Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn xã hội. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2012

ĐÔI DÉP



ChuTrinh

 Giầy dép có lẽ đã được sáng chế ra từ rất lâu đời rồi.

Nói chuyện giầy dép chẳng khác nào nói chuyện cổ tích.Nhưng có việc gì ta nói tới hôm nay  mà người xưa chưa từng nói đến ?Vả lại nói đến những việc đại sự quan trọng khác thì thiên hạ đã bàn đi tán lại chán ra,xong rồi cũng chẳng đi đến đâu.Vậy cuối năm cứ thử nói chuyện giầy dép xem sao.

Chẳng cần nói chắc ai cũng biết khi đi chân trần trên những con đường gai góc,sỏi đá,dù là người ăn lông ở lỗ,da chân rất dầy cũng rất bất tiện,khó khăn , đau đớn và sẽ thoải mái,dễ chịu hơn nhiều khi có lót một thứ gì bên dưới bàn chân để đi.Thế là con người sáng chế ra giầy dép.

Dĩ nhiên đi kiếm những mẫu giầy dép con người sử dụng đầu tiên đến giờ cũng không dễ dàng gì mà cũng chả có gì là lý thú.Đọc truyện Tàu biết những nhân vật trong đó đi Thảo Hài chắc là kết lại  bằng cỏ hay lá cây .Hồi còn nhỏ bọn trẻ con chúng tôi cũng hay lấy mo cau chế thành dép đi chơi với nhau.Giầy dép bằng da thú vật chắc cũng đã có từ hàng ngàn năm rồi.Nhưng con nhà quê như tôi hồi còn bé, thấy các ông lấy gốc tre già đẽo thành guốc để đi,quai làm bằng vải hoặc da trâu cũng thấy hay hay.Làm quốc người ta lựa loại gỗ xốp cho nhẹ chứ không dùng loại gỗ chắc,mang rất nặng,mỏi chân lắm.

Trong dân gian có câu đố nói về Đôi Guốc Mộc như sau :

Song song hai chiếc thuyền tình
Đầu rồng đuôi phượng đóng đinh hai hàng
Một chiếc em chở năm chàng
Hai chiếc em chở mười chàng ra đi
Trách người quân tử lỗi nghì
Ăn trên ngồi trốc chẳng nghĩ gì đến em;

(Đố là cái gì?)  
  
Thế nhưng, theo sử sách đôi guốc đã xuất hiện ở Việt Nam khá sớm. Các sách cổ của Trung Quốc như Nam Việt chí, Giao Châu ký có ghi rằng Bà Triệu (ở thế kỷ III) đi guốc bằng ngà voi: "Triệu Ẩu vú dài ba thước, không lấy chồng, khi đi núi chân thường mang một loại guốc gọi là kim đề kịch" (Sách Giao Châu ký).

Ngày trước ở nông thôn, vào những ngày giá rét, phụ nữ và đàn ông khi đi dự hội hè đình đám thường đi guốc gộc tre. Guốc đi trong nhà được đẽo bằng gỗ, có mũi uốn cong cong bảo vệ ngón chân, quai dọc thì tết bằng mây chứ không phải bằng quai da đóng ngang như guốc kiểu thời cận đại. Trước kia ở Phú Yên (Nam Trung Bộ), đôi guốc bình dân là guốc do người dân quê tự đẽo lấy. Loại guốc này cao hơn đôi guốc sản xuất để bán, mũi hơi cong lên, trước mũi có dùi một lỗ thủng từ bên trên xuống, phía sau dùi hai lỗ ,quai guốc cột sợi dây, có thể dùng vải se lại, mềm, êm, cho khỏi đau chân. Guốc xỏ quai qua hai lỗ ngang, đưa tới trước, xuống lỗ phía trước, gút lại bên dưới, giống như quai dép Nhật hiện nay. Chỗ cong lên tránh cho quai không bị chà xát với đất để khỏi mau mòn, chóng đứt. Bên cạnh guốc tự đẽo, ở tỉnh này cũng đã có bán guốc gỗ dành cho đàn ông và cho phụ nữ. Guốc phụ nữ hơi eo ở chính giữa, guốc đàn ông không eo nên được gọi là guốc xuồng. Guốc sản xuất ở Phú Yên không sơn, giữ nguyên màu trắng của gỗ, thường là cây lòng mực. Còn guốc nhập từ Huế thì có sơn, hoặc sơn đều một màu, hoặc sơn hai màu (thường là màu đen và màu nâu), phía lòng bàn chân là một hình tam giác màu nhạt hơn. Chỉ những người khá giả mới đi guốc sơn. Một số nơi gọi guốc là “dỏn” nên đã có thành ngữ "Chân giày chân dỏn" chỉ sự giàu  sang ăn diện.

Cho đến năm 1940, học trò nam trường công ở tỉnh Bến Tre mặc bộ bà ba trắng, chân đi guốc.

Vào những năm 50-60, người ta đem guốc mộc được sản xuất ở làng Đơ Đồng tức Yên Xá (xã Tân triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội), ở Kẽ Giày (xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây) về số nhà 12 phố Hàng Gà, hay về phố Bạch Mai ở Hà Nội để sơn, xì hoa, sau đó mới đem đi bán. Đi guốc dưới màu xanh của những hàng cây sấu cổ thụ đã là nét đẹp một thời của thiếu nữ thủ đô:

Đường sấu lâu rồi im tiếng guốc
Xuân về, táo rụng nhớ đàn em

Guốc gỗ của các bà các cô là những tác phẩm nghệ thuật xinh xắn có lúc đã là những sản phẩm xuất khẩu được ưa chuộng.Ngày xưa các cô mặc áo dài đi quốc Dakao thì đúng là dân sành điệu rồi.Hiện nay guốc gỗ vẫn còn được một số người ái mộ.Một đôi guốc gỗ nếu có đóng đế cao su có thể thay mấy đời quai mà vẫn còn đẹp.Mấy cô nữ sinh ngày xưa đi học mặc áo dài trắng,đi guốc cao gót bây giờ vẫn là những hình ảnh đẹp hằn sâu trong tâm trí những ngưởi ở tuổi xưa nay hiếm.Có một hình ảnh không thể nào quên khi thấy cảnh một cô đi xe đạp mang guốc trật pedal,một chiếc guốc rớt ra,trong khi một chiếc xe tải vừa trờ tới cán nát chiếc guốc vừa rơi ra,cô bé mất guốc đứng nhìn ngẩn ngơ !

Ngoài ra ngày nay giầy dép còn được làm bằng nhựa dẻo hóa học nữa.Trong cuộc chiến chống Pháp và Mỹ,bộ đội cụ Hồ luôn dùng dép râu còn gọi là dép lốp hay dép Bình Trị Thiên chế từ lốp xe làm đế dép, còn quai dép thì bằng ruột xe,bền và tiện vô cùng lại dễ sửa chữa.Đi đâu cũng chỉ cần mang phòng hờ vài khúc ruột xe hơi cắt sẵn làm quai và một miếng mỏng tre cật có xẻ làm đôi một phần là yên tâm hành quân băng rừng lội suối vượt Trường Sơn !

Nhưng cũng có người than thở :

Đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ,
Mũ tai bèo che khuất nẻo tương lai.

Ngày nay tiện và lợi là thế mà chẳng còn thấy ai mang dép râu nữa,có chăng chỉ có mấy cô cậu lâu lâu hứng chí kiếm một đôi dép râu cải tiến đi vào chân để khoe với bạn model mới,nhưng cũng mau chán bỏ đi.

Trước những năm 54 và 75,giầy dép ở Việt Nam cũng đã ở mức tiến bộ không hề thua kém các nước tiến bộ khác.Có những đôi giầy đi rồi không dùng tới hàng chục năm,khi lấy ra đi trở lại vẫn láng coóng,xinh xắn như mới.Còn tại sao giầy dép lại cất đi hàng chục năm không mang ra dùng thì chỉ những ai đã sống  qua thời gian đó mới biết rõ.Vì quần áo đẹp và giầy dép sang mà ai đem ra mang thời đó là tự tố cáo mình là thành phần gì trong xã hội và cần phải theo dõi ,đánh giá !

Tôi tình cờ có làm nghề bán giầy dép một thời gian khoảng những năm 1985 và đã gặp phải những tình huống dở khóc dở cười.Lúc Việt Nam còn bị cấm vận,mấy thứ keo dán giầy dép khan hiếm ghê gớm,nên người ta đã nghiên cứu và sáng chế ra nhiều thứ keo dán mà khi đem ra dùng mãi vẫn không khô,không dính.Mấy bác thợ giầy,tay nghề cao,làm ra nhiều kiểu giầy dép khá đẹp nhưng dùng loại keo dán này làm người mua thất vọng hoàn toàn vì chỉ cần mang vào chân đi bộ khoảng vài chục mét là quai đi đàng quai và đế đi đàng đế !Thế là người mua bắt đền người bán.Thế là có màn điều đình thương lượng giữa hai bên là đem ra cậu may giầy dép may quai với đế lại,mỗi bên chịu phân nửa tiền công may.Cũng từ đó người bán luôn nhắc nhở người mua nhớ đem đi may trước khi dùng.Cũng từ đó đội ngũ những người may giầy dép trở nên đông đảo,ăn nên làm ra.

Ngày nay chất lượng keo dán tốt hơn nên cũng hạn chế bớt việc phải đem giầy dép mới tinh đi may lại,tuy vẫn còn nhiều loại giầy dép mới vừa đi đã rớt quai.

Sức sáng tạo ra những kiểu dáng giầy dép của người thợ thật vô cùng tận và nhiều người phải cố dấu kín kiểu dáng mới do mình sáng tác,phải đợi sản xuất được số lượng khá mới dám bung ra bán vì nếu không khéo, khi mặt hàng bán chạy có kẻ nhái mẫu ngay là mất ăn!

Hồi xưa tôi cứ nghĩ mỗi người chỉ cần có một vài đôi giầy dép là đủ,nhưng nghe nói bà Tổng Thống Marcos của Philipines có hàng mấy trăm đôi giầy thì tôi mới biết sự thật không phải thế.Khi làm nghề bán giầy dép tôi mới khám phá ra là các bà các cô cứ thấy giầy dép kiểu mới là mua không cần biết là họ có đi nó hay không và không cần nhớ là mình có mấy đôi trong nhà !Có người mua một lần cả chục đôi giầy dép vừa để đi vừa tặng bạn bè.

Cửa hàng tôi đông khách,vì nhà sạch và theo tập tục Viêt Nam,ai vào đều tự động để giầy dép ở ngoài và lộn xộn đã xảy ra.Đó là khách hàng đi lộn giầy dép của nhau hoặc là đi nhầm chiếc nọ chiếc kia.Thậm chí có người đi lộn giầy kiểu giống nhau cùng số nhưng có đế 5 phân và 7 phân cao thấp khác nhau .Thế mà cũng đi mất tiêu không chịu quay trở lại để đổi.Lại còn có những người bỏ lại đôi dép rẻ tiền lấy đi đôi dép đẹp đắt tiền của người khác.

Vui nhất là dịp đầu năm âm lịch các bà các cô đi lễ chùa,vào lễ Phật thì phải bỏ giầy dép ở ngoài.Cả bà Clinton vào lễ chùa ở Miến Điện cũng phải đi chân trần vào Điện thờ.Số giầy dép đẹp và toàn là mới tinh ở trước cửa điện thờ bữa tết bị mất rất nhiều;họ phải trở lại cửa hàng tôi mua đôi mới và kể chuyện lại,vừa vui vừa giận!Chả biết ở nước khác có nạn ăn cắp giầy dép ở Chùa như tại Việt Nam hay không.

Còn một chuyện vui nữa xin kể hầu quí vị,chuyện thật 100% xảy ra tại nhà ông bạn tôi.Ông này có người con làm việc trong một Lãnh Sự Quán.Ngày tết ông Lãnh sự đến thăm nhà nhân viên.Cũng tại tập quán bỏ giầy dép ngoài cửa của VN,ông này lịch sự cởi giầy vào nhà nói chuyện,khi ra về tìm hoài không thấy đôi giầy đâu(chắc là đôi giầy mắc tiền mua ở nước ngoài mang tới VN).Chủ nhà sượng mặt không biết ăn nói thế nào với khách đành kiếm đỡ một đôi dép cho ông khách quí đi về tạm.Sau này ông bạn tôi có đăng tấm bảng xin chuộc đôi giầy một cách hậu hĩnh nhưng cũng chẳng có kết quả gì.

Chuyện giầy dép nó lỉnh kỉnh như thế,chưa kể hàng giả hàng nhái,nhưng có bài thơ Đôi dép thật cảm động mời quí vị đọc lại nhân dịp cuối năm để cảm nhận chút ấm áp tình người.

Bài Thơ Đôi Dép

Bài thơ đầu anh viết tặng em
Là bài thơ anh kể về đôi dép
Khi nổi nhớ ở trong lòng da diết
Những vật tầm thường cũng viết thành thơ

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ
Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước
Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược
Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao
Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp
Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác
Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi
Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng
Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết
Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau
Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía
Dẫu bên cạnh đã có người thay thế
Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh

Đôi dép vô tri khắng khít song hành
Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối
Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội
Lối đi nào cũng có mặt cả đôi

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời
Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái
Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại
Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song
Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc
Chỉ còn một là không còn gì hết
Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia .

Nguyễn Trung Kiên

Giầy dép cứ tồn tại với con người,giúp con người vượt qua khó khăn gian khổ,làm tôn vinh dáng vẻ,điệu đà bước đi và phô bày cốt cách của người mang nó mà diễn viên Kim Cương một thời đã diễn tả trong Lá Sầu Riêng,cái kiểu lần đầu tiên của cô gái quê đi giầy cao gót,khiến ai cũng phải phì cười.Nhưng nếu có ai định dùng con người làm giầy dép để lót đường cho họ thì hậu quả sẽ như thế nào,khó có ai đoán được.Trong truyền thuyết cũng như trong cổ tích,đôi giầy của cô bé Lọ Lem hay đôi hia bảy dặm là ước mơ của con người muốn vượt qua hoàn cảnh,tìm lấy hạnh phúc mà đáng lẽ mình phải được hưởng.

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2011

Câu chuyện của một Tiến sĩ toán học Harvard University

Câu chuyện của một Tiến sĩ toán học Harvard University


Nguồn internet

"...Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường ĐH tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường ĐH này, thì những trường ĐH như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ...".

Ngọn khói bếp dài cất lên từ trên nóc ngôi nhà nông dân cũ nát gia đình tôi. Người mẹ chân thập thễnh của tôi đang nấu mì sợi cho tôi, những bột mì này có được nhờ mẹ đổi năm quả trứng gà cho hàng xóm, chân mẹ bị thương vì mấy hôm trước, để thêm tí tiền cho tôi nhập học, mẹ đẩy một xe chất đầy rau từ thôn ra thị trấn, trên đường bị trật chân.

Bưng bát mì, tôi đã khóc.

Tôi buông đũa quỳ xuống đất, xoa nắn chỗ chân sưng phồng lên to hơn cả cái bánh bao của mẹ, nước mắt rơi xuống đất... Nhà tôi ở Thiên Tân, làng Đại Hữu Đới, huyện Vũ Thanh, tôi có một người mẹ tốt nhất thế gian tên là Lý Diệm Hà.

Nhà tôi vô cùng nghèo khó.

Khi tôi ra đời, bà nội ngã bệnh ngay trên giường sưởi, tôi bốn tuổi, ông nội lại mắc bệnh hẹp khí quản và bán thân bất toại, những món nợ trong nhà lớn dần theo năm.

Khi bảy tuổi, tôi được đi học, học phí là mẹ vay người khác.

Tôi thường đi nhặt những mẩu bút chì bạn bè vứt đi, dùng dây buộc nó lên một cái que rồi viết tiếp, hoặc dùng một cái dây chun xoá sạch những cuốn vở bài tập đã viết, rồi viết lại lên đó, mẹ thương tôi đến mức, cũng có lúc đi vay vài hào của hàng xóm để mua vở và bút chì cho tôi.

Nhưng cũng có những khi mẹ vui vẻ, là khi bất kể bài kiểm tra nhỏ hay kỳ thi lớn, tôi luôn đứng đầu, toán thường được 100/100 điểm. Dưới sự khích lệ của mẹ, tôi càng học càng thấy ham thích. Tôi thực sự không hiểu trên đời còn có gì vui sướng hơn được học hành.

Chưa đi học lớp một tôi đã thông thạo cộng trừ nhân chia và phân số, số phần trăm; khi học Tiểu học tôi đã tự học để nắm vững Toán Lý Hoá của bậc Trung học Phổ thông; Khi lên trung học, thành phố Thiên Tân tổ chức kỳ thi vật lý của bậc Trung học, tôi là đứa học trò nông thôn duy nhất của cả năm huyện ngoại thành Thiên Tân được giải, một trong ba người đỗ đầu.
Tháng 6 năm đó, tôi được đặc cách vào thẳng trường Trung học số 1 danh tiếng của Thiên Tân, tôi vui sướng chạy như bay về nhà.

Nào ngờ, khi tôi báo tin vui cho cả nhà, mặt bố mẹ chất chứa toàn những đau khổ; bà nội vừa mất nửa năm, ông nội đang gần kề cái chết, nhà tôi đã mắc nợ tới hơn mười nghìn Nhân dân tệ rồi. Tôi lặng lẽ quay về bàn học, nước mắt như mưa suốt một ngày.

Đến tối, tôi nghe thấy ở ngoài nhà có tiếng ồn ào. Thì ra mẹ tôi đang định dắt con lừa con của nhà đi bán, cho tôi đi học, nhưng ba tôi không chịu.

Tiếng ồn ào làm ông nội nghe thấy, ông đang bệnh nặng, trong lúc buồn bã ông đã lìa đời.
Sau lễ an táng ông nội, nhà tôi lại mắc thêm vài nghìn tệ tiền nợ nữa. Tôi không còn dám nhắc đến việc đi học nữa, tôi cất "Giấy báo nhập học" thật kỹ vào vỏ gối, hàng ngày tôi ra đồng làm việc cùng mẹ.
Sau hai hôm, tôi và ba tôi cùng lúc phát hiện ra: con lừa con biến mất rồi.

Ba tôi sắt mặt lại, hỏi mẹ tôi: "Bà bán con lừa con rồi à? Bà bị thần kinh à? Sau này lấy gì kéo, lương thực hoa màu bà đẩy xe tay nhé, bà tự cõng nhé? Bà bán lừa một hai trăm bạc liệu cho nó học được một học kỳ hay là hai học kỳ?"

Hôm đó mẹ tôi khóc, mẹ tôi dùng một giọng rất dữ dội rất hung dữ để gào lại ba tôi:

"Con cái mình đòi đi học thì có gì sai? Nó thi lên được trường số 1 của thành phố nó là đứa duy nhất của cả huyện này đấy, tôi không thể để cho tiền đồ của nó bị lỡ dở được. Tôi sẽ dùng tay đẩy, dùng lưng vác, để cho nó đi học..."
Cầm sáu trăm tệ mẹ vừa bán lừa, tôi thật sự chỉ muốn quỳ xuống dập đầu trước mẹ. Tôi đã thích được học quá rồi, mà còn học tiếp, thì mẹ sẽ khổ sở bao nhiêu, vất vả bươn chải thêm bao nhiêu?
Mùa thu năm đó tôi quay về nhà lấy áo lạnh, thấy mặt ba tôi vàng như sáp, gầy da bọc xương đang nằm trên giường sưởi. Mẹ bình thản bảo: "Có gì đâu, bị cảm, sắp khỏi rồi". Ai ngờ, hôm sau tôi xem vỏ lọ thuốc của ba, thì thấy đó là thuốc ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.
Tôi kéo mẹ ra ngoài nhà, khóc hỏi mẹ mọi chuyện là thế nào, mẹ bảo, từ sau khi tôi đi học, ba bắt đầu đi ngoài ra máu, ngày càng nặng lên. Mẹ vay sáu nghìn tệ đưa ba lên Thiên Tân, Bắc Kinh đi khắp nơi, cuối cùng xác định là u nhu ruột bowel polyps, bác sĩ yêu cầu ba phải mổ gấp. Mẹ chuẩn bị đi vay tiền tiếp, nhưng ba kiên quyết không cho. Ông nói, bạn bè họ hàng đã vay khắp lượt rồi, chỉ vay mà không trả thì còn ai muốn cho mình vay nữa!
Hàng xóm kể với tôi: Mẹ dùng một phương pháp nguyên thuỷ và bi tráng nhất để gặt lúa mạch.
Mẹ không đủ sức gánh lúa mạch ra sân kho để tuốt hạt, mẹ cũng không có tiền thuê người giúp, mẹ bèn gặt dần, lúa mạch chín chỗ nào gặt chỗ đó, sau đó dùng xe cải tiến chở về nhà, tối đến mẹ trải một tấm vải nhựa ra sân, dùng hai tay nắm từng nắm lúa mạch đập lên một hòn đá to...
Lúa mạch trồng trên ba mẫu đất của nhà, một mình mẹ làm, mệt đến mức không đứng dậy nổi nữa thì mẹ ngồi xổm xuống cắt, đầu gối quỳ còn chảy máu, đi đường cứ cà nhắc...
Không đợi hàng xóm kể hết, tôi chạy như bay về nhà, khóc to gọi mẹ: "Mẹ, mẹ, con không thể đi học nữa đâu...". Kết quả, mẹ vẫn tống tôi lên trường.
Tiền sinh hoạt phí mỗi tháng của tôi chỉ 60 đến 80 tệ (tương đương 120-160.000 VND), thật thảm hại nếu so với những người bạn học khác mỗi tháng có 200-240 tệ. Nhưng chỉ mình tôi biết, món tiền nhỏ này mẹ tôi cũng phải tằn tiện lắm, từ ngày đầu tháng đã dành từng hào từng hào, bán từng quả trứng gà, rau xanh lấy từng đồng từng đồng, có lúc dành dụm không đủ đã phải giật tạm vài đôi chục. Mà cha tôi, em trai tôi, dường như chẳng bao giờ có thức ăn, nếu nhà ăn rau cũng chẳng dám xào mỡ, chỉ chan tí nước dưa muối ăn qua bữa.
Mẹ không muốn tôi đói, mỗi tháng mẹ chăm chỉ đi bộ hơn mười cây số mua mì tôm với giá bán buôn. Rồi mỗi cuối tháng, mẹ vất vả cõng một túi nặng lên Thiên Tân thăm tôi. Trong túi ấy ngoài những gói mì tôm ra, còn có nhiều xếp giấy loại mẹ phải đi bộ ra một xưởng in ngoài thị trấn cách nhà 6km để xin cho tôi (đó là giấy để tôi làm nháp toán), cả một chai tương cay rất to, cải bẹ muối thái sợi, và cả một cái tông đơ để cắt tóc. (Cắt tóc nam rẻ nhất Thiên Tân cũng phải 5 tệ, mẹ muốn tôi dành tiền cắt tóc để mua thêm lấy vài cái bánh bao mà ăn).
Tôi là học sinh cấp 3 duy nhất của Thiên Tân đến cả rau ở bếp ăn nhà trường cũng không mua nổi, chỉ có thể mua vài cái bánh bao, mang về ký túc ăn cùng mì sợi khô hoặc chấm với tương ớt, kẹp dưa muối để ăn qua bữa. Tôi cũng là học sinh duy nhất không có giấy kiểm tra, chỉ có thể tận dụng giấy một mặt của xưởng in để viết bài. Tôi là đứa học sinh duy nhất chưa bao giờ dùng xà phòng, khi giặt quần áo tôi thường đi nhà bếp xin ít bột kiềm nấu ăn (alkali - chất kiềm, dùng để hấp bánh bao, làm bánh nướng, làm nước sôđa) là xong. Nhưng tôi chưa bao giờ tự ti, tôi cảm thấy mẹ tôi khổ cực cả đời, như người anh hùng chống lại đói khổ, làm con của người mẹ như thế tôi rất tự hào.
Hồi mới lên Thiên Tân, tiết học tiếng Anh đầu tiên khiến tôi ù cạc. Khi mẹ lên, tôi kể cho mẹ nghe tôi sợ tiếng Anh thế nào, ai ngờ mẹ chỉ cười bảo: "Mẹ chỉ biết con là đứa trẻ con khổ cực nhất, mẹ không thích con kêu khó, vì chịu khổ được thì chả còn gì khó nữa."
Tôi hơi bị nói lắp, có người bảo, học tiếng Anh đầu tiên cần làm chủ được cái lưỡi của mình, bởi vậy tôi thường kiếm một hòn sỏi ngậm vào miệng mình, rồi gắng đọc tiếng Anh. Hòn sỏi cọ xát vào lưỡi tôi, có lúc máu chảy ra bên mép, nhưng tôi cố gắng để kiên trì.
Nửa năm trôi qua, hòn sỏi nhỏ đã bị mài tròn đi, lưỡi tôi cũng đã nhẵn, tiếng Anh đã thành người giỏi thứ 3 của lớp.
Tôi vô cùng cảm ơn mẹ, lời mẹ khích lệ tôi vượt qua khó khăn lớn trong học tập.
lần đầu tiên tôi được tham gia cuộc thi Olympic tri thức toàn quốc khu vực Thiên Tân, đoạt giải Nhất môn Vật lý và giải Nhì môn Toán học, tôi được đại diện Thiên Tân đi Hàng Châu tham gia Cuộc thi Olympic toàn Trung quốc môn Vật lý.
"Đoạt lấy chiếc Cup giải Nhất toàn Trung quốc tặng mẹ, rồi lên đường dự Olympic Vật lý Thế giới!" Tôi không ngăn được nỗi khao khát trong lòng, tôi viết thư báo cho mẹ tin vui và mơ ước của tôi.
Kết quả, tôi chỉ được giải Nhì, tôi nằm vật ra giường, không ăn không uống.
Dù tôi là người đạt thành tích cao nhất trong đoàn Thiên Tân đi thi, nhưng nếu tính cả những khốn khổ của mẹ tôi vào, thì thành tích này không xứng đáng!
Tôi về trường, các thầy ngồi phân tích nguyên nhân thất bại cho tôi thấy: Tôi những muốn phát triển toàn diện cả Toán Lý Hoá, những mục tiêu của tôi quá nhiều nên sức lực tinh thần tôi phải phân tán rộng. Nếu giờ tôi chỉ chọn một mục tiêu trước mắt là kỳ thi Toán, nhất định tôi thắng.
Tôi cuối cùng đã giành chiến thắng tại kỳ thi Olympic Toán toàn Trung Quốc với điểm số tuyệt đối, lọt vào đội tuyển Quốc gia, cả mười kỳ thi kiểm tra ở đội tuyển tôi đều là người đứng đầu. Với thành tích đó, tôi được sang Argentina tham gia kỳ thi Olympic Toán quốc tế.
Nộp xong phí báo danh, tôi gói những sách vở cần chuẩn bị và tương đậu cay của mẹ lại, chuẩn bị lên đường.
Giáo viên chủ nhiệm và thầy giáo dạy Toán thấy tôi vẫn mặc bộ quần áo thải của người khác cho, những thứ áo quần màu sắc chả đâu vào đâu, kích cỡ khác nhau, bèn mở tủ áo của tôi ra, chỉ vào những áo trấn thủ vá, những áo bông tay đã phải nối hai lần, vạt đã phải chắp ba phân, hỏi tôi:
"Kim Bằng, đây là tất cả quần áo của em ư?"
Tôi chả biết nói sao, vội đáp: "Thầy ơi, em không sợ người khác chê cười! Mẹ em thường bảo, Phúc Hữu Thi Thư Khí Tự Hoa - trong lòng có sách vở tất mặt mũi sáng sủa, em mặc những thứ đồ này đi Mỹ gặp tổng thống Clintơn em cũng chẳng thấy ngượng."
Olympic Toán học Thế giới lần thứ 38 chính thức khai mạc.
Chúng tôi thi liên tục suốt năm tiếng rưỡi, từ 8 giờ 30 phút sáng tới 2h chiều. Ngày hôm sau công bố kết quả, đầu tiên công bố Huy chương Đồng, tôi không muốn nghe thấy tên mình; Sau đó công bố Huy chương Bạc, cuối cùng, công bố Huy chương Vàng, người đầu tiên, người thứ hai, người thứ ba là tôi.
Tôi khóc lên vì sung sướng, trong lòng tự nói: "Mẹ ơi, con mẹ thành công rồi!"
Tin tôi và một người bạn nữa đoạt Huy chương Vàng kỳ thi Olympic Toán học ngay chiều hôm đó đã được Đài phát thanh Nhân dân Trung ương TQ và Đài truyền hình Trung ương TQ đưa. Ngày 1/8, chúng tôi vinh quang trở về, lễ đón long trọng được Hiệp hội khoa học Trung Quốc và Hội Toán học TQ tổ chức. Khi đó, tôi muốn về nhà, tôi muốn sớm gặp mẹ, tôi muốn chính tay tôi đeo tấm huy chương vàng chói lọi lên cổ mẹ...
Hơn mười giờ đêm tối hôm đó, tôi cuối cùng đã đội trời đêm về đến nhà. Người mở cửa là ba tôi, nhưng người một tay ôm chặt lấy tôi vào ngực trước lại chính là mẹ tôi.
Dưới trời sao vằng vặc, mẹ tôi ôm tôi rất chặt...
Tôi lấy tấm huy chương vàng đeo lên cổ mẹ, khóc một cách nhẹ nhõm và sung sướng.
Trường Trung học số Một của Thiên Tân chật ních người, mẹ được ngồi lên bàn Chủ tịch danh dự cùng với các quan chức Cục giáo dục Thiên Tân và các giáo sư toán học hàng đầu. Hôm đó, tôi đã phát biểu thế này:
"Tôi muốn dùng cả sự sống của tôi để cảm tạ một người, là người mẹ đã sinh và nuôi nấng tôi. Mẹ tôi là một người phụ nữ nông dân bình thường, nhưng những đạo lý mẹ dạy tôi nên người đã khích lệ tôi cả đời. Năm tôi học lớp 10, tôi muốn mua cuốn sách "Đại từ điển Anh-Trung" để học tiếng Anh, mẹ tôi không có tiền, nhưng mẹ vẫn nghĩ cách giúp tôi.
Sau bữa cơm sáng, mẹ tôi mượn một chiếc xe cải tiến, chất một xe rau cải trắng, hai mẹ con tôi đẩy ra chợ huyện cách hơn bốn mươi km bán rau. Đến được chợ đã gần trưa, buổi sáng đó tôi và mẹ chỉ ăn hai bát cháo ngô nấu với khoai lang đỏ, lúc đó bụng đói cồn cào, chỉ mong có ai tới mua cho cả xe rau ngay. Nhưng mẹ vẫn nhẫn nại mặc cả từng bó, cuối cùng bán với giá 1 hào một cân. Hai trăm cân rau đáng lẽ 21 tệ, nhưng người mua chỉ trả 20 tệ.
Có tiền rồi tôi muốn ăn cơm, nhưng mẹ bảo nên đi mua sách trước, đó là việc chính của ngày hôm nay. Chúng tôi đến hiệu sách hỏi, giá sách là 18 tệ 2 hào 5 xu, mua sách rồi còn lại 1 tệ 7 hào 5 xu. Nhưng mẹ chỉ cho tôi 7 hào rưỡi đi mua hai cái bánh bột nướng, một tệ kia còn phải cất đi để dành cho tôi làm học phí. Tuy ăn hết hai cái bánh nướng, nhưng đi bộ tiếp 40km về nhà, tôi vẫn đói tới mức hoa mắt chóng mặt, lúc này tôi mới nhớ ra tôi đã quên không phần cho mẹ ăn một miếng bánh nướng nào, mẹ tôi chịu đói cả ngày, vì tôi mà kéo xe suốt 80km đường xa.
Tôi hối hận tới mức chỉ muốn tát cho mình một cái, nhưng mẹ tôi chỉ bảo: "Mẹ ít văn hoá, nhưng mẹ nhớ khi nhỏ được thầy giáo dạy là, Golgi có nói một câu: Nghèo đói là trường đại học tốt nhất. Nếu con có thể tốt nghiệp trường đại học này, thì những trường đại học như Thiên Tân, Bắc Kinh con chắc chắn đều đỗ."
Khi mẹ nói thế mẹ không nhìn tôi, mẹ nhìn ra con đường đất xa xôi, cứ như thể con đường đất đó có thể thông tới tận Thiên Tân, đi thẳng tới Bắc Kinh.
Tôi nghe mẹ bảo thế, tôi không thấy đói nữa, chân tôi không mỏi nữa..
Nếu nghèo đói là trường đại học tốt nhất, thì tôi muốn nói rằng, người mẹ nông dân của tôi chính là người thầy giáo giỏi nhất của đời tôi."

Dưới khán đài, không biết có bao nhiêu đôi mắt đã ướt đẫm, tôi quay về phía người mẹ tóc hoa râm của tôi, cúi người xuống kính cẩn...

Thứ Năm, 28 tháng 7, 2011

Biết Đâu Là Khởi Điểm Cuộc Rong Chơi

BIẾT ĐÂU LÀ KHỞI ĐIỂM CUỘC RONG CHƠI


Bài này ngoài chuyện thảo luận gia đình vói nhau còn là kinh nghiệm để xử lý mỗi khi chúng ta gặp tình huống này
Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đa. Ông Hàn bình tinh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đanh đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:
“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cung chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”
Ông anh vợ cùng bối rối nói:
“Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó chứ họ có ép mình đâu?”
Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:
“Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm đuợc từ 40% đến 60% toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cung không muốn phung phí.”
Bà vợ thét lên:
“Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình đuợc, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ noi khác đua tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”
Ông Hàn cuời hề hề, chậm rải trả lời:
“Giả mạo làm sao đuợc? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cộng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cung không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho đuợc nhiều tiền lời càng tốt. Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua đuợc hòm đúng giá, thì nguời bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không đuợc từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho nguời chết do thân nhân mua và đem đến. Truờng hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt. Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”
“Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm đuợc giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu ?”
“ Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo đuợc?”
Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn. Một bà chị vợ gay gắt:
“Có phải vì không là mẹ ruột, nên cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”
Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”
Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:
“Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Truớc Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This) đi, để biết.”
Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”
Ông Hàn chầm chậm nói:
“Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đẩy ông đi xa. Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”
Ngưng một lát, uống hớp nuớc xong, ông Hàn nói tiếp:
“Tác giả viết thêm rằng, nguời ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. Tang quyến mệt quá, và nghi rằng nguời chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng. Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, đã là phuớc cho tang chủ lắm.”
Ông Hàn cuời, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, truờng hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ rằng mình thương nguời quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”
Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”
“Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có nguời hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có nguời không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép. Nguời ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%. Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ.
Có thế mới ra giá cao đuợc. Có thể tuởng tuợng đuợc không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô.
Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tuợng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Nguời ta ngại, không dám hỏi về những biếu tuợng thiêng liêng nầy.”
Ông Hàn đua tờ báo cho mọi nguời và thúc hối : “Đọc đi, mọi nguời đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho nguời khác làm, đừng cản trở”.
Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy truớc đây làm việc cho nhà quàn, bà là truởng giám đốc tang lễ, nay đa về huu. Ông Hàn nhu bắt đuợc của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, huớng dẫn dể làm sao giảm thiểu đuợc chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cuời. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:
“ Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thuờng cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”
Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đang hoàng, uy tín, nhưng họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho co sở kinh doanh của họ. Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thuờng trong việc kinh doanh kiếm lời. Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phuớc thiện.”
Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc huớng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”
Bà Kim cuời : “ Có lẽ ai cũng tuởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lắm. Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong nguời ra và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho nguời chết, áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra noi chôn, đât chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm, đăng cáo phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng.
Chưa kinh nghiệm thì tuởng chỉ có mua hòm và đất chôn là xong. Cọng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”
Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?” “Còn tùy cách lựa chọn, thuờng thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua đuợc. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức ruờm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. Thân nhân có thể làm lễ tuởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Nguời quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ tổ chức tang lễ đơn giản cho nguời quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”
Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ nguời ta nghị dị, chê cuời? Thiên hạ tuởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc nguời ta chê mình nghèo?”
Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là uớc nguyện của nguời quá cố. Biết họ muốn gì, và mình làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đinh. Nhiều nguời chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi nguời, làm sẵn di chúc, viết rõ các uớc muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. Chuẩn bị truớc khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và hợp với khả năng tài chánh sẵn có.
Đừng để gánh nặng đè lên vai nguời còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều nguời quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẽ muốn thế nầy, nguời muốn thế kia, gây gổ nhau.
Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cuời. Nếu những nguời có đủ tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . Bà nội tôi ngày truớc, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm nguời khóc muớn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần một năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”
Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”
“Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những nguời bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều nguời Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự. Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức ruờm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tuởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến nguời quá cố trong không khí vui vẻ, bình thuờng.
Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi nguời lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”
Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, nguời Việt mình bắt chuớc Mỹ, trưng bày mặt nguời chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối truớc khi đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét.
Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng.
Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày nguời chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu, mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. Nhất là nhiều nguời bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi muờng tuợng ra đôi mắt sáng, nụ cuời như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được.
Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít truờng hợp, thấy mặt nguời chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những truờng hợp nguời chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”
Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì nguời trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên nguời chết không được đẹp”
Bà Kim cuời lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới.
Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của nguời Mỹ cũng trưng bày mặt nguời chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những nguời đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”
Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho nguời chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy nguời ta còn dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thuớc, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng.
Rồi cắt trong nuớu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm duới lại với nhau trong vị trí bình thuờng, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau. Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đăp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thuờng. Cắt tóc, cạo hay tiả râu lại cho đẹp.
Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”
Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, duợng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ.
Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”
Bà Kim cuời: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đên lò thiêu, tang lể làm tại nhà, không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác nhu tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thuờng phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”
Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có nguời nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm duới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mun ra, thì có khó chịu hơn không?
Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất vĩnh viễn, thì thuờng là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình.
Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đầy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật.
Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài ba trăm năm.
Ngày nay tại Mỹ, nguòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác. Các xứ khan hiếm đất đai như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại việc chôn duới đất.Theo thống kê năm 2009, thì muời tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon 69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont 65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”
Bà Hàn xen vào: “Nguời theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”
Bà Kim cuời và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Sáu tuyên bố việc hoả thiêu là không trái với Giáo Luật vào năm 1963 và ba năm sau, các linh mục được phép làm lễ cho các đám tang hoả thiêu, thì việc hỏa táng được phát triển rất mau.
Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đao Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “ đất bụi trở về lại với đất bụi được”
Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói : “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một nguời bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hồi. Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác.
Tuởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “ Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách muớp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.”
Khi đi ra ngoài, anh bạn nói: “ Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.”
Thời đó, mới đến Mỹ, nguời nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chua đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Việt Nam, tiền đau mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay nguời ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?”
Bà Kim ăn bánh, uống nuớc, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, nguời ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày nguời có học thức cao càng đông đảo hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận xem như bình thuờng, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho nguời còn sống, giáo luật không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”
Một nguời khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều nguời già mua truớc toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua truớc đó, có thật không, và có lợi hại gì không?”
Bà Kim gật gù: “Mua truớc toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”
Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua truớc, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”
Bà Kim cuời khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thuờng, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhuợng cho nguời khác được. Mua truớc cũng có cái lợi, là phí tổn khỏi phài tăng theo thời giá.”
Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ.
Cả gia đình bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, nguời muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức ruờm rà. Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi nguời và nói với giọng run run đầy nuớc mắt:
“ Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thuờng như mọi nguời. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư :
“...Sau nấy mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Duong, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”
Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa lá thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.
Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế uớc hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cộng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.
Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhõm. /.
Tràm Cà Mau

Thứ Ba, 12 tháng 10, 2010

HIỂU ĐỜI

HIỂU ĐỜI




Trinh giới thiệu



Người nào nói hiểu đời là họ đã từng sống và trải nghiệm cuộc sống một cách đớn đau,cay đắng hoặc ít ra thì cũng đã từng quan sát nó kỹ càng qua năm tháng.Chẳng hạn những lúc gặp gỡ những người quen biết từng trải được họ kể cho nghe kinh nghiệm bản thân,gia đình họ.



Nhưng ĐỜI là một lãnh vực mênh mông.Đời sống xã hội,đời sống quốc gia,đời sống quốc tế và đời sống gia đình,cá nhân làm sao có ai hiểu cho hết được,làm sao nói cho hết được.Ở đây chỉ có thể nói đến những trải nghiệm cá nhân nhìn vào bản thân và những người gần gũi,kề cận thì cũng đã là quá nhiều điều để tìm hiểu rồi; lại phần lớn là những điều cay đắng hơn là ngọt ngào,nhất là khi người ta ở tuổi về chiều.



Có nhiều người than phiền sau khi về hưu,mất hết bổng lộc,uy quyền,cảm thấy hụt hẫng.Những người khác thì than phiền con cháu không săn sóc chu đáo mình khi yếu đau bệnh hoạn.Những người khác thì trách con cháu chỉ chú ý vào phần gia tài để lại khi mình qua đời mà không quan tâm tới tâm tư tình cảm của các bậc sinh thành.Những băn khoăn lo nghĩ đó làm cho chúng ta phải dằn vặt,buồn bã,không thanh thản lúc tuổi già.



Tôi tình cờ thấy một bài viết nói lên rất nhiều điều của một người mà được gán cho cái tên Chu Dung Cơ,chẳng biết thật hay giả nhưng xin mạn phép tác giả giới thiệu với các vị,nhất là người lớn tuổi ,đọc để có một khái niệm thoáng về cuộc đời,để những ngày cuối của chúng ta không thấy bận tâm về những phiền muộn mà mình thường gặp phải.Nguyên văn bài viết đó như sau:



“Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.


Qua một ngày mất một ngày.


Qua một ngày vui một ngày.


Vui một ngày lãi một ngày.




Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.




Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.




“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc, cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.




Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.


Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.


Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.


Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.


Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.


Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.




Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.


Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.


Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.(Nếu không có tiền thì cậy vào đâu?Xã hội chăng?)


Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.


Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).


Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.


Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.


Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.


Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.


Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.


Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.


Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.


Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống…).


Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh).


Người khôn phòng bệnh, chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.


Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh… Tất cả đều là muộn.


Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.


Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.


“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.


Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.


Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.


Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.


Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tìm lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già.


Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.


Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu chấm hết thật tròn.”/-

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Đi Bệnh Viện

(Bài tìm thấy trên mạng để bà con rút kinh nghiệm)

Những bài học đầu tiên


Mẹ tôi khám bệnh, bác sĩ chẩn đoán bị ung thư. Tin đó đến khiến cả gia đình bàng hoàng. Cả nhà cuống cuồng chuẩn bị mọi đồ dùng cần thiết để đưa mẹ lên Hà Nội nhập viện. Hàng xóm cũng kéo sang nhắc nhở dặn dò. Chuẩn bị kỹ thế nhưng khi vào viện tôi mới hiểu thực sự mình biết quá ít về thế giới bệnh viện và phải học rất nhiều những bài học... đầu tiên.

Ngày đầu tiên vào làm thủ tục để nhập viện. Cứ nghĩ đến cảnh phải chen chúc xếp hàng chờ đợi là tôi thấy ngán ngẩm. Nhờ người quen giới thiệu, tôi gặp một y tá, đưa tiền nhờ cô làm giúp các thủ tục cho nhanh. Tưởng thế là xong nên tôi đứng ngoài để cô y tá đưa mẹ vào trong phòng nhờ người lấy máu đem đi xét nghiệm. Nhưng chỉ mấy phút sau thấy một cô chạy ra, gắt gỏng với người y tá mà tôi nhờ giúp: “Bà ấy chả biết gì cả”. Cô kia liền rỉ tai tôi đưa cho chị đó 50.000đ. Một lúc sau, mẹ đi ra, mắt rớm lệ kể rằng cô y tá đó nói với mẹ đây là “tôi làm giúp thôi nhé” rồi cô ta quay ngoắt đi và mắng bà chẳng biết gì. Lúc đấy tôi mới hiểu cô ta nói “tôi làm giúp thôi nhé” có ý nhắc nhở bồi dưỡng nhưng mẹ tôi lại không hiểu.
Thật tội cho mẹ, đang buồn lo vì bệnh nên dễ tủi thân. Và tôi hiểu khi vào viện mình cần phải học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để mẹ không bị gắt gỏng.

Đổi tiền lẻ

Tôi ngồi cùng một chị cũng đang chờ làm thủ tục ra viện cho người thân. Tranh thủ, tôi hỏi chị luôn một số “đường đi nước bước” trong bệnh viện. Chị bảo tôi trước khi vào đây chị đã phải đổi rất nhiều tiền lẻ loại 10 ngàn, 20 ngàn và 50 ngàn. Ngạc nhiên tôi hỏi để làm gì. Chị giải thích để mỗi lần y tá tiêm hay thay băng thì nhét vào túi họ chứ không họ làm đau lắm. Tiêm thì nhét 10 ngàn, thay băng thì 20 ngàn, cứ thế mà làm. Chị ấy từng chứng kiến y tá khi thay băng giật soàn soạt khiến người bệnh đau chảy nước mắt mà không dám nói gì. Chị bảo đấy là luật bất thành văn ở đây, em phải biết để theo, không thì đau đớn người nhà của mình. Thậm chí cần xin bộ đồ mới hoặc drap trải giường thì cũng nên đút tiền cho nhanh.

Cuối cùng cũng làm xong thủ tục nhập viện sau những câu trả lời nhát gừng và thái độ lạnh lùng của mấy nhân viên hành chính, tôi đưa mẹ về phòng để chờ ngày phẫu thuật. Phòng chỉ có bốn cái giường thôi nhưng đến hơn chục bệnh nhân, cứ ba người thậm chí có lúc cao điểm lên tới bốn người một giường. Bệnh nhân nào mới phẫu thuật hoặc sức khoẻ quá yếu thì được ưu tiên nằm trên giường còn những bệnh nhân khác thì phải tự thu xếp hoặc trải chiếu ngủ dưới sàn nhà hoặc ghế bố. Thấy cảnh đông đúc, chen chúc, tôi sang hành chính xin đăng ký phòng dịch vụ. Anh nhân viên mặt lạnh như tiền bảo tôi đứng chờ rồi cắm cúi ghi chép. Một lúc sau anh ta mới ngước mắt lên nhìn tôi một lúc rồi bảo đông lắm, phải đợi, có thì gọi. Tôi định hỏi thêm nhưng thấy anh ta lại cúi xuống quyển sổ. Khi nghe tôi kể lại, một bác nằm ở giường bên quay sang hỏi: “Cháu có đưa tiền cho anh ta không?” Tôi ngạc nhiên vì mình đăng ký phòng dịch vụ sẽ trả tiền sao còn phải “hối lộ”. Mọi người trong phòng đều cười. Tôi quay lại phòng hành chính, nói lại nguyện vọng với anh nhân viên lúc nãy và dúi vào túi anh ta 200 ngàn rồi đứng chờ. Anh ta liếc vào túi rồi cười bảo tôi, cứ về phòng cũ, chiều anh ta sẽ cho chuyển phòng. Mà đúng là mẹ tôi được chuyển phòng thật.

Đồng tiền đi trước

Thấy tôi than phiền bất bình nhiều chuyện, mọi người đều an ủi “luật” ở đây nó thế, đã vào viện thì phải chấp nhận. Người đi trước chỉ lại kinh nghiệm cho người đi sau phải biết mà theo, không làm thế có khi lại thiệt đến người thân của mình. Và mọi người đã không ngần ngại chia sẻ hết mọi kinh nghiệm với tôi. Ngoài việc vào bệnh viện phải trữ nhiều tiền lẻ thì vào đây phải có sẵn nhiều phong bì vì sẽ sử dụng thường xuyên. Đúng là có cầu thì sẽ có cung, thảo nào tôi thấy ngoài cổng bệnh viện, cô bán cam bán nho hay người bán hàng nước ai cũng có thêm một tập phong bì dày treo trước đầu xe hay trên gánh hàng để bán thêm. Và họ nói không sai, ngay hôm đó, tôi đã có việc cần dùng đến ngay.

Khi mẹ tôi vào viện, cũng may có một người quen thân với một bác sĩ trong viện nên đã nhờ gửi gắm. Anh bác sĩ này đã bảo tôi là nên nhờ ông bác sĩ giỏi nhất của khoa đó mổ thì sẽ yên tâm hơn. Và kết quả càng tốt thì việc điều trị hoá chất sau này càng thuận lợi. Anh bày tôi nên bỏ phong bì 2 triệu, ghi tên bệnh nhân và số phòng ở bên ngoài rồi đưa cho ông bác sĩ đó. Tôi làm theo, lên gặp ông bác sĩ kia, nói nguyện vọng và để phong bì lại trên bàn. Ông bác sĩ lạnh lùng nhìn tôi và bảo cứ về chờ rồi phòng hành chính sẽ xếp lịch sau. Chưa có gì chắc chắn nhưng đành phải chấp nhận chờ. Về phòng nói chuyện với mọi người mới biết không chỉ mình mà rất nhiều người khác vì muốn được bác sĩ đó mổ nên phải đưa phong bì. Người đưa 2 triệu, người đưa 3 triệu. Chỉ tội những người hoàn cảnh quá khó khăn, nên đành phải chấp nhận, mặc cho số phận mình theo sự sắp xếp ngoài chỉ dẫn của đồng tiền.

Trước ngày mẹ tôi lên bàn mổ, qua kinh nghiệm học được từ những bệnh nhân đã mổ trước đó, tôi bỏ vào phong bì 1 triệu gọi là tiền bồi dưỡng cho êkíp mổ. Tôi nhét chiếc phong bì vào túi mẹ và dặn dò lúc vào bàn mổ, khi cô y tá cởi áo giúp thì đưa và nói bồi dưỡng cho êkíp mổ. Mẹ vào phòng mổ rồi mà tôi cứ lo ngay ngáy, không biết trong lúc hồi hộp lo lắng cho ca mổ, mẹ có quên không. Và nếu mẹ quên thì không biết có vì thế mà bị đối xử khác không. Nhưng mọi người trấn an tôi cứ yên tâm, vì nếu có quên, thì y tá cũng sẽ có cách nhắc khéo. Nghe thế, tôi mới thấy tạm yên và hồi hộp chờ ca mổ hoàn thành.



Trung Hoàng (ghi,còn tiếp)