúc nhất trường, Đinh Chúc, Đinh Dá, Đinh Khải, Đinh Hương. Hai họ một dòng dõi, đông đúc, đến nay 5 - 6 đời, đinh gần 100 người.
( Làng Trừng Hải huyện Trực Ninh có Đinh Kim Giám tức Đinh Văn Nhã đỗ Cử nhân Giải nguyên năm Mậu ngọ Tự Đức 1858, sang dạy học ở thôn Bắc nhà ông Lê Như Lâm, sau làm án sát Ninh Bình cũng là con cháu họ Đinh )
Họ Lại : một chi phái lúc đầu ở Nam Điền, sau chuyển cư sang Kim Sơn ở ấp Trung Quy, có Lại Đức Hợp đỗ Tú tài mở đầu khoa cử nơi đó.
Họ Lại ở Đông Biên nay tòng giáo.
Họ Phạm ở xóm Đô Tạo (xóm 4) có số đinh ít người (Phạm Quýnh).
Họ Cao ở Đường Nhất Ngoại nay phụ thuộc vào họ Bùi.
Họ Bùi : một chi ở giáp Trí Trung thôn Đoài, nay Bùi Phương làm phó tổng, Bùi Thuần là một thương gia giúp tiền của xây dựng trang ấp ở thôn ấy.
Một chi ở Nam Điền, tiên tổ Bùi Mạnh Lực, cháu 6 đời là Bùi Xuân Thưởng làm bá hộ, cháu 7 đời là Bùi Vãn làm phó tổng, cháu 8 đời là Bùi Tiên là một phú hào lớn.
Họ Đỗ một chi tiên tổ là Đỗ Nhân ở Cầu Gai, Trà Khê, Nam Chân thiên cư đến thôn Bắc , con cháu sau này là Đỗ Lộc (xóm 5), Đỗ Số, Đỗ Kế (xóm 9), nhất trường Đỗ Thận, đến nay là 6 - 7 đời.
Họ Phan từ sơ tổ 6 đời đến Phan Triều Thắng sinh trai gái 13 người, chi phái đông đúc phát đạt, Phó bảng Phan Viết Cân, phó lý Phan Duyệt, Phan Công là cháu 13 đời, phó lý Phan Ngạnh, Phan Ri là cháu 14 đời, Phan Cư, Phan Hoạt, Phan Hiệp là cháu 17 đời.
Một chi Phan Phúc Lành do ông Triều Thắng sinh hai chi. Đội trưởng Phan An, Phan Đế cùng ở thái ấp Kim Sơn, suất đội Phan Luân, Tú tài Phan Khắc Nhượng là con cháu họ Phan.
Họ Phan lại có một chi riêng, tiên tổ là Phan Đức Hậu, từ đường cũng ở xứ Côn Thượng. Tiên tổ người xã Hạ Miêu họ Nguyễn tự là Phúc Trung đến thôn Đông dạy học, lấy vợ là Hoàng Thị, con là Phúc Hải và Đức Hậu đều lấy con gái họ Phan. Đức Hậu sinh Phan Diệp, cháu là Phan Lập, Phan Tố kế tiếp làm hương trưởng, phó lý Phan Nhự, Phan Liên là cháu 5 đời, suất đội Phan Trung là 6 đời. Phan Khải sinh Phan Phan Thông, nay Phan Chín là cháu 5 đời.
Họ Lê (thôn Đông) từ sơ tổ đến 5 - 6 đời đều không rõ. Từ Lê Phúc Tín sinh 6 con trai, đến cháu 5 đời là Lê Mai thưởng thụ chánh suất đội, Lê Kinh làm lý trưởng. Cháu 6 đời là Lê Hào, Lê Cảnh, Lê Sinh kế tiếp làm lý trưởng, phó lý. Cháu 7 đời là phó lý Lê Hoè, Lê Khuê. Cháu 8 đời là phó lý Lê Cương, Lê Đất, Lê Đôn.
Họ Nguyễn (thôn Trung) tiên tổ ở Đông Hồ, Bắc Ninh. Nguyễn Kính phủ quân lấy hai vợ. Vợ cả sinh 1 trai, 1 gái. Vợ hai người Hoàng Mai. Phủ quân ở với vợ cả vì bất bình với con nên đến thôn Trung ngụ cư. Rồi đến thôn Bắc nấu rượu sinh sống. Cùng ở một làng mà hai bên không biết, qua 4 - 5 đời con cháu đông đúc, xây dựng từ đường riêng họ Nguyễn thôn Bắc phụ cùng họ Nguyễn lớn thôn Trung. Nguyễn Thổ, Nguyễn Dụng, Nguyễn Lãm, Nguyễn Thiện, Nguyễn Cường ở thôn Trung.
Họ Nguyễn thôn Bắc, Nguyễn Tấn, Nguyễn Rao đều xuất thân từ đây. Năm Duy Tân thứ 8 họ Nguyễn thôn Trung và họ Nguyễn thôn Bắc ngẫu nhiên xem gia phả mới biết là như thế. Tra lại từ hiệu, ngày kị, mồ mả rất là phù hợp mới nhận ra tông tích.
Họ Đinh thôn Trung tiên tổ Đinh Phúc Thành, từ đường ở Sài Nội, tương truyền là người Phú Nhai ở Đoài Nghĩa, nay Đinh Tuynh, Đinh Chư là 7 đời. Đinh Khiêm, Đinh Chí là 8 đời. Lạc Thiện, Kim Sơn có Lý trưởng Đinh Tư ấp Trà Lũ, Huơng trưởng Đinh Chân, Chánh tổng bá hộ Đinh Liên là 8 đời. Con cháu thịnh vượng, gốc tích từ đây.
Họ Nguyễn thôn Đông con cháu đa số theo đạo giáo, còn lại đi lương, chưa lập từ đường.
Họ Đinh thôn Đông cũng là ở Phú Nhai đến ở, tổ bà là con gái Phan Triều Thắng, đến nay đã 8 - 9 đời.
Họ Đoàn nguyên trước ở thôn Trung, một chi chuyển cư ra Nam Điền, ở đó con cháu phồn thịnh, còn ở xã ta ít đinh.
Họ Vũ thôn Đông lương giáo mươi người.


KHOA PHỔ (thi cử đỗ đạt)

Dòng họ Phan thời Tiền Lê có Phan Chính Tín phát khoa đỗ tứ trường (Hương cống). Cháu 3 đời là Phan Đình Tuấn đỗ Hương cống làm quan đến Tả hiệu uý An Sơn hầu. Năm Quang Trung thời Tây Sơn ông Phan Đăng Đệ đỗ thủ khoa, làm Tri huyện Thiên Phúc (Phú Xuyên, Hà Đông). Thời Tự Đức ông Phan Cân (tức Hân) khi thi đỗ tâu lên vua bị viết thiếu chữ Kiếm nên đọc là Cân, thi võ khoa trúng Phó bảng.
Đỗ Hinh ở xứ Hà Khẩu, năm Cảnh Hưng (1740) đỗ Hương cống. Dân làng thường thấy ông ghi kí hiệu nhan đề hai chữ Giám sinh, không rõ ông làm chức tước gì.
Xã ta họ Trần khoa mục nhiều hơn cả. Triều Nguyễn khai hoa Trần Điều (trước là Đức) năm Gia Long 1813 Quí dậu đỗ Hương cống, làm Tri huyện Việt An. Anh là Trần Đường đỗ Sinh đồ, sinh 2 con trai, sau tuyệt tự.
Trần Thường là con cháu ông Phúc Huệ ở xóm Đông Nhuệ, thời Gia Long ba lần thi đều đõ Tú tài. Ông làm quan giám học đến Giáo thụ. Ông viết chữ thảo rất đẹp. Con ông là Trần Hinh đỗ Tú tài khoa Nhâm dần Thiệu Trị (1842) lúc 21 tuổi.
Trần Nghị con cháu ông Chính Giác ở xóm Đông Nhuệ đỗ Tú tài khoa Canh thìn Minh Mệnh (1820).
Trần Nguyên huý Nghiễm là con cháu ông Phúc Minh, đỗ Sinh đồ Tú tài năm Minh Mệnh, làm Tri huyện Vĩnh Tuy và mất ở đó.
Trần Bình là cháu ông Trung Nghĩa hầu, đỗ Tú tài khoa Tân dậu Tự Đức (1861).
Trần Ngọc Liễn tự Châu ái, hiệu Tĩnh Khê là con cháu ông Trần Phúc Minh, nhà ở xóm Đoài Dũng, thời Tự Đức ba lần thi đều đỗ Tú tài. Khoa Giáp thân Kiến Phúc (1884) đỗ Cử nhân, không đi làm quan. Tiên sinh học sâu nghĩ rộng, làm văn đổi mới không theo lối cũ. Anh cả, anh thứ di cư sang Kim Sơn, một mình ông ở lại nhà cũ đọc sách dạy học, học trò có nhiều người thành đạt. Khi ông mất, con thứ của anh là Trần Mại lập tự. Cháu họ là Trần Tố cũng đỗ Tú tài.
Trần Công Tuấn : ghi là con cả Văn cung sử sĩ Trần Soạn, chắt của ông Tráng tiết tướng quân, đỗ Tú tài khoa Mậu thìn Tự Đức (1868). Con là Khắc Khuyến đỗ Tú tài khoa Giáp thân 1884, năm Đồng Khánh Bính tuất 1884 làm Tiên chỉ thôn Trung.
Trần Văn Đạo là con cả ông Trần Quyền, thời Thành Thái các khoa Bính dậu, Quí mão, Bính ngọ đều đỗ Tú tài.
Trần Lộc là con cháu ông Chính Giác, đỗ Cử nhân võ khoa canh ngọ Tự Đức.
Trần Thảo (tức Dũng) nguyên dòng Trần Thị ở thôn Trung sang ở Nam Điền, đỗ Cử nhân khoa Giáp tý Thành Thái (1900).
Phạm Đại (tức Ngạn) vì phạm quốc huý nên phải đổi tên, đỗ Tú tài khoa Nhâm dần Thiệu Trị (1841) làm Đồng tri phủ Vĩnh Tường. Ông làm quan thanh liêm giản dị. Bình sinh không mảy may lấy cái gì của dân. Một lần có người đem biếu ông 1 thúng gạo tám thơm, ông không nhận. Bà vợ nói nhỏ với ông rằng hiện nhà đã hết sạch gạo, ông mới gọi khách lại xin nhận một ít đủ bữa ăn. Khi trời rét ông giải ổ rơm ngồi làm việc. Ông mất khi đương làm việc quan. Ông rất hay làm thơ.
Xét theo thế phả thì ông là con cháu Tiến sĩ Phạm Văn Nghị đến ở thôn Trung 2 đời mới sinh ông. Nay con cháu đều đi ở ấp lý. Họ Phạm phát khoa từ ông trước, nay có Phạm Đức Uy đỗ Tú tài khoa Đinh dậu Thành Thái (1897).
Họ Bùi thôn Bắc trước chưa có khoa cử, đến Bùi Công Phái xóm Đường Nhất Nội (xóm 5) đỗ Tú tài khoa Tân dậu thời Tự Đức. Bùi Văn Tiền đỗ Cử nhân võ khoa Giáp tuất Tự Đức (1874), làm quan suất đội.
Họ Lê từ trước chưa có khoa cử, đến năm Tân mão thời Lê Cảnh Hưng có ông Lê Phi Hiển 16 tuổi đỗ Sinh đồ (tú tài). Lê Văn Nhưng đỗ Cử nhân khoa Bính tí Tự Đức (1876) lúc 21 tuổi. Ông Lê Phi Hiển hiệu là Giai Mô tiên sinh ở Đông Biên (xóm 11), con cháu phồn thịnh đến nay 4 đời, đinh 64 người, Bá hộ Lê Vãn, phó lý Lê Sĩ Ngạc là cháu chắt.
Trần Trác tự Hán Chương là con ông bát phẩm thư lại Trần Công Thuần. Tương tuyền lúc sinh thời cha ông một đêm nằm mơ thấy có một người nho sinh tự xưng là Thường Sơn cư sĩ xin ở trọ đọc sách. Vì thế khi sinh ra ông mới đặt tên là Thường. Sau mới đổi là Trác. Ông đỗ Cử nhân khoa Bính tuất Đồng Khánh (1886), làm Tri phủ ứng Hoà phủ Vân Đình, nổi tiếng là làm quan thanh liêm. Ông Cử Nhưng với ông là người cùng xóm đều sinh năm Bính thìn 1856. Ông Lê Văn Nhưng đỗ khoa Bính tí 1876 thấy ông Trác đỗ khoa Bính tuất 1886 nên mừng hai bức liễn :
Diệc kì tai, Trung chi Trần, Bắc chi Trần, đồng ấp liên khoa, Trần chi phả.
Cư hi giả, ngã ư Bính, quân ư Bính, thập niên lưỡng giải bính thìn nhân.
Nghĩa là :
Cũng lạ thay, họ Trần thôn Trung, họ Trần thôn Bắc, cùng xã họ Trần đỗ liền hai khoa.
Thật may mắn, tôi đỗ năm Bính tí, ông đỗ năm Bính tuất, hai người Bính thìn đỗ cách mười năm.

Hương lân giúp nghị cô khổ thiếu tương phù
Khoa giáp hữu duyên đề lưỡng bính
Xuất xứ thù đồ, tử sinh kim vĩnh quyết
Chủ tân vô hạ, tự đồng canh
(Làng xóm giúp đỡ tôi mồ côi từ thuở nhỏ
Đỗ đạt có duyên, tôi với ông hai người cùng tuổi Bính
Ông ra làm quan, sống chết chẳng bao lâu
Chủ và khách cùng một tuổi, công việc chẳng ai thanh nhàn)

Xét thế phả ông Trác, đến ông là 8 đời. Ông lấy đỗ đạt khởi gia, xuất tiền sửa từ đường, mua sắm đồ thờ tự. Ba năm một lần xã mở hội rước tổ họ về hội đám. Họ Trần cũng là một trong các họ lớn.
Con cả ông là Trần Mạnh Nguyên đỗ Giám sinh, con thứ ba đỗ Tú tài tân học, thật là tốt đẹp vậy.
Cựu phả xã ta có ghi nhiều sinh đồ thi hương từ thời Lê, đỗ tam trường gọi là Sinh đồ. Năm Trung Hưng học trò phải nộp ba quan tiền mới được vào thi tứ trường. Các sinh đồ đều phải nộp tiền khi trúng tuyển.

HÀO PHỔ
Phan Triều Thắng tự Như Trụ làm tổng trưởng có tiếng tăm. Thời đó ba thôn đinh điền phức tạp, thuế dịch nộp lúc nặng lúc nhẹ. Ông đã xem xét chia ra từng thành. Có người ghét ông không đồng tình đã họp kín âm mưu hại ông. Có người đánh cá đêm trú mưa sau nhà nghe được chúng bàn mưu hại ông, liền báo cho ông biết. Ông không đến họp khi chúng triệu tập, nên âm mưu của chúng không thực hiện được. Toàn xã được chia ra 5 thành : thôn Trung 2 thành, thôn Bắc 2 thành, thôn Đông 1 thành. Năm Cảnh Hưng (1740) lại chia làm 7 thành : thôn Trung và thôn Bắc 6 thành, thôn Đông 1 thành, tạp dịch vẫn để 5 như cũ. Khi ông mất, người trong họ dựng từ đường để thờ ông. Bên cạnh bàn thờ ông có thờ người đánh cá theo lời ông dặn. Thôn Đông nhớ công đức ông đến nay vẫn còn thờ. Cuối thời Tự Đức trước từ đường có cây cau lão nang mọc ra hai ngọn, rồi từ đường bị hoả tai, đấy cũng là điềm không hay.
Chắt ông là Phan Tế làm trưởng huyện vẫn giữ nề nếp của cha ông, xin giảm sưu thuế cho dân. Nhớ công ơn đó thôn Đông vẫn để ruộng thờ cúng.
Lê Đình Chuẩn là cháu ông Phúc Thiện do buôn bán mà giàu có, không ngừng làm việc thiện, thường chẩn cấp cho người nghèo khó nơi ăn chốn ở. Thời ấy có bọn cướp vài ba trăm tên đến ấp, bắt dân phải cung cấp tiền bạc lương thực. Ông xuất gia tài để nộp thay cho dân. Dân ơn ông bầu ông làm hương hậu, hàng năm để kị ông. Con ông là Lê Lãng thường gọi là Bách Lãng, vẫn nối được nghiệp làm điều lành. Con thứ ba ông Bách Lãng là Lê Ba là thổ hào làm cai tổng, có 7 con trai, 2 con gái : Con cả là Lê Uyên tự Như Lâm làm phó tổng, làm tiên chỉ thôn Bắc 30 năm, gia tư giàu có, giao thiệp rộng rãi. Khoảng năm Tự Đức thiên tai mất mùa, ông xuất tiền nhà và quyên góp thêm giúp dân cứu đói. Quan tỉnh tâu việc đó lên nhà vua, vua ban cho ông 4 chữ "Mỹ tục khả phong" treo ở đình làng. Khi ông mất, có nhiều quan lại, khoa mục phúng viếng nhiều câu đối.

XỬ SĨ
Vũ Đình Gia ở Cựu Cốt dạy học rất đông học trò. Thôn Bắc mỗi năm có lễ Kỳ phục hoặc các lễ khác đều nhờ ông thảo văn tế và ông Nguyễn Công Lý nhuận sắc.
Trần Quốc Quân văn học uyên thâm, bạn bè với ông Phan Đăng Độ cùng tuổi. Ông Độ đỗ giải nguyên thời Quang Trung, còn ông Quân không chịu thi. Gia Long năm thứ 2 và 3 (1803 - 1804) không mở khoa thi. Đến năm Đinh mão mới có khoa thi thì ông mất, lúc đó mới hơn 30 tuổi. Mọi người ai cũng tiếc tài ông.
Trần Quốc Bảo là ngành thúc ông Cử nhân Trần Ngọc Liễn, rất giỏi thơ văn. Người đời liệt ông vào hàng "Tứ kiệt ở đất Giao Thuỷ".
Bài thơ Anh hùng nghĩa dũng có câu :
Tây nhập tam phần, Tàu vũ trụ
Đông lai bách bại, Hán quân thần
(Hán Cao tổ bên tây đất Hàn lương giữ yên dân
Lại bên đông vua tôi nhà Hán trăm trận thua)
Bài Kính đức thiên thảo có câu :
Du du tam tập, kinh nguyệt cát
Thảng thốt trung vi, xuất nhị lang
(Phút chốc ba lần đánh úp quân của Nguyên Cát
Bỗng nhiên phá vây cho Đường Thế Lân vua nhà Đường)
Bài Tân cùng phụ nữ có câu :
Hàng vương không lệ xa trung tổ
Du tử khinh miêu bích thượng tân
(Tử Anh nhà Tần buộc vải trắng ngồi lên xe ra đầu hàng
Tử Anh nhẹ mình dâng nước nhà cho Hán)
Thơ của ông dùng chữ thật sâu.
Lưu Huy Hiền xóm Bắc Hà đỗ Nhị trường khoa Quí dậu Gia Long. Gia phả họ Lưu ghi ông là người có công kiến ấp xã ta.
Trần Quốc Nghị cùng Lưu Đức Hồng ở xóm Đông Biên. Lưu Công dạy học. Trần Công đọc sách đốt hương thay đèn, mắt bị đỏ, đã nhiều tuổi vẫn học nhưng thi thường phạm quy nên không đỗ. Ông mất sớm.
Bùi Thiện là em Tú tài Bùi Phái thày dạy học ông Cử Nhưng, tinh thông kinh sách, khoa Bính tí được vào tam trường thì mất. Các học trò của ông là Trần Mạo là anh Tú tài Trần nghị, Trần Phác, Đỗ Lân, Phạm Trường đều đỗ Nhị trường.
Nguyễn Hằng : phủ quân là trứ nho giỏi tướng số, 16 - 17 tuổi đã giỏi văn chương, đến kì thi thì lại mất. Các nho sĩ có liễn viếng :
Hồn kì tri, kì vô tri, trừ khước tư vưu qui hỗn độn
Sĩ hữu hạnh, hữu bất hạnh, tuỳ dư phó nhãn cảm giao du
(Vong linh ông đã biết, hay chẳng biết, ông phảng phất vẫn đi mây về gió.
Nho sĩ rõ thật may, lại không may đáng làm bạn với phó bảng thám hoa).
Ông học rất thông minh, chẳng may mất sớm, tài ông sánh với phó bảng thám hoa. Con ông là Xuân Thành sớm hôm sôi kinh nấu sử, thi đỗ nhị trường, tiếc là về sau bị điếc.
Lê Hữu Huấn, Đỗ Văn Đĩnh là bạn học thân thiết của nhau. Ông Lê cần cù đọc sách, tay không rời bút, văn chương giản dị mà hay. Hai ông đều đỗ nhị trường và đều dạy nhiều học trò. Ông Đỗ ngoài 70 tuổi dạy học không biết chán. Ông Lê 60 tuổi có bệnh lị mãn tính nhưng không vắng trường thi. Tuy khoa cử hai ông không được như ý, nhưng con cháu rất thịnh đạt, cũng là phúc của hai ông để lại.
Phạm Đức Nhuận còn nhỏ rất chăm học, khi trưởng thành các thân hữu đưa ra làm huyện đoàn. Ông rất giỏi kinh sử. 

TÔN SƯ
Nguyễn Lý người Nghi Tàm Đông Kinh (Hà Nội) thời Quang Trung đến xã ta ở khu chợ. Gặp khi xã ta tổ chức sát hạch các sĩ tử ở đình, ông thay học trò làm văn, quan giám khảo xem đến bài của ông khen ngợi gọi lên ngồi bên cạnh, ông không giám ngồi. Hỏi lai lịch không rõ ràng, liền bàn với ông Trần Ban là người trong xã nhà ở Hà Khẩu mời ông về dạy học cho con cả là Trần Đường, con thứ là Trần Đức. Hai người đều đăng khoa. Ông Hương Chấn người Thượng Nông dạy học ở thôn Trung thường đi lại chơi bời, chén thù chén tạc với ông mới biết là ông đỗ thủ khoa đời Lê. Sau ông về ở thôn Trung. Năm Gia Long ứng trúng ông đi làm đề học ở xứ Hải Đông, sau hưu quan.
Vợ kế ông người xóm Khẩu Trung, con cả là Hùng đỗ Hương cống làm Tri huyện, con thứ là Viên. Cháu chắt ông có nhiều ở xã ta. Ông giỏi nghề thuốc, có làm bài văn Tầm nguyên tính dược và nhiều thơ, văn, đối liên.
Nguyễn Túc, Vũ Mô : đều là người Phương Để, đỗ Hương cống thời Gia Long. Nguyễn Túc làm quan đến Tham tri, Vũ Mô làm quan đến Đốc học. Ông Túc dạy học ở thôn Bắc, ông Mô dạy học ở thôn Trung. Tú tài Trần Đức Hưởng, Trần Đức Bính, Bùi Văn Phái đều là học trò của các ông.
Đặng Đức Địch : tự Cửu Tuân, tước hầu, người Hành Thiện, đỗ Phó bảng khoa Kỉ dậu 1849. Lúc đầu về thôn Bắc tụ họp những người giỏi thơ văn, sau Cai tổng Lê Như Lâm mời ông về dạy học ở thôn Bắc. Có lần cả quan Đốc học Nam Định cũng về chùa tham quan và bình văn thơ. Sau ông về kinh làm quan đến Lễ bộ Thượng thư, rồi hưu quan. Cử Nhưng, Tú tài Trần Khắc Khuyến, Chánh tổng Lê Văn Tánh đều là học trò của ông. Khi Cử Nhưng đỗ Hương, ông có tặng đôi câu:
Khoa danh tảo tuế, tiêu môn đệ
Tướng khuyến hà niên uý chủ nhân
(Ít tuổi đã đỗ, người học trò ta mới năm nào cắp sách đến thọ nghiệp)
Văn bia đền miếu thôn Bắc đều là chữ ông viết. Ngày 4 - 8 âm lịch ông mất, thọ 80 tuổi.
Đinh Kim Giám : sau đổi là Đinh Văn Nhã, người Trừng Hải, huyện Trực Ninh, Cử nhân khoa Mậu ngọ Tự Đức 1858, làm quan án sát Ninh Bình, sau về hưu. Trước dạy học ở nhà ông Lê Như Lâm. Lê Văn Hoan, Lê Như Cánh đều là học trò của ông. Văn bia họ Lê là do ông viết. Khi còn làm quan ở Ninh Bình, được tin ông Lê Như Lâm mất, ông viếng đôi câu đối.
Vãn tế nga kinh, thiên lí ngoại
Truyền kinh hốt úc, thập niên tiền
( Nghe tiếng lẫy lừng ngoài nghìn dặm, chợt nhớ khi ngồi dạy học đã mười năm rồi).
Nguyễn Đàm : cư sĩ người Hà Nội dạy học ở thôn Bắc, học trò trước sau vài trăm người. Ông mất, táng tại xã ta. Thôn Bắc đưa bài vị ông thờ trong hương hiền.


THIÊN CHÚA GIÁO 

Đạo thiên chúa truyền vào nước ta, trước tiên đến Ninh Cường huyện Trực Ninh và Trà Lũ huyện Giao Thuỷ, thời Lê Trang Tông Nguyên Hoà năm thứ nhất 1553. Quốc sử nước ta đã ghi chép như thế.
Tham khảo ở xã ta, xóm Bắc Tỉnh đúng là nơi gốc truyền bá đạo. Trước đây các giám mục thường về đây trước rồi sau đó mới về Phú Nhai là xã toàn tòng. Đến nay kỉ niệm lễ quan thày, giáo hữu và con chiên đều tụ tập ở đây làm lễ hàng năm vào ngày 8 tháng 12. Xứ Đông Dương chép : Kỉ niệm thiên chúa giáng sinh đến nay là 1916 năm. Các giáo sĩ người Y Pha Nho và Tây Ban Nha đến Nam Kì vào thời Lê, đều ngụ ở Phố Hiến tỉnh Hưng Yên năm thứ nhất Nguyên Hoà cách đây 64 năm.

THÍCH TÔN
Nhà sư Đào Canh hiệu Vô Vi người Đa Ngưu, 8 tuổi đi tu, 14 tuổi lấy vợ, sinh con là Đào Phú, vợ mất lại đi tu. Ông biết làm thuốc, được vào kinh chữa bệnh, Vua cấp cho gậy độ. Sau ông trụ trì chùa thôn Trung. Năm Gia Long thứ 14 (1818) xây dựng chùa rất qui mô. Ông mất, thọ 85 tuổi, được tạc tượng thờ trong chùa.
Đào Phú : đi tu từ nhỏ, theo thày ra Hà Nội thi khoa tăng, thi đỗ được ban cho Tăng lục ti, tăng chính phú thọ nam. Sau ông lấy vợ và làm thày chùa, sinh con Kế. Đào Kế lấy người họ Trần tu ban bán thể hiệu Phổ Liên, trước ở chùa Liêu Đông, sau trụ trì chùa thôn Trung, thông minh, viết sớ hàng trăm người mà không quên tên. Tết Thượng nguyên (15 - 1 âm lịch) lễ Nhương tính, các tờ sớ đều do ông đọc thuộc lòng. Ông còn xem tướng rất hay, thọ 70 tuổi, có vẽ chân dung để lại. Gia đình ông ở thôn Trung đều đi tu hoặc làm thày cúng. Chắt là Trần Quyết trụ trì chùa Trung.
Sư ni Quang Tuệ người Cát Giả, còn nhỏ tu ở chùa Phổ Liên, sau tu chùa thôn Trung, trang hoàng Phật tượng, sửa sang gác chuông, chùa chiền nguy nga đẹp đẽ, tín đồ hoan hỉ. Nhà sư thọ hơn 70 tuổi, là một vị chân tu.
Sư Bích Liên : tự Như Thường, người Ngọc Cục (Xuân Hồng) đi tu từ nhỏ. Đời Minh Mệnh triệu các sư về làm chay, nhà sư đánh ba hồi trống thượng đồng, trúng thí được cấp gậy độ điệp. Sau sức yếu xin về trụ trì chùa Bắc, tô vẽ lại tượng, chạm trổ tinh xảo, ăn ở rất thanh cao, thích văn thơ, thường cùng văn nhân xướng hoạ.
Sư Đỗ Quang Minh : người thôn Bắc, học trò cháu nhà sư Như Thường, đi tu từ nhỏ, chuyên tâm trụ trì, không tham sung sướng, không ham sắc đẹp, tính nết hiền từ, không ai thấy người giận dữ bao giờ, mọi người gọi là vị Bồ Đề sống. Trước tu ở chùa Hoành Nha (Giao TIến), sau về chùa Bắc xây dựng lại tam quan, chùa chiền theo mẫu chùa Hà Nội, đổi gỗ xây gạch, trang hoàng đẹp đẽ như một thắng cảnh ở địa phương, tín đồ gia nhập ngày càng nhiều.
Sư Đỗ Hiệt : tự Tâm Tín người xóm Khẩu Nhị (xóm 2) còn nhỏ đã xuất gia thụ giới Thông Quang thiền sư ở chùa Trà Khê. Học thành đạt về tu chùa Thọ Vực. Nhà sư chăm lo sử sang chùa, gác chuông. Đối với gia đình quê quán, nhà sư xây từ đường thờ tiên tổ. Khi sửa gác chuông chùa Bắc, nhà sư cúng 60 quan tiền xanh, cúng đền thôn Bắc 1 đĩa to đường kính 1 thước. Xuất gia đi tu mà không quên gia bản, thật là đức cao cả vậy.

Y TÔNG
Bùi Viết Độ người thôn Trung hiểu biết rộng y học nhưng ở quê không có tiếng tăm. Khoảng năm Tự Đức ông đi thăm kinh sư, có người con gái tên là Nguyễn Thị đau tay mời ông đến chữa thuốc cho. Ông chữa khỏi. Người con gái ấy là Tôn nữ công chúa sinh ra Quận công Nguyễn Nhân Xuyên. Nhân việc này ông được tiến cử vào Y viện và làm quan đến Tả viện phán.
HIỀN PHỤ
Ân nhân Trần Thị Triệu vợ ông Trần Đức Nhân, ăn ở hiền lành, tốt bụng, thường cho người túng thiếu cơm áo, săn sóc người cô đơn, cấp xăng ván cho người chết không nơi nương tựa. Thời Gia Long, thôn Trung cải tạo đất hoang Phần Vũ làm hội chủ, bà cúng 170 quan tiền đồng. Một quan tiền đồng bằng sáu quan tiền kẽm. Sự tích của bà được ghi vào bia, con cháu đều làm hương vọng.
Vợ ông Phan Triều Thắng là bà Hoàng Thị Từ Tâm hay làm việc phúc đức, gặp khi đói kém bà cho vay mượn rất chu đáo. Một hôm bà cho người báo cho khắp thôn sáng sớm hôm sau con trai, con gái hãy mang bì, ró ra chợ mà gánh thóc. Đúng hẹn, mọi người kéo đến đông đủ, bà liền mở kho thóc của nhà cho mỗi người một gánh. Ai nấy đều vui mừng, hết lời ca tụng người đàn bà làm việc phúc đức.
Trần Thị Hoàn : vợ ông Lê Đình Chuẩn, theo đạo thiên chúa, cùng chồng làm nhiều điều thiện. Người đói thì được bà cho ăn, người chết đường được bà lo xăng ván. Bà để riêng ba gian nhà nuôi trẻ mồ côi. Tương truyền nhà bà được vàng nên giàu có trong nạn đói kém. Nhân dân ca ngợi bà là người làm điều thiện với dân.
Trần Thị Trác vợ kế ông Bùi Công Bình. Ông Bình lấy bà cả sinh Bùi Phái, lấy bà kế sinh Bùi Phương thì qua đời. Bà nuôi dưỡng hai con, rước thày về dạy học, chăm lo cày cấy, khuya sớm chăn tằm, gia đình có nề nếp. Ông Bùi Phái đỗ Tú tài coi bà như mẹ đẻ. Gia đình hoà mục, mọi người đều ca ngợi.
Lê Thị Tính lấy ông Lê Phủ Quân. Bà 40 tuổi thì chồng mất. Bà ở vậy nuôi con, hay giúp đỡ bà con thân thích. Mọi công việc trong thôn như đền, chùa, miếu, họ bà đều cúng ruộng, tiền, đồ thờ có đến hàng vạn. Bà chỉ để ruộng tiền đủ để dưỡng thiện (nuôi dưỡng và chi phí khi chết). Thôn Bắc làm bia ghi công đức bà. Thực là người trượng phu có công đức vậy.

NGHIỆT PHỤ
Vợ cả Cao Cơ Trần Đình Ngạn là người Đông Kinh (Hà Nội), còn trẻ ở nhà không ra đến ngoài. Vợ lẽ ông Ngạn sinh 2 con trai, thị bỏ thuốc độc chết một đứa. Những ngày ông Ngạn đi làm việc, thị ở nhà tư thông với người hàng xóm, làm điều bất chính. Chuyện đến tai, ông Ngạn bảo thị nếu còn làm việc gian tà thì ông không tha. Một lần ngủ với gian phu, thị hỏi :"Nếu tiết lộ thì thế nào ?" Gian phu đùa cợt trả lời là không can chi. Khi Trần Công bắt được qủa tang, thị xin lỗi, mặt như trát đất. Thật là kẻ dâm độc.
Gần đây có thị Mỗ chỉ cho vay lãi mà làm giàu. Lãi rất nặng, tâm địa lại khẩu phật tâm xà. Người ta gọi thị là mụ tai ác. Thị có ba con thường chết nạn, một cháu lại bị hủi.
Lại có vợ chồng nhà nọ cho vay nặng lãi. Đến hạn không trả được thì gộp lãi thành vốn. Lâu năm không trả được thì phải thế gia tài. Mọi người oán ghét. Thị sinh 1 trai chết non, vợ chồng mắt bị mù phải ly tán.


KHUY HÀNH
(Làm sai trái)

Lê Giai là nhà buôn lớn nhưng lại biển tiểu trong việc nuôi dưỡng mẹ. Mẹ phải đi dệt chiếu thuê để sống. Y có hai thuyền lớn chở chiếu đi bán ở Hà Nội. Cuối năm giết lợn giết gà làm cỗ khoản đãi thuỷ thủ và chân sào. Hàng xóm thấy thế bảo mẹ y rằng :"Nhà ông lái có việc mừng sao bà không về ?" Bà than rằng :"Nó chẳng mời gọi thì tôi về làm gì". Y có 2 con đều là du đãng, làm điều phi pháp. Năm phân sát giáo dân, hai con y có mưu đồ chống đối, bị phát hiện tra tấn rồi chết. Gia đình y tan nát, trắng tay, phải đi ăn xin.
KIỆN TỤNG
Lê Thế Miện phủ quân có khoa nói và tinh tường luật lệ. Vì thế năm đầu Gia Long bạn bè bầu ông làm Đồng tri phủ. Thời ấy họ Nguyễn thôn Bắc lâu đời giữ hương chính. Ông không bằng lòng, tìm vết kiện lên quan. Tiên chỉ Nguyễn Huy Đông bị trói giải lên phủ, con là Nguyễn Hổ giận lắm, bèn nhờ giặc giúp đỡ báo thù cho cha. Thế Miện cùng con cả là Thế Khiêm, con thứ là Thế Cung phải đi tị nạn ở Trung Lao. Đi đến đò Bùi Chu, chưa kịp sang sông thì quân lính giặc đuổi tới nơi. Ông nấp vào đống rơm một nhà dân. Giặc hô đuổi bắt cha con ông, chẳng may có con lợn ở vườn hoảng sợ chạy dũi vào đống rơm làm lộ cái áo xanh của ông. Chúng tóm được cha con ông. Sau Thế Khiêm được tha.
Lê Thế Miện người họ ta. Nghe cha bác nói ông thích kiện tụng, dùng lời văn rất nhẫn tâm cay độc. Ông ngang hàng với đồ nho Trần Quốc Nghị. Ông Nghị không chịu ông. Ông sinh sự đánh ông Nghị ngay ở quán hàng. Quốc Nghị làm vè kể tội tình. Ông gặp tai vạ cũng do từ đấy.
Nguyễn Hổ (tục gọi là Ba Hùm) báo thù xong chuyển vào ở Thanh Hoá. Thế Khiêm sau làm hương trưởng.
Gần đây có người thích đi kiện làm kế sinh nhai, thấy người có việc nhỏ bất bình rồi thúc giục làm đơn cho đi kiện. Xui nguyên, dục bị làm hai bên đều thiệt hại. Ta đã thấy một số người đã chết vì tranh chấp, kiện tụng mà làm điều răn vậy.
Câu vè của Quốc Nghị :
Đét mẹ chó đen, đen giữ mực
Đù cha cò trắng, trắng như vôi.

KẺ TRỘM
Bất Hựu là đồ đảng kẻ trộm thường theo dõi các thuyền buôn lớn, ban đêm bám vào thuyền ngủ. Chờ chủ thuyền ngủ say, Hựu lẻn vào khoang lấy trộm của cải, gói lại rồi chèo thuyền ra. Khi người trong thuyền biết mất trộm thì Hựu đã đi xa rồi. Sau Bất Hựu và đồ đảng theo Phan Bá Vành tham gia nhiều trận đánh. Trong một trận đánh nhau với quân triều đình, quân Vành thua to. Bị quân triều đình truy kích, Bất Hựu cùng một số nghĩa quân chạy tới ngôi miếu của Ngọ Tỉnh liền vào miếu ẩn nấp. Quan quân đuổi tới bắt được mấy người rồi sục sạo phát hiện Bất Hựu đội mũ thần, mặc áo thần ngồi trong kiệu. Bất Hựu chửi rủa quân triều đình thậm tệ, rồi bị giết. Người sau thường nói :"Gan như gan Bất Hựu" chẳng sai.
Theo gia phả nhà ông Đỗ Quần và lời thuật lại của ông xã Luận (xóm 5) thì cha con ông Đỗ Tý, Đỗ Cơ cũng ấn trong miếu. Đỗ Tý bị giết cùng Bất Hựu. Con là Đỗ Cơ bị đày đi Phú Quốc.
Sau khi bị hành hình, Bất Hựu và Đỗ Tý được nhân dân thờ tại miếu Ngọc Tỉnh.
Trần Nhâm theo phỉ bị bắt chém ở bản quán. Về sau nhiều người ở xung quanh chợ còn tưởng tượng thấy bóng Trần Nhâm vác tiền xanh ở dưới gốc cây to, hoặc hình dung xác người nằm ngang đường sau khi ông bị chém. Từ đó nơi ấy rất thiêng.

KIẾP TAI
Phan Bá Vành thường gọi là Ba Vành, người làng Minh Giám phủ Kiến Xương, có sức khoẻ phi thường, thường phóng đao giết trăm người không sót một ai. Lúc đầu Ba Vành tụ họp đồ đảng cướp bóc ở vùng biển. Xã ta có nhiều người giỏi võ đi theo Ba Vành như Nguyễn Hổ, Trần Văn Đáng tức Hai Đáng, Trần Bất Hựu, Trần Vân đã bí mật đưa quân Phan Bá Vành về đóng ở Trà Lũ, Phú Nhai, làm căn cứ chống lại quan quân nhà Nguyễn. Thế lực Ba Vành rất mạnh (1821 - 1826). Tháng 2 năm Minh Mệnh 8 (1827) triều đình sai Đô đốc Phạm Văn Lý, Tham tán Nguyễn Công Trứ đem đại quân về đánh dẹp.
Quân thuỷ bộ triều đình đóng khắp các vị trí xung yếu, mở cuộc tấn công có pháo bắn yểm trợ. Ba Vành bị bao vây bốn phía, không còn đường thoát ra biển. Quân của Ba Vành một đêm đào một con sông dài hơn 100 trượng để rút lui. Sông này nay gọi là Cát Giang ra đến Ngô Đồng, tục gọi là Cống Vành.
Binh thuyền mắc cạn, đạn pháo như mưa, Ba Vành bị thương nặng phải ấn nấp ở bãi lau sậy Ngô Đồng. Tổng trưởng Hoành Nha Lê Tuấn đi tuần bắt được đưa Ba Vành về nhà. Quân của Ba Vành tan vỡ bị bắt rất nhiều. Xã ta bị triệt hạ gần sạch vào ngày 15 tháng 2 năm Đinh hợi 1827.
Thành Thái 2 (1890) có Nguỵ Võ tụ tập hoạt động ở vùng nam huyện. Quan quân về đóng ở đình thôn Bắc, hành quân vây bắt được Nguỵ Võ ở Giáo Phòng, bắn chết ngày 16 - 2.
Thiên tai : Tự Đức 9 (1856) Bính thìn, vỡ đê Bùi Chu, tổng ta bị ngập. Các cụ già kể rằng xã ta chỉ có hai nơi cao là Thái Bằng và Cựu Cốt là không ngập. Nhân dân đến làm lều ở, đóng bè chuối đi lại.
Thành Thái 14 (1903) Quí mão, ngày 12 - 5 gió Đông Bấc thổi mạnh, đến trưa thì mây tạnh có mặt trời, bỗng nghe ngoài bể có tiếng nổ vang như sấm, bão lớn từ tây nam thổi về, cát bay mù, nhà cửa đổ như bát úp, thuyền nan 24 thước bay treo lên ngọn tre, vụ chiêm mất. Đó là một thiên tai lớn.

Viết xong ngày tháng 8 năm Khải Định thứ nhất Bính thìn 1916.

Cử nhân Lê Văn Nhưng
   Email   
    
 

Cảm nhận:

1. Cảm nhận từ: hoangthu3-1403 [Blogger] Email01.09.14@20:04
Tài liệu Văn hóa quý !

Thưa bác Trần Mỹ Giống,
Tài liệu này thật hay và quý; Không thể xem xong 1 lần, nhưng đọc dần để học hỏi thì nên.
Tôi vừa trao đổi với Thân hữu rằng ta hay nói "Làng-Nước"; Nghĩa là có LÀNG rồi mới có NƯỚC. Cũng chỉ nghe "nước loạn", chứ ít thấy nói "làng loạn" vì có chuyện gì hơi to trong làng là đã được dẹp đi ngay: "Làm gì mà loạn cả làng lên như vậy ?".
Tôi rất tâm đắc với đoạn mở đầu có tính chất "tuyên ngôn". Không biết kho tư liệu loại này có nhiều không?

Xin chia sẻ như lời cảm ơn.
Trân trọng,
Văn Đức.
1-1. Phản hồi từ: TRẦN MỸ GIỐNG [Bạn đọc] Email ·http://tranmygiong.blogtiengviet.net01.09.14@20:59
Cảm ơn bác ghé thăm. Em nguyên cán bộ địa chí thư viện Nam Định nên thường xuyên phải trả lời bạn đọc về tư liệu địa chí NĐ. Nghỉ hưu rồi mà nhiều sinh viên vẫn nhờ giúp tư liệu nên em đưa lên mạng cho nhiều người cần thì tự do tra cứu, em đỡ phải trả lời nhiều... Tác giả Lê Văn Nhưng người Trà Lũ viết trên quan điểm giai cấp phong kiến nên gọi Ba Vành là giặc, nhưng trong văn phong lại tỏ ra rất trọng phục và miêu tả như anh hùng nông dân.
Loại tài liệu này viết về Nam Định rất hiếm: Thư viện NĐ chỉ có cuốn xã chí này, và hai ba cuốn huyện chí và tỉnh chí. Có điều kiện em sẽ đưa lên mạng sau...

2. Cảm nhận từ: nguyenchunhac [Blogger] Email02.09.14@09:27
@ TMG


Thăm anh. Những công trình ghi chép như thế này thật đáng quý, anh à.